có thể dẫn đến cái kết nào?
Ha Tran on Thứ Hai, ngày 14 tháng 12 năm 2015
Tuần qua, mạng xã hội lan truyền khá rộng loạt bài của “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” tấn công quyết liệt ông Nguyễn Công Khế - nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên. Đã kéo dài đến 4 kỳ, loạt bài này đang gân hiệu ứng xã hội với việc đề cập chi tiết những vụ việc ông Khế chiếm đoạt tập đoàn báo Thanh Niên ra sao, chiếm dụng vốn của phóng viên công chức báo Thanh Niên trong dự án nhà ở như thế nào…, và còn hứa hẹn sẽ đi tiếp về vấn đề “lịch sử” của ông Khế.
Có lẽ đây là lần đầu tiên, người được xem là “trùm báo chí” ở Việt Nam như Nguyễn Công Khế mới nhận thức được về báo chí là con dao hai lưỡi như thế nào. Nhưng vào lúc này, sự thể đã không còn nằm trong tay ông Khế, mà có vẻ tùy thuộc vào một thế lực chính trị nào đó, với bức bình phong “Câu lạc bộ nhà báo trẻ”.
Bởi nếu sự việc trên chỉ dừng lại ở ông Khế thì cũng chẳng có gì phải đáng bàn. Vấn đề là loạt bài tấn công Nguyễn Công Khế nổ ra đúng thời điểm Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 13. Theo một thông báo ngắn gọn của ông Nguyễn Phú Trọng với cử tri Hà Nội thì đại hội 12 của đảng này sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2016, tức không có gì thay đổi về lịch tổ chức so với dự kiến.
Ông Trọng cũng cho biết công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội 12, mặc dù “còn nhiều khó khăn”, nhưng “thận trọng, bài bản và chắc chắn”. So với những thông báo miệng tương tự một năm trước, vào lần này có thể nhận ra khẩu khí của ông Trọng đã có chút tự tin. Và nếu liên hệ vài lời của ông Trọng với một bài viết về công tác nhân sự của ông Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức trung ương vào cuối tháng 11/2015, có thể nhận ra một sự đồng pha: cả hai ông này đều có vẻ chủ động hơn là sự thất thế của chính họ vào cuối năm 2014.
Cũng cho đến nay, một thông tin cho biết cuộc đấu quyền lực tranh chức tổng bí thư đảng vẫn chủ yếu xoay quanh hai nhân vật Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Tại Hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015, nhiều thông tin cho biết hai nhân vật này cũng xếp thứ nhất và nhì trong cuộc thăm dò uy tín chức vụ tổng bí thư đảng.
Bị trang mạng Chân dung quyền lực tấn công quyết liệt vào cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhưng có vẻ ông Sang vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Còn vào lần này, cú ra đòn của “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” chưa xoáy vào bất cứ nhân vật nào trong Bộ chính trị, mà bắt đầu bằng Nguyễn Công Khế.
Ông Khế lại được đồn đoán có mối quan hệ gần gũi với ông Trương Tấn Sang.
Như vậy, một khả năng có thể xảy ra là loạt bài tấn công Nguyễn Công Khế của “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” sẽ kết thúc với một bài nhằm vào ông Trương Tấn Sang, chẳng hạn như “Ai chống lưng?”… Có thể đây sẽ là một đòn khá hiểm nhằm hạ uy tín của ông Sang trước đại hội 12 và trong ban chấp hành trung ương.
Tuy thế, vấn đề mà độc giả có thể tò mò chờ đợi là nếu loạt bài của “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” nhằm phục vụ lý do chính trị, liệu bài viết trong loạt bài này có thể chứng minh được mối quan hệ “chống lưng” của ông Sang với ông Khế hay không.
Một câu hỏi khác cũng đương nhiên xuất hiện: Ai đứng sau “Câu lạc bộ nhà báo trẻ”?
Lê Dung
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét