Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Nhân quyền tại Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhân quyền tại Việt Nam là tổng thể các mối quan hệ xã hội liên quan đến việc thực thi quyền con người tại Việt Nam và cũng là các vấn đề liên quan đến các quyền con người (bao hàm các quyền chính trị) vốn gây rất nhiều tranh cãi giữa chính phủ Việt Nam và một số tổ chức nhân quyền quốc tế chính phủ các nước phương Tây như Hoa Kỳ.

Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyềnchính phủ một quốc gia cần đảm bảo các quyền con người cơ bản (như các quyền dân sự và chính trị, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do phát ngôn, quyền lập hội...). Sự phát triển văn minh của con người đó là các quyền đó càng ngày phải càng được đảm bảo. Trong quá trình phát triển chung của nhân loại, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng đó. Cho tới gần đây, Việt Nam vẫn luôn khẳng định mình vẫn tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận đã ký kết, đồng thời nói dân chủ của Việt Nam có bản sắc riêng, là dân chủ xã hội chủ nghĩa, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chỉ đạo. Trong khi đó, các nước như Mỹ, châu Âu phê phán việc Việc Nam không tuân thủ đầy đủ các hiệp ước đã ký, vì theo họ đã ký có nghĩa là nên tuân thủ.
Mặc dù luôn đề cập đến đặc thù của đất nước, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, và đã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trịcũng nhưCông ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định thực thi đầy đủ các công ước họ đã ký. Và với những kết quả được cho là tích cực trong lĩnh vực nhân quyền, Trong năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng thất bại.[1]
Điều 4, Chương 1 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khẳng định vai trò "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó không có tranh cử giữa các đảng phái. Chính quyền của Đảng Cộng sản luôn diễn giải Điều 4 theo hướng có lợi cho mình, và đặt các đảng phái khác ngoài vòng pháp luật, mặc dù Hiến pháp không cấm thành lập đảng phái khác Đảng Cộng sản. Chính quyền Việt Nam liên tục khẳng định không chấp nhận có đa đảng ở Việt Nam. Theo đó duy nhất có một Đảng Cộng sản hợp pháp hoạt động.[2] Điều này đi ngược với đa số các quốc gia khác trên thế giới, khi hầu hết các quốc gia đều có nhiều đảng phái để đảm bảo quyền tự do lập hội. Hiện Việt Nam chưa có tòa án hiến pháp để xét xử hành vi vi hiến.[3]
Theo báo cáo nhân quyền của Mỹ về Việt Nam gần nhất (năm 2012), các vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất tiếp tục là hạn chế của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay thế chính phủ, tăng cường hạn chế tự do dân sự của công dân, tham nhũng trong ngành tư pháp và công an/cảnh sát.[4] Ngày 12 tháng 11 năm2013, Việt Nam lại trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới (với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu) và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc[5][6] đây được các báo chí Đảng coi là một đòn đả kích cường bạo nhằm vào các đối tượng vu cáo về nhân quyền Việt Nam.[7]

Nhân quyền Việt Nam trong lịch sử

Nhân quyền nếu hiểu theo nghĩa là quyền tự nhiên, là các quyền tự có của mỗi cá nhân, không ai có thể ban cho hay tước đoạt thì đã tồn tại từ lâu trong lịch sử Việt Nam. Bảo vệ nhân quyền và thực hành nhân ái là những phẩm chất đã từng tồn tại hàng nghìn năm trong cuộc sống đời thường của người Việt[cần dẫn nguồn].
Trong lịch sử, người Việt Nam luôn phải đấu tranh giành quyền được sống trong độc lập tự do (một nhân tố cơ bản trong nhân quyền), và xây dựng cuộc sống nhân ái (yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người và người). Trong hiện thực xã hội Việt Nam, hai phạm trù nhân quyền và nhân ái luôn gắn bó với nhau. Trong nhân quyền có nhân ái và ngược lại trong nhân ái có nhân quyền.[8] Một số ý kiến còn khẳng định rằng: "tổ tiên người Việt chúng ta đã tiến gần những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay"[9]
Trong thời kỳ cổ, đã có một số sự tích nói lên quyền tự do của con người cho dù chỉ là manh nha như sự tích về Tiên Dung và Chử Đồng Tử nói lên quyền tự do luyến ái của nam nữ, sự tích về Mai An Tiêm nêu lên quyền và khát vọng tồn tại của người Việt cổ. Nhiều truyện cổ tích, thần thoại hay truyền thuyết khác đều có nội dung ca ngợi quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người[cần dẫn nguồn]
Một số câu ca dao, tục ngữ cũng đề cập đến nhân quyền như[cần dẫn nguồn]Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng. hay Bầu ơi thương lấy  cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn hoặc làthương người như thể thương thân.
Trong thời kỳ phong kiến, ở một số triều đại nhất định, quyền con người cũng được tôn trong [cần dẫn nguồn] và đượcpháp luật bảo vệ, điều này có thể ảnh hưởng của triết lý Phật giáo vốn thịnh hành vào thời kỳ phong kiến. Trong luật pháp của Nhà Lê mà đặc biệt là Bộ Luật Hồng đức thì quyền bình đẳng đã được quy định trong tương quan nam và nữ (các bà có quyền làm nữ quan, với ưu đãi trong thủ tục thiết triều; vợ bình quyền với chồng về quyền dân sự và tài sản, trách nhiệm dân sự...), trong tương quan giữa các chủng tộc (người thiểu số được xét xử theo tục lệ của họ, được tự trị về hành chánh) hay một số chính sách kinh tế xã hội: nhà nước có nghĩa vụ giúp ngươi nghèo khó,tật nguyền, cô nhi, quả phụ về lương thực, nơi ở, thuốc men; binh sĩ, tội nhân đang giam cầm, dân đinh đi sưu dịch cũng được săn sóc...[cần dẫn nguồn] Đó là những quy định bảo vệ quyền của phụ nữ, bảo vệ quyền sống đối với người vô gia cư, người già, trẻ em (nhất là trẻ em gái), quyền được bảo vệ thân thể… sớm hơn tư tưởng nhân quyền của nhiều quốc gia phương Tây.[cần dẫn nguồn]
Nhân quyền còn được thể hiện qua một số chính sách ngoại giao, đối xử với tù binh chiến tranh của các triều đại phong kiến Việt Nam[cần dẫn nguồn], ở triều Trần, sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông, nhà Trần cũng đã tha cho nhiều tù binh, hàng tướng về nước, bảo toàn mạng sống cho họ (trừ trường hợp của Ô Mã Nhi), thời nhà Lê, thông qua hội thề Đông Quan, nghĩa quân Lam Sơn đã tha bổng và tạo điều kiện cho quân Minh trở về nước an toàn với chủ trương lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường đạo.[10] Thời Tây Sơn, sau khi đánh thắng quânThanhQuang Trung đã cho phép trao trả tù binh, thông thương giữa hai nước, cho Hoa kiềulập đền thờ các binh sĩ đã tử trận (Đền Sầm Nghi Đống, Gò Đống Đa...)
Một khía cạnh khác là quyền tự do thân thể, trong lịch sử, nên chế độ chiếm hữu nô lệ đã không tồn tại sâu đậm trong dân tộc Việt Nam.[cần dẫn nguồn] Những gia nô, nô tỳ tuy tồn tại đến tận thời Lý, Trần nhưng họ vẫn có thân phận con người, có quyền sống và có cơ hội để thành đạt như Dã TượngYết Kiêu, từng là gia nô, trở thành danh tướng. Trần Hưng Đạo đã đề cao những con người đại diện cho tầng lớp này. Năm 1292 vua Trần Nhân Tông đã ban hành một đạo chiếu với nội dung "Những ngưòi mua dân lương thiện làm nô tỳ thì phải cho chuộc lại". Năm 1401, nhà Hồ ban hành phép hạn nô, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một người.[11] Cho dù còn có những hạn chế nhưng chính sách này đã góp phần làm giảm lượng người lệ thuộc trong xã hội.
Có thể nói, Việt Nam tuy không phải là nơi sản sinh ra thuật ngữ nhân quyền nhưng rất giàu truyền thống nhân đạo, nhân văn và khái nhiệm nhân quyền đi liền với tinh thần nhân đạo, tình cảm yêu thương con người, tính nhân nghĩa, nhân ái. Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, cởi mở với sự đa dạng và dung hợp trong tiếp nhận giá trị từ bên ngoài. Tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần nhân đạo. Điều này đã tồn tại từ rất sớm trong lịch sử thành văn của dân tộc[cần dẫn nguồn]

Quan điểm của Chính phủ Việt Nam

Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng quyền con người luôn được bảo vệ và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam và người dân đã chiến đấu trong các cuộc chiến chống ngoại xâm trước 1975 chính là để giành lại quyền con người. Chính phủ Việt Nam luôn lên án các hành động lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để can thiệp, xâm phạm chủ quyền, độc lập của Việt Nam, coi "dân chủ", "nhân quyền" thực chất là một "chiêu bài" của các nước phương Tây để can thiệp vào công việc nội bộ, quyền tự quyết của Việt Nam, là sự áp đặt trắng trợn, ngạo nghễ những giá trị không phù hợp của Mỹ và phương Tây vào tình hình cụ thể và truyền thống của Việt Nam.[12]
Chính phủ Việt Nam cho rằng mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, và nền văn hóa đều có những luật pháp khác nhau dựa trên những hoàn cảnh xã hội đặc thù khác nhau, nhất là về tình hình an ninh quốc phòng cụ thể của mỗi nước. Do đó không thể đòi hỏi và áp đặt luật pháp và cách làm của nước nào cũng giống nước nào[cần dẫn nguồn].
Họ cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đã gây ra nhiều tội ác tại Việt Nam, gây ra nhiều vụ thảm sát, rải chất độc hóa học và để lại nhiều hội chứng tai hại cho con người và môi trường Việt Nam đến ngày nay, vì vậy Hoa Kỳ và các tổ chức của nước này không có tư cách phê phán, chỉ trích và áp đặt Việt Nam về đề tài này.[13]
Về những nhân vật bị bắt, chính phủ Việt Nam cho rằng họ là những tội phạm hình sự đã hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, kích động lật đổ chính quyền, nhiều người trong số đó có nhận tiền, liên lạc với các thế lực chống đối ngoài Việt Nam, trong đó có tổ chức Việt Tân, bị Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.[14][15][16][17] Tại Việt Nam không có ai chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ mà bị bắt[18] Họ cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và người dân trong nước chính là nạn nhân của đàn áp dân chủ và nhân quyền trước năm1975 vì vậy họ hiểu rõ giá trị của dân chủ, nhân quyền và luôn ủng hộ những giá trị này.[19][20]
Ngày 4 tháng 5 năm 2009, phúc đáp về Báo cáo nhân quyền, phần liên quan tới Việt Nam của Tổ chức Theo dõi nhân quyền, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói: "Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) thường xuyên đưa ra những thông tin sai lệch về Việt Nam. Báo cáo ngày 4/5/2009 của tổ chức này là thiếu khách quan và không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam".[21]
Báo cáo nhân quyền của chính phủ Việt Nam khẳng định Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in với 850 ấn phẩm, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản.
Về vấn đề pháp lý quốc tế và các công ước quốc tế về nhân quyền, ông luật sư Nguyễn Văn Hậu viết:[22] Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị đã quy định việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (quy định tại khoản 2 Điều 19) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này có thể bị giới hạn pháp luật vì nhu cầu: Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Quyền hội họp bất bạo động cũng có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do của người khác (Điều 21).
Điều 20 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị cũng nghiêm cấm mọi hình thức tuyên truyền, cổ vũ chiến tranh, cũng như mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc, tôn giáo.
Tuyên bố của Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tại ViênÁo năm 1993 ghi rằng cần phải tính đến các đặc thù quốc gia và khu vực cũng như những nền tảng khác nhau về văn hóalịch sử và tôn giáo của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Một hành vi, phát ngôn ở quốc gia này có thể không bị coi là hành vi đe dọa an ninh quốc gia và vi phạm trật tự an toàn xã hội nhưng hoàn toàn có thể bị coi như vậy ở một quốc gia khác.[22]
Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền và luôn bảo vệ và phát triển nhân quyền ở Việt Nam, tuy nhiên họ nhìn nhận rằng Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang sử dụng vấn đề nhân quyền làm một công cụ, chiêu bài trong chiến lược Diễn biến hòa bình nhằm mục đích chuyển hóa, lật đổ, thay thế các chế độ xã hội chủ nghĩa.[23][24]

Nhân quyền tại Việt Nam đánh giá theo các tiêu chí của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Sau năm 1975 và đến trước 1990, vấn đề nhân quyền của Việt Nam tương đối nhức nhối, đặc biệt là đối với một số tầng lớp dân ở miền Nam Việt Nam, dẫn tới hàng triệu người bỏ nước tị nạn.[25] Năm 1986, Việt Nam bắt đầu quá trìnhĐổi mới, hội nhập với thế giới. Việt Nam ký kết các hiệp ước về quyền con người khi tham gia vào các tổ chức quốc tế và theo đó lần lượt thay đổi các chính sách nhân quyền của mình.
Chính phủ Việt Nam cho rằng "Hiến pháp Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo." Tuy nhiên một số tổ chức nước ngoài lại cho rằng có khoảng cách xa giữa những điều ghi trong hiến pháp và thực tế. "Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này bị cắt giảm, thậm chí vô hiệu hóa, bởi hệ thống quy định pháp luật để đảm bảo "các chính sách và lợi ích của Quốc gia.[26]
Trong báo cáo năm 2009, Tổ chức UNPO nói rằng nhìn chung, mặc dù vẫn còn nhiều bất cập trong thực hiện nhưng chính quyền Việt Nam nên được khen ngợi vì đã đưa một số quyền cơ bản như tự do tôn giáo vào trong hiến pháp quốc gia và đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền con người.[27]
Trong báo cáo của mình giải trình tại Hội thảo của Hội đồng liên hợp quốc về nhân quyền, Chính phủ Việt Nam liệt kê những thành quả đã đạt được cũng như các mặt chưa đạt được trong vấn đề nhân quyền của Việt Nam.[28]
Tuy nhiên báo cáo cũng thừa nhận ở Việt Nam vẫn còn những bất cập, khó khăn tồn tại cần giải quyết, trong đó hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo mâu thuẫn, chưa theo kịp thực tiễn, dẫn đến khó khăn, thậm chí hiểu sai làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính hợp hiến, tính khả thi và minh bạch trong qua trình đảm bảo quyền con người.[29] Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua báo cáo này của Việt Nam.[30] dù có một số ý kiến phản đối việc thông qua này.[31]
Theo Phúc trình Toàn cầu 2013 của Human Rights Watch, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói: "Chúng ta thấy một xu hướng nhân quyền tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng tại Việt Nam. Thật hết sức quan ngại khi nhìn thấy Hà Nội tiếp tục bỏ tù các blogger, đàn áp các cuộc tụ tập ôn hòa, và sách nhiễu các sinh hoạt tôn giáo. Điểm đáng chú ý trong năm qua là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị kết án, càng có nhiều phiên xử hàng loạt, và các bản án nặng nề cũng gia tăng nhằm đàn áp mạnh tay quyền tự do ngôn luận của công dân".[32]

Các quyền dân sự và chính trị

Chính phủ Việt Nam khẳng định nhân quyền luôn được bảo vệ và phát triển, đồng thời tuyên bố sẵn sàng hợp tác và đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có cả Hoa Kỳ để tăng cường hiểu biết lẫn nhau về những khác biệt, kể cả vấn đề nhân quyền.[33]
Bộ Ngoại giao Anh có những nhận xét khá khái quát về tình hình nhân quyền Việt Nam, theo đó thì trong thời gian gần đây (năm 2010) đã có những thay đổi trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đang đi theo quỹ đạo tích cực. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều diễn biến đáng lo ngại mới nảy sinh và vẫn tồn tại một số vấn đề đáng quan ngại, chủ yếu là các vấn đề tự do ngôn luậntự do báo chí và án tử hình".[34][35]
Trong báo cáo năm 2009 về nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ có phần nhân quyền tại Việt Nam, với nội dung ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền.[36] Theo báo cáo này, Chính quyền Việt Nam đã "tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tự do báo chí, ngôn luận, đi lại, tụ họp và lập hội, đi ngược lại với những hiệp ước Nhân quyền đã ký kết". Mặc dù vậy, một số ý kiến từ phía nước Mỹ cũng cho rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn đạt được những tiến bộ nhất định. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là Peterson trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết, những tiến bộ đạt được của Việt Nam về nhân quyền trong 15 năm qua là rất quan trọng, Khi ông đến Việt Nam làm đại sứ, các cơ sở hành đạo tại gia hoàn toàn bị cấm, hiện tại nhiều cơ sở được cho phép hoạt động và nhiều áp lực đã được dỡ bỏ. Hay nói cách khác Việt Nam đã có những tiến bộ. Ông cũng bày tỏ chính kiến khi cho rằng "không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được tại một quốc gia".[37]

Tự do tư tưởng

Điều 66, Hiến pháp Việt Nam quy định rằng thanh niên được Nhà nước bồi dưỡng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp quy định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng chủ đạo, tất cả mọi tầng lớp nhân dân phải tuân theo. Thực tế cho thấy các phát ngôn, hành động đi ngược lại các tư tưởng này đều bị dẹp bỏ. Những ví dụ điển hình như: Vụ án Xét lại Chống Đảng trong quá khứ, các vụ bắt bớ và bỏ tù các thành phần chống đối (như Cù Huy Hà Vũ, Trần Hoàng Duy Thức,...) trong thời gian gần đây. Chính phủ Việt Nam liên tục khẳng định không có đa nguyên đa đảng tại Việt Nam.
Ở Việt Nam có ban Tư tưởng và Văn hóa Trung ương trực thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền.
Hiện tại, giáo dục chính trị được lồng vào trong nhà trường phổ thông và đại học thông qua các môn thời lượng lớn như Triết học Mác-LêninKinh tế chính trị học Mác - LêninTư tưởng Hồ Chí MinhChủ nghĩa Xã hội Khoa họcLịch sử Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục vận động các phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Theo nhìn nhận của đài BBC, những chiến dịch như vậy là công cụ ý thức hệ truyền thống của người cộng sản, nhằm đề cao tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thúc đẩy và duy trì lòng trung thành yêu nước-yêu Đảng của người dân.[38][39][40][41]
Các chính phủ phương Tây và các tổ chức nhân quyền quốc tế tại phương Tây một số nước trong Liên Hợp Quốc và EU vẫn luôn phê phán Việt Nam về vấn đề tư do tư tưởng và tự do ngôn luận. Theo định nghĩa dân chủ của đa số các quốc gia trên thế giới, công dân trong quốc gia có quyền tự do quyết định tư tưởng đảng phái chính trị mà mình theo, họ có quyền phê phán trực tiếp nhà nước chính phủ. Nhưng Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc vẫn thông qua báo cáo nhân quyền do Việt Nam soạn về tình hình trong nước.

Tự do ngôn luận

Biểu trưng của tổ chức Ân xá Quốc tế, một cơ quan quốc tế từng đưa ra nhiều nhận xét về nhân quyền tại Việt Nam
Điều 69, Hiến pháp Việt Nam quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận".
Hiện tại, Việt Nam chưa có một tờ báo tư nhân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức. Ông cũng khẳng định rằng Pháp luật Việt Nam cấm báo chí tư nhân, và chỉ thị hợp với nguyện vọng nhân dân.[42]
Tuy nhiên, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, trong hai năm vừa qua, (2009-2010), Chính Quyền Việt Nam "tích cực trấn áp các phong trào đòi quyền tự do dân chủ, bắt một số các cá nhân và nhóm đối lập".[43] Một số Blogger có tiếng nói phê phán Chính phủ cũng bị bắt giam với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước (như Blogger Điếu cày, Basam...)[44] Đồng thời nhiều website ở nước ngoài không thể truy cập được từ trong nước tại một hoặc nhiều thời điểm và ISP khác nhau (nhưfacebook, bbcvietnamese.com, talawas, rfa.org...,[45][46][47][48][49][50][51][52][53][54] tuy nhiên Chính quyền Việt Nam đã phủ nhận việc chặn Facebook.[55] Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng ra quyết định 97 kèm theo Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ,[56] và không cho phép các nhóm tư nhân nghiên cứu đánh giá về chính sách của nhà nước, dẫn tới sự tan rã của Viện nghiên cứu Phát triển.[57] Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển thì không một nước nào ban hành danh sách hạn chế các lĩnh vực được phép nghiên cứu,[58] và "Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Quyết định 97/2009/QĐ-TTg...vi phạm nghiêm trọng về thủ tục và nội dung, vi phạm Nghị định thư gia nhập WTO và vì thế là không hợp pháp. Nếu không hủy bỏ Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, thì những người chỉ đạo, tham gia vào việc soạn thảo, thẩm định dự thảo quyết định và ký quyết định có thể bị tố cáo phạm pháp, Chính phủ Việt Nam có thể có khả năng bị kiện ra WTO".[59] Và ông gọi đây là một "đòn giáng mạnh vào quyền tự do tri thức".[60]
Ngày 23/10/2010, Lê Nguyễn Hương Trà, một blogger với biệt danh Cogaidolong bị cơ quan công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ vì hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo 258 BLHS.[61][62][63] Việt Nam được xếp thứ 6 trong danh sách những nước đối xử tàn tệ nhất với các blogger.[64]
Ngày 5/11/2010, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điều 88 – BLHS. Ông Vũ được cho là một người có tiếng nói đối nghịch lại Chính phủ Việt Nam, phủ nhận công cuộc thống nhất đất nước trong giai đoạn 1954 - 1975, người đã từng hai lần kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Bauxit và về một nghị định cấm khiếu kiện tập thể, yêu cầu xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp và đứng ra bào chữa cho một số vụ án nhạy cảm. Ông cũng có nhiều bài phê phán chính phủ Việt Nam không kiên quyết chống tham nhũng và ngăn chặn tiếng nói của báo chí trên một số phương tiện truyền thông nước ngoài.[65][66]
Nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12/2010, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak nói nước ông vẫn lo ngại về thực trạng nhân quyền của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam "tiếp tục trừng phạt tự do ngôn luận và phản kháng, và gắn nhãn 'khủng bố' cho những đảng chính trị khác Đảng Cộng sản". Đại sứ Mỹ ghi nhận trong năm 2010, "hơn 24 người bị bắt, và 14 người khác bị kết án vì biểu lộ quan điểm theo phương cách hòa bình". Ông Michalak gọi năm 2010 là năm chứng kiến "sa sút lớn về tự do internet". Ông trích dẫn việc chặn Facebook, tin tặc đánh phá các trang web, hạn chế gia tăng đối với các quán cà phê internet và blog, dùng phần mềm để theo dõi đối kháng.[67]
Tổ chức Theo Dõi Nhân quyền ra tuyên bố nhân dịp Đại hội Đảng CSVN lần thứ 11. "Ðảng CSVN cần từ bỏ chủ trương xiết chặt kiểm soát các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 11, trả tự do cho những người đang bị cầm tù, giam giữ và bị kiểm duyệt". Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của HRW phát biểu "Việc trấn áp những người phê phán chính quyền một cách ôn hòa không phải là điều gì mới lạ ở Việt Nam"[68]
Theo báo cáo của UNPO và Human Rights Watch,[27] Chính phủ Việt Nam tiếp tục giữ tù nhân chính trị, những người đã bày tỏ quan điểm bất đồng với chính sách của chính phủ. Việt Nam không có tư pháp độc lập, và không có quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Các tổ chức nhân quyền không được phép hoạt động. Chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề lao động trẻ em.

Tự do thông tin-báo chí

Bản đồ thế giới phân hạng chỉ số tự do báo chí năm 2009 của tổ chức Phóng viên không biên giới
Điều 69, Hiến pháp Việt Nam quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin".
Tuy nhiên, trên lĩnh vực tự do báo chí, Chính phủ Việt Nam công khai tuyên bố áp đặt sự lãnh đạo tư tưởng và nội dung lên tất cả các báo chí xuất bản tại Việt Nam. Đảng CSVN cho biết báo chí là công cụ của Đảng, để "tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng...", "kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc".[69]
Ngày 06/01/2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản",[70] theo đó sẽ xử phạt "các hành vi như không viện dẫn nguồn tin, không ghi rõ tên họ thật hay bút danh tác giả; hoặc sử dụng tin bài nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả..". Tổ chức Theo dõi Nhân quyền gọi đây là "đòn giáng mạnh vào quyền tự do ngôn luận", "là tiền đề cho một sự tự kiểm duyệt nặng nề".[71] Tổ chức này cũng cho biết thêm rằng với việc Việt Nam nằm trong số những quốc gia tham nhũng nhất thế giới (xếp 116/178 nước trong bảng danh sách Minh bạch năm 2010[72]) thì quy định này sẽ hạn chế cơ hội tham gia chống tham nhũng của báo chí và người dân.[64][73]
Việt Nam là nước nằm trong nhóm 20 nước dùng internet nhiều nhất thế giới.[74]
Tổ chức theo dõi tự do báo chí Phóng viên không biên giới giữ tên Việt Nam lại trong danh sách Kẻ thù của mạng internet, bên cạnh Trung Quốc, CubaAi CậpIranMiến ĐiệnCHDCND Triều TiênẢ Rập SaudiSyriaTunisia,Turkmenistan vàUzbekistan.[75] Tổ chức này cũng từng ra đánh giá thường niên xếp Việt Nam ở vị trí thứ 165 trên tổng số 178 nước trong bảng danh sách tự do báo chí.[76][77]
Báo cáo thường niên của Bộ ngoại giao Anh lần thứ 11 cũng nói rằng Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong việc củng cố các quyền dân sự và chính trị của công dân, nhưng bên cạnh đó cũng có những bước thụt lùi nhất định như báo chí bị thắt chặt kiểm soát trong năm 2008. Nhưng nhìn chung quá trình củng cố các quyền kinh tế và xã hội của công dân rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, Việt Nam khó có thể đạt được những tiến triển xa hơn trong lĩnh vực này nếu không thực hiện cải cách các quy định quan liêu và chống tham nhũng.[78]
Chính phủ Việt Nam báo cáo rằng Người dân Việt Nam ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet, với khoảng 20 triệu người truy cập, chiếm 23,5% dân số, cao hơn mức trung bình của châu Á (18%). người dân Việt Nam còn được tiếp cận với hàng chục hãng thông tấn, báo chí và kênh truyền hình nước ngoài, như ReutersBBCVOAAPAFPCNN và nhiều báo, tạp chí quốc tế lớn khác.[28]
Đối với internet chính phủ Việt Nam cũng có biện pháp kiểm soát nội dung những trang web và blogtrong cũng như ngoài nước. Ngày 5 tháng 52010 thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Vũ Hải Triều xác nhận hơn 300 trang web và blog "không phù hợp" đã bị đánh sập. Đề tài bị ngăn cấm vì cho là "nhạy cảm" như vụ nông dân khiếu kiện vì truất hữu đất, vụ dân khai thác bauxite ở Tây Nguyên, vấn đề tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Số người bị bắt tù vì phát biểu trên internet tính vào đầu năm 2011 là 17 người, đông thứ nhì trên thế giới.[79]

Tự do lập hội và hội họp

Điều 69, Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền tự do lập hội, hội họp và biểu tình của công dân. Tuy nhiên, hiện tại, người dân bị cấm thành lập Đảng phái khác, bị cấm thành lập các tổ chức có tư tưởng đa nguyên, bị cấm có tư tưởng đi ngược lại chế độ xã hội chủ nghĩa.[2]
Các cuộc biểu tình của sinh viên, giới trí thức về Hoàng SaTrường Sa thời gian đầu cho phép nhưng sau đó bị ngăn cấm, một số người tham gia, vì nhiều lý do khác nhau, bị giam giữ, cảnh cáo hoặc đi tù (như Người Buôn gió, Điếu cày, Phạm Thanh Nghiên, Mẹ Nấm...).[80][81][82] Chính quyền Việt Nam cũng không cho phép việc khiếu kiện với nhiều chữ ký cùng một đơn, gây khó khăn cho việc khiếu kiện tập thể.[83]
Nổi bật nhất trong năm 2009, luật sư Lê Công Định là người Việt Nam được công chúng biết đến trong phong trào đòi dân chủ - đa nguyên, và đã nhiều năm trước đó phục vụ thành công cho chính phủ trong một vụ kiện nông dân nuôi cá da trơn chống lại Mỹ, đã bị bắt và bị tòa án kết tội với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền, vi phạm điều [2] và bộ luật hình sự.[84][85] Ông Lê Công Định đã lên truyền hình nhận tội là đã vi phạm luật pháp của Chính phủ Việt Nam và xin được khoan hồng. Ông bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Một số người khác trong nhóm đấu tranh nhân quyền của ông cũng bị đi tù từ 17 năm đến 3 năm. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ quan ngại về việc bắt luật sư Lê Công Định, cho rằng việc này đi ngược lại với cam kết của chính phủ Việt Nam trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và pháp quyền và yêu cầu chính phủ Việt Nam thả ông. [cần dẫn nguồn]
Chính quyền bắt một loạt người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/08/2011 và buộc tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ, nhưng theo một số người thì do chính phủ quan ngại Trung Quốc sẽ có động thái chống Việt Nam. Đại sứ quán Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho những người này: "Chúng tôi quan ngại về việc bắt giữ các cá nhân dường như chỉ vì họ đã bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa".[86] Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng rằng ông không tán thành hành vi can thiệp, giải tán, bắt bớ người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc và phản bác một số báo chí trong nước. Tướng Vĩnh khẳng định người dân có quyền biểu tình theo Hiến pháp, và cho rằng các cuộc biểu tình, tuần hành chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông vừa qua có tác động như một "nhân tố cộng hưởng với Chính quyền" vốn theo ông cũng "phản đối Trung Quốc."[87]
Tình hình người dân muốn tụ tập và phát biểu chính kiến tuy được bảo đảm trong Hiến pháp không chấp hành nên mãi đến cuối tháng 9 năm 2011 chính phủ mới đưa ra dự án "Luật biểu tình". Dự án này được giao cho Bộ Công an soạn.[88]

Tự do tôn giáo

Điều 70, Hiến pháp Việt Nam quy định Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Chính phủ về nguyên tắc cho phép tự do tôn giáo và công nhận Phật giáoCông giáoTin Lành,Hòa HảoCao Đài, vàHồi giáo.
Bác cáo của chính phủ Việt Nam cho biết khoảng 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng của con người và không ngừng phấn đấu đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân.[28]
Tính đến 2008, ở Việt Nam có 12 tôn giáo, trong đó một số tôn giáo có đông tín đồ như Phật giáoCông giáoTin lành... Các sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt các ngày lễ lớn hàng năm của nhiều tôn giáo được tổ chức trọng thể với hàng trăm nghìn tín đồ tham gia. Đặc biệt, Đại lễ Phật đản LHQ năm 2008 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 4.000 tăng ni, phật tử trong đó có khoảng 2.000 chức sắc, tín đồ đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các cơ sở thờ tự liên tục được cải tạo hoặc xây mới. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động tham gia nhiều hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo…[28]
Theo AFP, Hạ viện Hoa Kỳ ngày 16/12/2010 thông qua một nghị quyết có tính biểu tượng, để tăng sức ép với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam vào danh sách CPC, tức danh sách các nước đặc biệt đáng quan tâm về tự do tôn giáo, là các nước đã có những "vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do tôn giáo".[89] Ngày 05/01/2011, ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ khóa 112, một dự luật có tên "Đạo luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam" (Vietnam Human Rights Sanctions Act) do Dân biểu Ed Royce soạn thảo đã được đề xuất lên Hạ viện, trong đó cấm không cho các giới chức chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền được vào nước Mỹ hoặc làm ăn với các công ty của Mỹ.[90][91][92]
Ngày 06 tháng 01 năm 2011, Đại sứ Michael W.Michalak đã có cuộc họp báo kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và trao đổi thêm về nhân quyền, theo đó ông khẳng định "về lĩnh vực nhân quyền, chúng ta đã thấy những tiến bộ, nét tích cực từ phía Việt Nam như việc Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc giảm nghèo hoặc mở rộng hoạt động của các nhóm tôn giáo". Ông cũng không quên nói thêm là "cũng còn những điều quan ngại".[93]
Phong trào đấu tranh vì nhân quyền hoạt động ngầm tại Việt Nam, trong đó có phong trào dưới sự hỗ trợ của Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam[ai nói?]. Bởi vì điều này, nhà sư Phật giáo Thích Quảng Độ được trao giải thưởng Nhân quyền Rafto vào ngày 21 tháng 9 năm 2006 cho quá trình đấu tranh lâu dài của ông cho dân chủ tại Việt Nam.[94] Cácnhân vật bất đồng chính kiến điển hình cho tù nhân chính trị bao gồm Phạm Hồng Sơn,Nguyễn Khắc ToànNguyễn Văn LýPhan Văn BànNguyễn Chí Thiện và Nguyễn Văn Đài.
Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [27] và UNPO[95] cũng nhận xét về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Cao ủy Nhân quyền Liên hợp Quốc [96] chỉ trích Việt Nam về vi phạm quyền tự do tôn giáo. Nghị viện châu Âu [97]bày tỏ sự lo ngại về tình hình "đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam", kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức vô điều kiện "những người hoạt động nhân quyền và tù chính trị", tuân thủ các hiệp ước đã ký về quyền con người, giải quyết hòa bình Vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã.[cần dẫn nguồn]

Tự do di chuyển

Ðiều 68, Hiến pháp quy định Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Thực tế, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn duy trì hệ thống hộ khẩu với các loại địa chỉ "thường trú", "tạm trú", "nguyên quán".

Tự do lương tâm

Trong năm năm gần đây (2006-2010) báo cáo của chính phủ Ủy ban Nhân quyền của quốc hội Mỹ cho rằng Chính quyền Việt Nam vẫn cầm giữ nhiều tù nhân tôn giáo và chính trị trong nhà tù và đã tăng cường chiến dịch đàn áp của mình lên những người bất đồng chính kiến. Hơn một chục "nhà hoạt động dân chủ" đã bị bắt giữ kể từ tháng 11 năm 2006 [98]
Theo phía các phương tiện thông tin ở Việt Nam cho hay từ năm 1945 đến năm 2007, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện 40 lần đặc xá cho hàng nghìn người phạm tội bị kết án phạt tù. Riêng năm 2007, Chủ tịch nước Việt Nam đã quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 8.066 phạm nhân, trong đó có 13 phạm nhân người nước ngoài.[99] và cũng trong năm 2007, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đặc xá, đây là một bước thể chế hóa quan trọng (quy định thành Luật) với đối việc đặc xá ở Việt Nam, quy định rõ đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục cũng như các ngoại lệ trong việc đặc xá.

Tra tấn và hành hung

Điều 71, Hiến pháp Việt Nam quy định "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân."
Tuy nhiên, đài BBC đưa tin rằng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã có "hồ sơ về 19 vụ tàn bạo của cảnh sát Việt Nam trong năm 2010 khiến 15 người chết".[100][101][102][103]
Trong các đợt biểu tình chống sự xâm chiếm của Trung quốc lên Biển Đông tháng 7/2011, công an tiến hành bắt bớ và hành hung những người biểu tình. Giới nhân quyền quốc tế đã phản đối hành động trấn áp này.[104]

Quyền của các nhóm thiểu số

Chính phủ Việt Nam có các chính sách ưu tiên hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số. Con cái các gia đình dân tộc được hưởng điểm ưu tiên khi thi đại học, hưởng hỗ trợ tài chính khi học. Đề án 135 được ban hành nhằm mục đích nâng cao cuộc sống của các gia đình vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Quan điểm của chính quyền Việt Nam nhấn mạnh việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số, nhất là quyền phát triển, luôn là ưu tiên cao của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước và Liên Hiệp quốc về vấn đề này.[105]
Liên Hiệp quốc cũng đánh giá cao Việt Nam về bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của nhóm dân tộc thiểu số. Ngày 15-3-2011, tại Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, chuyên gia độc lập về các vấn đề của người thiểu số, bà Gay McDougall đã có báo cáo hoan nghênh quyết tâm chính trị, các chính sách, biện pháp và chương trình của Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực. Bà cho rằng Việt Nam đã có các kinh nghiệm tốt về xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số.[106]
Ngày 31/3/2011, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) ra phúc trình cáo buộc chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên, theo đó từ 2001 tới nay, 350 người Thượng đã nhận các án tù giam vì tội vi phạm an ninh quốc gia, thông qua các hoạt động biểu tình và làm lễ tại các địa điểm thờ tự không được pháp luật công nhận. HRW kêu gọi Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC).[107]

Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

Đề cập tới tự do kinh tế, báo cáo viết ""Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, bình quân 7,5%/năm. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt trong vấn đề tạo việc làm và cải thiện đời sống của người dân."
Báo cáo cho rằng Việt Nam đã đạt được sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về các loại hình thông tin đại chúng, đời sống tín ngưỡng sinh động và phong phú trong xã hội Việt Nam, cũng như việc đảm bảo quyền của phụ nữ, trẻ em và người tàn tật.[29]
Tháng 8 năm 2010, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên cho phép một đoàn chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc được vào nghiên cứu về quyền con người, sau nhiều năm từ chối.[108] Việt Nam từng tuyên bố: "Không cho phép bất cứ cá nhân và tổ chức đến để điều tra tự do tôn giáo hay quyền con người" (theo Báo cáo Liên hợp quốc)[109] Chuyên gia độc lập của Liên hợp quốc sau cuộc điều tra nói Việt Nam còn phải làm nhiều để cải thiện đời sống nhân dân.
Chính phủ không cho phép tư nhân tham gia hoạt động một số lĩnh vực (nhập khẩu xăng dầu, truyền tải điện). Chính phủ kiểm soát giá xăng dầu, điện.
Không giống như đa số các quốc gia trên thế giới, người dân không có quyền sở hữu đất đai. Hiện tại, ngay bản thân một số báo chí trong nước cũng kêu gọi thay đổi hiến pháp công nhận quyền sở hữu đất đai.
Tình trạng tham nhũng, cửa quyền còn rất nặng nề, ảnh hưởng tới sự tiếp cận công bằng đối với các cơ hội kinh doanh. Kinh doanh ở Việt Nam quan trọng cần quan hệ.[110] Xã hội vẫn còn nhiều bất công cần phải khắc phục.

Hoạt động công đoàn

Ở Việt Nam, mọi hoạt động công đoàn do nhà nước quản lý và không có công đoàn độc lập tự phát.[111] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chỉ thị "cấm mọi hoạt động đình công tại các cơ quan và công ty nhà nước liên quan tới lĩnh vực điện, dầu khí, hàng không, đường sắt, bưu chính, cấp thoát nước và xuất bản báo chí."

Giáo dục

Điều 59, Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền học tập của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.

Quyền phụ nữ

Điều 63, Hiến pháp Việt Nam quy định "Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình".
Trên thực tế, Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á Thái Bình Dương và đứng thứ chín về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong chính phủ trên 135 nước.[112]

Quyền trẻ em

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.[112]

Quyền LGBT

Quyền với Người đồng tính

Hiện tại, luật Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng giới và chưa có các luật về quyền LGBT liên quan như: quyền nhận con nuôi, giải quyết các vấn đề nhân thân, tài sản, con cái...với người đồng tính.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 trong "Điều 10 - Những trường hợp cấm kết hôn" có quy định "Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính"[113] Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam từng liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy[114].
Ngày 16/05/2012, một đám cưới đồng tính nam ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang được gia đình tổ chức đã bị chính quyền giải tán và xử phạt hành chính.[115][116]
Tháng 7 năm 2012, Bộ Tư pháp Việt Nam đưa ra đề xuất sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó có thể công nhận hôn nhân đồng tính. Trong công văn gửi các ban, ngành, đoàn thể, Bộ Tự pháp nói rằng "Từ thực tế việc chung sống giữa những người đồng tình dẫn tới các vấn đề phát sinh về nhân thân, tài sản, con cái… nếu không thừa nhận hôn nhân của người đồng tính thì cũng phải có cơ chế pháp lý điều chỉnh để giải quyết những hệ quả liên quan khi họ quyết định chấm dứt cuộc sống chung".[117] Dự Thảo luật Hôn nhân gia đình sửa đổi 2014 ban đầu được các nhà chuyên môn soạn thảo có điều 16 quy định về giải quyết hệ quả pháp lý khi hai người cùng giới sống chung với nhau về tài sản, con cái. Tuy nhiên, bản Dự thảo cuối cùng đã bị Ủy ban thường vụ Quốc hội loại bỏ Điều 16 trước khi đến tay các đại biểu quốc hội với lý do "Để phù hợp với quy định không thừa nhận hôn nhân đồng giới"[118].
Ngày 12/11/2013, nghị định số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đã bỏ "kết hôn đồng tính" ra khỏi các hành vi bị cấm và xử phạt. Theo đó, các trường hợp tổ chức đám cưới đồng tính sẽ không bị xử phạt hành chính như trước kia nữa.[119][120].
Tháng 6/2014, Bộ luật dân sự 2014 được thông qua đã bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" nhưng Điều 8 về “Điều kiện kết hôn” lại quy định "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể tổ chức đám cưới và chung sống, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ nếu có tranh chấp xảy ra khi chung sống. Ngoài ra các nhu cầu phát sinh về nhân thân, tài sản, con cái... của người đồng tính khi chung sống cũng sẽ không được giải quyết.[121][122]

Quyền với Người chuyển giới

Hiện tại, Luật Việt Nam đã công nhận các trường hợp người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển giới nhựng chưa có luật cụ thể thi hành.
Trước tháng 11 năm 2015, Pháp luật Việt Nam cấm chuyển đổi giới tính đối với người chuyển giới. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính "trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính". Mặt khác, theo nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 thì việc "thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính" là hành vi bị cấm[123].
Quy định cấm trên khiến những người Việt Nam phải sang các nước như Thái Lan, Hàn Quốc để phẫu thuật chuyển giới. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), có hơn một nghìn người Việt Nam ra nước ngoài để phẫu thuật chuyển giới mỗi năm.[124].
Năm 2009, một trường hợp người chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam được chính quyền địa phương cấp giấy công nhận. Phạm Lê Quỳnh Trâm - một cô giáo chuyển giới tên khai sinh là Phạm Văn Hiệp, đã thực hiện chuyển giới ở Thái Lan. Khi về nước, sau khi thực hiện các thủ tục xét nghiệm y khoa, dịch thuật hồ sơ phẫu thuật chuyển giới, xác nhận của cơ quan tư pháp, công an, UBND tỉnh, thị trấn… đã được chính quyền địa phương - UBND huyện Chơn Thành, tỉnhBình Phước cấp giấy quyết định công nhận giới tính mới từ "nam" sang "nữ", và công nhận tên mới là Phạm Lê Quỳnh Trâm. Sau 4 năm được công nhận, đến ngày 21/1/2013, UBND tỉnh Bình Phước đã đề nghị Sở Tư pháp thu hồi và hủy bỏ hai quyết định của UBND huyện Chơn Thành về việc xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch đã cấp cho Quỳnh Trâm.[125][126]. Tuy nhiên sau đó, quyết định trên không bị thu hồi vì Bộ Y tế và Bộ Tư pháp Việt Nam xác định đây là "do lỗi của cơ quan chức năng".[127]
Đến năm 2015,Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã nhận được gần 600 hồ sơ cá nhân đề xuất sửa đổi giới tính mới trên giấy tờ pháp lý sau khi họ đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới và quyền chuyển giới được đưa vào Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi.[128][129].
Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 được thông qua công nhận quyền chuyển đổi giới tính và quyền thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi với người đã chuyển đổi giới tính được Quốc hội Việt Nam thông qua với 429/446 phiếu tán thành. Cụ thể, Điều 37 Bộ luật quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” được thông qua với 399/446 phiếu tán thành (chiếm hơn 80%).[130][131][132]

Vấn đề tham nhũng

Bài chi tiết: Tham nhũng tại Việt Nam
Bản đồ thể hiện mức độ tham nhũng trên thế giới năm 2010 do tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá. 9 - 10 8 - 8.9 7 - 7.9 6 - 6.9 5 - 5.9 4 - 4.9 3 - 3.9 2 - 2.9 1 - 1.9
Tham nhũng làm tình trạng nhân quyền của Việt Nam xấu đi, đặc biệt là ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận bình đẳng các lợi ích kinh tế của mọi người dân. Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam ở thứ 116/178 quốc gia trong danh sách Minh bạch năm 2010.[133] Theo một cuộc khảo sát năm 2010, ngành cảnh sát được người dân cho là tham nhũng nhất, rồi đến giáo dục, y tế, hải quan.[134][135]
Bộ Ngoại giao Anh cũng nhận định rằng phát triển kinh tế xã hội là thành tựu lớn của Việt Nam trong những năm gần đây và khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ đối mặt với những thách thức mới trong việc bảo đảm các tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện. Để duy trì những thành tựu tích cực đã đạt được, việc cần thiết là giải quyết vấn nạn tham nhũng, nâng cao tính minh bạch bao gồm tăng cường việc tiếp cận thông tin và người dân được chia sẻ ý kiến và thông tin một cách tự do. Bản thân chính phủ Anh cũng đã có những hợp tác tích cực với Việt Nam trong lĩnh vực này[34]

Tổ chức nhân quyền

Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam

Do chính các nhà bất đồng chính kiến nữ hoặc gia đình lập ra vào ngày 15 tháng 11 năm 2013 với tuyên bố là nhằm "bảo vệ nhân quyền Phụ nữ Việt Nam" sau khi chính họ đã phải trải qua những gì mà họ coi là "sự đàn áp của chính quyền Việt Nam". Ban điều hành hiện thời là Dương Thị Tân (người vợ của Điếu Cày - đã bị bắt vì tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam), blogger Huỳnh Thục Vy, luật sư Lê Thị Công Nhân, Trần Thị Hài, Trần Thị Nga.[136][137]

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam (CTNLTVN) được thành lập ở Sài Gòn vào ngày 18 tháng 2 năm 2014 bởi 68 cựu tù nhân, mà họ cho mình là Tù nhân Lương tâm (Chính phủ Việt Nam cho là ở Việt Nam không có tù nhân chính trị[138]). Đồng chủ tịch là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi. Mục đích của hội là để "đấu tranh cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, xây dựng dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế, văn minh của nhân loại, được biểu đạt trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội." [139]

Giáo dục nhân quyền

Giáo dục nhân quyền đã được đưa vào dạy trong một số trường đại học.[140]

Tình hình nhân quyền theo năm

2013

  • Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW) cho biết trong một cuộc họp báo diễn ra ở Bangkok hôm 21/1/2014 tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã ‘xấu đi nghiêm trọng’ trong năm 2013.[141]
  • Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 hôm 12/11/2013 đã bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất (184/192).[142]

2014

  • Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói Việt Nam đã đáp ứng 80% trong 123 khuyến nghị về nhân quyền mà các nước đưa ra cho Hà Nội năm 2009.[143]

Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét