Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 5 – Phần 3
Posted by adminbasam on 22/07/2016
Tác giả: Epoch Times
Dịch giả: Nam Hoàng
22-7-2016
Mời xem lại: Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Lời mở đầu – Chương 1 – Chương 2 — Chương 2 – Phần 3 — Chương 3: Phần 1 và Phần 2 — Chương 3 – Phần 3 — Chương 4 – Phần 1 — Chương 4 – Phần 2 — Chương 4 – Phần 3 — Chương 5 – Phần 1 — Chương 5 – Phần 2
6. Leo lên đỉnh cao quyền lực
Ngày 30 tháng 5, Giang Trạch Dân lại một lần nữa phụng mật lệnh vào kinh.
Không lâu sau khi Giang đến nơi, thư ký của Trần Vân đi vào thông báo: “Đồng chí Trần Vân đang đợi anh.” Trần Vân cùng Giang Trạch Dân nói chuyện hết sức cởi mở, Trần Vân trực tiếp nói thẳng: “Đồng chí Tiểu Bình để ta báo cho anh biết rằng anh sẽ lên làm trên Trung ương, thay thế đồng chí Triệu Tử Dương.” Giang Trạch Dân không thốt nên lời. Giang hiểu thời khắc mấu chốt này nếu nói sai một câu cũng sẽ tước đi tất cả những gì mình gây dựng được. Trước khi tới Bắc Kinh, Giang đã hay tin các vị Đại lão đến nhà Đặng Tiểu Bình gặp mặt hai lần. Giang cũng nghe ngóng được Trần Vân là người đầu tiên đề xuất Giang lên thay Triệu Tử Dương. Trần Vân nghe Lý Tiên Niệm nói, Giang Trạch Dân ở Thượng Hải có Đảng tính tương đối mạnh, đối với lệnh giới nghiêm lần này thái độ cũng rất kiên quyết. Nhưng Giang Trạch Dân không biết thái độ của bản thân Trần Vân đối với mình là như thế nào, cho nên Giang chỉ có nghe mà không dám nói.
Đến khi gặp Lý Tiên Niệm thì thoải mái hơn rất nhiều. Lý Tiên Niệm hỏi sơ qua về tình hình Thượng Hải rồi nói: “Anh không cần phải gấp gáp đi gặp Tiểu Bình, bởi vì quyết định là ở đồng chí Tiểu Bình, dĩ nhiên sẽ tìm anh bàn lại.” Giang Trạch Dân biết công phu lấy lòng Lý Tiên Niệm của mình đã không uổng phí, nhưng Giang nhớ lời Tăng Khánh Hồng, nghe nhiều nói ít. Cho nên, ngoại trừ trả lời ngắn gọn những vấn đề ngoài rìa, Giang chỉ hơi khom lưng, làm ra dáng vẻ rửa tai lắng nghe.
Khi trở về phòng, Giang lập tức thực hiện ba cuộc điện thoại. Cú điện thoại đầu tiên là gọi cho Tăng Khánh Hồng thông báo: “Xem ra ta không về được [Thượng Hải].”
Tăng lộ vẻ khẩn trương, hỏi : “ Không phải anh đi hai ba ngày sẽ về sao ? ”
Giang nói: “Ta sẽ ở lại đây làm việc, ngày mai anh lên đây một chuyến.”
Cuộc điện thoại thứ hai là cho nguyên Thị trưởng Thượng Hải Uông Đạo Hàm, Giang nói: “sau này vẫn mong được chú chiếu cố nhiều.”
Người thứ ba mà Giang gọi điện thoại là cho phu nhân Vương Dã Bình để cho nàng chuẩn bị lai kinh, nhưng Vương Dã Bình không tỏ thái độ.
Đại cục đã định, lúc tám giờ tối, Lý Bằng, Diêu Ỷ Lâm chờ ở Đại hội đường Nhân dân khách khí mời tiệc Giang Trạch Dân. Giang Trạch Dân cảm tưởng như đang trong mộng.
Thời điểm quân đội tiến vào Bắc Kinh đã trì hoãn vài lần, mãi đến ngày 1 tháng 6 mới có chỉ định cuối cùng là đêm 3 tháng 6 sẽ vào thành. Giang Trạch Dân làm Tân nhậm Tổng Bí thư từ cuối tháng 5 cũng đã bắt đầu đọc và duyệt văn kiện.
Cái ngày 4 tháng 6 làm người ta khiếp sợ đó rốt cuộc cũng đã tới và đã qua. Đến nay (2005) đã 16 năm và Giang Trạch Dân hy vọng “Lục Tứ” có thể hoàn toàn biến mất trong trí nhớ của mọi người. Nhưng hàng năm cứ đến gần ngày này người ta vẫn dùng hình ảnh cùng văn chương để truy tế người đã khuất, đây là điều Giang Trạch Dân không muốn thấy nhất. Năm 2002 lúc rời khỏi vị trí Tổng bí thư cùng Chủ tịch nước, Giang để lại cho Thường ủy Cục Chính trị mấy quy củ, trong đó có một điều chính là không cho lật lại sự kiện “Lục Tứ”, bởi vì Giang là một trong những nhân vật mấu chốt nhất tham dự vào sự kiện này.
7. Cơn ác mộng không dứt
Sau khi xảy ra “Lục Tứ”, ngày tháng cứ trôi qua chầm chậm và đầy thử thách với Giang Trạch Dân. Trong lòng Giang hết mực lo sợ có người đòi lật lại vụ án “Lục Tứ”, lật lại vụ án Triệu Tử Dương. Hình ảnh Triệu Tử Dương tiến vào quảng trường Thiên An Môn để thăm sinh viên đã trở thành chứng kiến lịch sử cho thấy Triệu không muốn tru diệt sinh viên. Giang giận nhất chính là mười mấy năm qua đến khi gần tới sự kiện “Lục Tứ” người ta lại đăng đi đăng lại tấm hình này, đó tựa hồ như một lời nhắc nhở buốt nhói rằng Giang lên ngôi quyền lực chẳng mấy quang minh. Giang Trạch Dân cũng không quên lời phê bình của Triệu Tử Dương đối với mình trước sự kiện “Lục Tứ”, nên đã tiến hành giám thị khống chế gia quyến của Triệu thậm chí còn gắt gao hơn trước, đến mức người trong ngành an ninh cũng cảm thấy khó hiểu và cũng không đành lòng hạ thủ.
Sau “Lục Tứ”, cơ hồ tất cả tin tức truyền thông toàn thế giới đều chuyển tải một tấm hình, trong tấm hình này một người thanh niên với tay không đã dùng thân mình ngăn trở xe tăng. Vị thanh niên này tên là Vương Duy Lâm. Truyền thông nước ngoài hết lời khen ngợi với giọng điệu hết sức kính nể dũng khí kỳ hòa kháng bạo lực của Vương, cũng gọi anh là anh hùng của thế kỷ hai mươi. Sự tồn tại của Vương Duy Lâm tự nhiên cũng trở thành yếu tố gợi nhắc đến “Lục Tứ”. Giang Trạch Dân đối với việc này cũng tức giận khôn nguôi, mật lệnh tìm cho được vị thanh niên này (lúc đó không ai biết thân phận của anh). Sau khi Vương bị bắt, Giang đã hạ lệnh bí mật sát hại.
Năm 2000 Giang Trạch Dân được phỏng vấn bởi ký giả gạo cội Mike Wallace của chương trình “60 Minutes” đài CBS, Hoa Kỳ. Lúc đó Wallace hỏi Giang Trạch Dân về tấm ảnh Vương Duy Lâm: “ông có bội phục dũng khí của anh thanh niên này hay không?”, không ngờ Giang nói: “anh ta tuyệt đối không bị bắt. Tôi không biết anh ta ở nơi nào.” Cái này đối với vị ký giả lão làng mà nói, tương đương với việc trả lời mà không cần hỏi.
Trong sự kiện “Lục Tứ” còn có một vị khác được người Hoa cả trong và ngoài nước tán thưởng anh hùng là Quân trưởng Tiểu đoàn 38 Từ Cần Tiên. Ông Từ đã trực tiếp kháng mệnh, không chịu phục tùng mệnh lệnh hướng về học sinh nổ súng, cũng bị chủ tịch quân ủy Giang Trạch Dân hạ lệnh bí mật xét xử ở tòa án quân sự và bị bỏ tù 5 năm.
Không lâu sau “Lục Tứ”, trong một cuộc họp báo, một ký giả người Pháp đặt câu hỏi về một nữ nghiên cứu sinh đã bị bắt do tham gia biểu tình và sau đó bị hãm hiếp khi bị giam ở nhà tù tỉnh Tứ Xuyên, Giang Trạch Dân trước mặt mọi người đã bật thốt lên một câu thật khiếp sợ: “cô ta đáng bị thế!”
Trừ lần đó ra, đối với Giang Trạch Dân mà nói điều quan trọng chính là muốn làm nhạt phai và méo mó trí nhớ của toàn thể dân chúng Trung Quốc đối với “Lục Tứ”, như vậy mới có thể bảo đảm không thể nào bình phản “Lục Tứ”, bảo đảm không có người uy hiếp địa vị quyền lực tối cao của y. Về phương diện này có thể nói Giang Trạch Dân là bậc thượng thừa. Thời thanh thiếu niên, Giang Trạch Dân đã được đích thân chứng kiến phụ thân Giang Thế Tuấn áp dụng tuyên truyền lừa bịp để dần dần làm phai mờ cuộc đại thảm sát Nam Kinh trong trí nhớ dân chúng Trung Quốc. Bất quá bây giờ điều kiện kỹ thuật ưu việt hơn, Giang lập tức hạ lệnh sản xuất những tiết mục truyền hình, dựng nên cái gọi là “những hành động tàn bạo” của cuộc biểu tình sinh viên, thậm chí không tiếc đốt cháy quân xa để quay chụp hiện trường, nhằm khiến cho dân chúng cả nước tin tưởng rằng quân đội không có cách nào khác là phải nổ súng. Chẳng mấy chốc, rất nhiều người không đích thân trải qua sự kiện này liền bắt đầu tin tưởng rằng Bắc Kinh đúng là đã xảy ra “bạo loạn”.
Mặt khác, Giang Trạch Dân lại hạ lệnh thanh tra tất cả những ai tham dự “Lục Tứ”, ủng hộ học sinh, phản đối trấn áp, khích lệ tố cáo, đối với bọn họ phải nhất nhất thanh toán. Thông qua dối trá và đe doạ, về căn bản đã khiến cho dân chúng không hề dám đàm luận “Lục Tứ” nữa, cũng không còn dám nhớ lại “Lục Tứ”. Rất nhiều sự thật lịch sử liên quan đến “Lục Tứ” đã không được nhiều người Trung Quốc biết đến, càng về sau người ta càng không rõ, bởi vì không có một người trong cuộc nào dám nhớ lại đoạn lịch sử này. Người Trung Quốc về sau tranh luận nhiều nhất là trong cái đêm định mệnh trấn áp “Lục Tứ”, xe tăng Trung Cộng có thực sự nghiền nát người biểu tình hay không?
Nguyên Thất vụ Ủy viên Phòng Nghiên cứu Văn hiến Trung ương Trung Cộng, tổ trưởng tổ nghiên cứu tiểu sử Chu Ân Lai, tác giả cuốn “Chu Ân Lai lúc về già”, Cao Văn Khiêm tiên sinh từng đưa ra một ví dụ như vậy: “vấn đề xe tăng có nghiến người biểu tình ở Lục Bộ Khẩu hay không là điều lúc ấy được tranh luận nhiều nhất ở các cơ quan nội bộ chính phủ, sự thật đã chứng minh đúng là có nghiến người. Sau này khi tôi ra nước ngoài rất nhiều người trong cuộc cũng nói với tôi về điều này. Chính là ở Tân Hoa Môn và Lục Bộ Khẩu xe tăng đã đuổi theo để nghiền nát sinh viên đang chạy ra khỏi quảng trường Thiên An Môn. Kết quả là rất nhiều người bị nghiền thịt thành tương. Thời điểm đó dù sao cũng có rất ít người thấy được cảnh tượng này, nhưng tin tức vẫn lan truyền rất nhanh. Tôi biết một tình huống, tại một ký túc xá Bộ Tuyên truyền ở phụ cận Lục Bộ Khẩu, có một bác sĩ lúc ấy là người được đi học bồi dưỡng ở Bộ Tuyên truyền, rất được tín nhiệm. Anh ta đã tận mắt thấy được cảnh tượng này.
Lúc ấy chuyện này trở thành lời đồn thổi lớn nhất, nếu lan truyền đi như vậy đơn giản là… như thế nào đi nữa mà nói, xe tăng đuổi theo người để nghiến là điều không thể được, giải thích kiểu gì cũng không được, cho nên phải ‘minh bạch tin đồn’. Ở cơ quan tôi những người thực hiện điều tra có thái độ khá cứng rắn. Họ cứ hỏi: ông nghe ai nói? Ai nói cho ông? Cuối cùng truy được tới vị bác sỹ đi học ở Bộ Tuyên truyền, liền đưa ông ấy đến chỗ bộ đội giới nghiêm. Tại đây khi bị nghiêm hình ép cung, hỏi “ông có thấy không?”, ông trả lời “tôi quả thật có thấy, tôi là một Đảng viên luôn trung thành với Đảng, tôi thấy cái gì thì nói cái ấy, tôi đúng là có thấy”. Sau đó người của bộ đội giới nghiêm cầm một baton 1000V uy hiếp: “ông có thấy không?” Vị bác sĩ nói: “có thấy, tôi quả thật có nhìn thấy”. Xẹt xẹt, họ dùng baton sốc điện, vị bác sĩ bất tỉnh tại chỗ. Một hồi sau khi tỉnh lại, lại bị hỏi: “ông có thấy không?”, trả lời: “có thấy”. Xẹt xẹt, lại sốc điện tiếp, vị bác sỹ lại hôn mê. Cứ như vậy sau mấy lần, cuối cùng vị bác sĩ nói: “không nhìn thấy”. Sau đó nghe nói người này thân thể đã suy kiệt, tinh thần cũng suy kiệt, đó không chỉ là vấn đề sốc điện tra tấn, mà đây là một loại hành hạ tinh thần.
Cộng Sản vốn đưa ra quy tắc nói lời thành thật và yêu cầu Đảng viên phải cầu thị sự thật, nhưng kết quả lại hoàn toàn không để cho ngươi ta nói lời thật. Có lúc ta thường nhớ lại một câu nói như vậy, “có lẽ nào mực viết ra lời nói dối lại có thể che giấu được máu viết nên sự thật?”
Câu chuyện thương tâm của Phương Chính là một bằng chứng đanh thép cho sự tàn bạo của “Lục Tứ”. Phương là sinh viên tốt nghiệp Học viện Thể dục Bắc Kinh, hai chân anh đã bị xe tăng nghiến đứt.
16 năm sau, khi trả lời phỏng vấn của Đại Kỷ Nguyên, Phương Chính nói “tôi tránh không kịp nên ngã xuống đất, xe tăng đè ép xuống, hai chân tôi liền bị nghiền nát. Bánh xích xe tăng đều là dây xích nhỏ và bánh răng, tôi cảm giác được quần của mình bị cuốn vào bánh xích, cảm giác bị chèn xiết lại rất chặt. Lúc ấy tôi còn có một chút ý thức, chỉ cảm thấy thân thể dưới đất bị phía trước kéo đi thùng thùng thùng. Sau khi đến bệnh viện bác sỹ nói đầu, lưng, bả vai của tôi cũng bị sát thương. Sau khi bánh xích xe tăng nghiến nát chân tôi, chiếc quần cũng bị xé nát bươm, tôi ngã xuống đất và lăn long lóc về phía vệ đường gần đường đi bộ … cảnh tượng đó là sau này tôi tình cờ thấy được trên internet nhờ sử dụng Dynamic Web, lúc đó tự tôi mới thấy được cảnh tượng này. Tôi nghĩ nó có trên các trang web có máy chủ ở bên ngoài Trung Quốc, một người nằm dưới đất bên vệ đường, hai chân bị đứt lìa. Người kia quả thật chính là tôi. Cả hai chân của tôi đều bị đứt, chân phải bị đứt đến đùi trên, chân trái đến đầu gối…”
Trong quá trình che giấu sự thật, gài đặt tang vật và trừ khử nhân chứng, Giang Trạch Dân đều thuần thục kiểm soát cơ cấu tuyên truyền và sử dụng bạo lực. Sau này Giang lại dùng chính thủ đoạn này để trấn áp học viên Pháp Luân Công, đó là chuyện về sau.
Với hai tay đẫm máu, bất kể giang trạch dân có bưng bít thế nào, mỗi năm đều có một lần 4 tháng 6.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét