Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

CÂU ĐỐI BẬC ĐAI KHOA

                   ĐÔI CÂU ĐỐi CỦA BẬC ĐẠi KHOA

               Tập bản thảo bài viết về cụ Nguyễn Lương Bằng phó Chủ tịch nước, nói thời kỳ hoạt động bí mật (1931-1932) làm báo "Công nông" ở ấp Dọn, xã Thái Dương, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Biết bác sỹ Trương Mậu Sơn người cùng làng cụ Bằng, tôi nhờ ông đọc tập bản thảo bài viết và góp ý, bổ sung đôi chỗ về quê hương, gia đình của cụ xem có điều chưa sát thực chỉnh sửa cho thật chính xác. Viết những việc về lãnh tụ không thể không cẩn trọng. Ông Sơn liền đưa tôi tới gặp ông Nguyễn Văn Thành Thoa là anh họ của ông Sơn, năm nay 64 tuổi ở 186c phố Chương Dương, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương, theo ông Sơn: Ông Thành Thoa lúc còn nhỏ có thời kỳ đi học, chơi thân với cháu ngoại cụ Nguyễn Lương Bằng nên biết nhiều chi tiết, chắc chắn hỏi ông Thành Thoa sẽ có những điều thú vị. Được ông Sơn quý mến giới thiệu chúng tôi làm quen chuyện trò cởi mở, như người  thân tình đã từ lâu.

            Trong buổi gặp gỡ trò chuyện, ông Thành Thoa thấy tôi biết được đôi ba chứ Hán, ông có thiện ý nhờ đọc và dịch giúp đôi câu đối cổ sơn son thiếp vàng hiện đang thờ tại nhà ông, vốn tính ham hiểu biết, thích tìm hiểu những chữ nghĩa trên đồ cổ thờ tự, tôi liền chép tự dạng đọc dịch nghĩa giúp. Ông Thành cho biết:  Lâu rồi cũng có đôi người đến chơi nhờ đọc được chữ, nhưng dịch nghĩa thì chưa, nguồn gốc đôi câu đối có từ đời cụ nội Nguyễn Bá Lạc thôn Đông, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương tới ông 4 đời, trong nhà truyền lại cụ nội người học chứ Hán cũng từng đôi lần lều chõng trẩy Kinh Kỳ thi trường ốc nhưng không đỗ đạt để được làm quan, sau về làng mở trường gõ đầu trẻ. Hàng năm ngày nghỉ hè hoặc tết nhất, hoặc những buổi tiệc tùng cụ thường chơi bời giao du ngâm vịnh, xướng họa thơ phú với các bậc túc nho, 騷人墨客 "Tao nhân mặc khách" nghĩa: (Khách văn chương tao nhã) trong vùng, ngoài thiên hạ. Khi cụ sinh con trai, cả dòng họ Nguyễn rất vui, nhà mở tiệc ăn mừng, ngoài bà con họ hàng còn các gia đình học trò đến chúc tụng, người tặng vật phẩm này, người tặng vật phẩm khác đặc biệt người bạn đồng khoa, chức sắc ở mãi Hà Nam tặng đôi câu đối, gia đình coi như một đặc ân, rất quý trọng gìn giữ như đồ gia bảo. Nhưng rồi cái gì cũng có số phận của nó,  nương dâu bãi bể, biến cải thế gian, các cụ lần lượt đi xa, nước nhà gặp thời tao loạn, mũi tên, hòn đạn bời bời, nhà cháy người chết, sống ngoắc ngoải, làng xóm tàn hoang xơ xác, tiêu điều cha bỏ con, tớ bỏ thầy, ai ai chỉ cốt thoát thân, sống sót qua thời loạn lạc, còn thiết chi của cải đồ vật. Hết chiến tranh, thoát chết những tưởng bình yên, được hưởng hòa bình hạnh phúc. Không ngờ cả xã hội lại một phen sôi lên hừng hực như phải bỏng, đây đó loan truyền chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, loa sắt Tây rỉ cầm tay, tuyên truyền viên sớm chiều ra rả,  không khí sợ sệt bao trùm rộng khắp, thầy bói, thầy cúng coi như chó ngộ, đình chùa, đền miếu, các công trình văn hóa cổ… Những kẻ vô học cầm quyền được dịp thoả sức tàn phá vô tội vạ, rất nhiều người đang sống yên lành bị bắt bớ, sợi dây thừng oan nghiệt trói giặt cánh khuỷ lôi ra đấu tố, quy kết địa chủ gian ác, phản động theo Tây bắn bỏ tức tưởi. Đến như Xuân Diệu nhà thơ cách mạng ham sống sợ chết, con người bạc nhược mà còn viết câu thơ sắt máu, giã man cổ vũ cho đấu tố giết chóc trong cải cách ruộng đất:"Lôi cổ bọn chúng ra đây/Bắt chúng quỳ xuống đoạ đầy chết thôi".  Đôi câu đối chữ Hán của các cụ đều bị coi là đối tượng cần phải triệt hạ, bị coi là dấu tích, tàn dư của bọn phong kiến đế quốc. Xưa nay những kẻ thậm ác trong thiên hạ chỉ nghĩ đến triệt hạ con người cùng vật chất, chứ còn triệt hạ đến văn hoá, nhân cách đều rơi vào tay những bọn mù quáng, cuồng tín độc tài đại ngu dốt. Lúc này cả làng, trong nhà không còn ai biết chữ Nho, nên chẳng coi chữ Thành Hiền là gì, mặt khác sợ bóng sợ gió liên lụy tới tàn dư phong kiến, phải tránh xa như tránh hủi. Thế là đôi câu đối báu vật một thời, được treo trang trọng nơi bàn thờ gia tiên nhà ông trưởng họ, niềm tự hào của dòng tộc, bị hạ xuống chắn cửa bếp cạnh chân đống rơm, lâu ngày không có sự quan tâm bảo quản của con người, thời gian, nắng mưa tàn phá nứt toạc hai đầu, sơn son thiếp vàng nhạt phai mờ xỉn, mặc cho trơ gan cùng tuế nguyệt. May các chữ Hán viết rất chuẩn, đẹp điêu khắc trên nền gỗ vàng tâm còn nguyên vẹn. Mãi tới năm gần đây đỡ sợ, người em thứ là ông Nguyễn Văn Thành Thoa thấy đau xót, tiếc nuối cho di sản văn hóa của gia đình bị mai một, ngỏ ý xin ông anh trưởng, liền được ông thuận ý vừa lòng. Ông mang đôi câu đối thờ tại nhà mình. Đọc hàng lạc khoản mới thấy đây là chữ nghĩa, bút tích của bậc đại khoa,副榜河南省巡撫武善悌書賀 "phó bảng tỉnh Hà Nam, tuần phủ Vũ Thiện Đễ thư hạ". Đôi câu đối ý nghĩa cao siêu, khó hiểu mang nội dung một quẻ dịch. Quẻ大壯"Đại tráng". Đại tráng lợi trinh, nghĩa là lớn mạnh, theo điều chính thì lợi. Lớn mạnh dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng thường tình, gặp thời thịnh, người ta hay kiêu căng, làm điều bất chính, cho nên thoán từ dặn: Giữ điều chính đính, biết bao dung, lúc đắc ý đến lúc thất ý mới có lợi. Đấy phải là nội dung hàm súc cao siêu của câu đối.
             Chúng tôi xin được chép nguyên văn cả phần lạc khoản chữ Hán, phiên âm, tạm dịch nghĩa mời độc giả nhã giám.
 
                                                                                                                                   
上棟下宇取諸大壯
芝蘭玉樹生於庭階

Phiên âm:
Thượng đống hạ vũ thủ chư đại tráng
Chi lan ngọc thụ sinh ư đình giai.

Nghiã tạm dịch:
Trên kính dưới nhường bao dung lớn mạnh
Nghiệp nhà thăng tiến phú quý hương lan

Lạc khoản:
副榜河南省巡撫武善悌書賀

Phó bảng Hà Nam tỉnh, tuần Phủ Vũ Thiện Đễ thư hạ

Nghĩa:
Phó bảng tỉnh Hà Nam, tuần phủ Vũ Thiện Đễ viết tặng.
Căn cứ vào bút tích trên câu đối, các chữ lạc khoản.
Chúng tôi đã tra cứu tài liệu cần thiết để tìm, biết được cụ Vũ Thiện Đễ sinh(1854 - ?), người xã Bách Cốc, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, nay là thôn Bách Cốc, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đỗ cử nhân khoa Tân Mão( năm 1891). 39 tuổi đỗ Phó Bảng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Thành Thái thứ 4(1892) chi phủ Thanh Hà.

                                                                                    Hải Dương ngày 15/9/2012

                                                             Người dịch: Nguyễn Đào Trường 65 Đinh Văn Tả HD


                                                                                         ĐT: 0936 361 720

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét