Hà Sĩ Phu
Đã có một thời ấu trĩ, nghèo khó, trông con đường “tám thước” đã thấy rộng “thênh thang” [1], thấy ánh điện sáng trên cầu Việt Trì đã sướng nhảy lên”Ơ này anh em ơi” [2], thế mà trong đầu còn mở ra những thứ thênh thang gấp bội thì lâng lâng cũng phải. Này là bài ca hữu nghị Việt-Trung-Xô, này là anh cả Liên xô chị hiền Trung Quốc, này là vô sản toàn thế giới, này là thế giới đại đồng…Trước những thứ hoành tráng, bát ngát như vậy cái gì là RIÊNG, là cá nhân chẳng những bị xem là nhỏ bé mà còn tội lỗi nữa, phải nép vào một xó, nhường chỗ cho những gì là CHUNG, là “tập thể”, là “toàn dân”… Đã là cá nhân, lại kèm thêm chữ “CỦA” (tức là sở hữu đấy), như của tôi, của anh, thì xấu xa lắm, phải từ bỏ ngay hoặc chôn kín trong lòng.
Phản ứng của các bô lão Hải Phòng trước phát biểu của Bí thư Nguyễn Văn Thành tại CLb Bạch Đằng
Theo Nguyễn Quang Vinh, 8 giờ sáng ngày 17/2/2012, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành và nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan có buổi gặp mặt và nói chuyện với thời sự với 500 cán bộ trung, cao cấp Hải Phòng đã nghỉ hưu thuộc Câu lạc Bộ Bạch Đằng.
Trước khi ông Vũ Khoan nói chuyện thời sự Quốc tế và khu vực, Bí thư Nguyễn Văn Thành lên diễn đàn nói về tình hình vụ Tiên Lãng. Vì tất cả các bác, các chú lão thành cách mạng đều đã đọc báo, nghe đài, đều được biết rõ kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Tiên Lãng nên yên tâm là Bí thư sẽ thông tin đàng hoàng, với những cam kết mạnh mẽ trong việc lãnh đạo thành phố và huyện Tiên Lãng xử lý nghiêm túc kết luận của Thủ tướng.
Vụ Tiên Lãng và “pháp luật qua điện thoại”
Trong thời gian gần đây vụ ông Đoàn Văn Vươn và người thân nổ súng vào đoàn cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí và công luận. Đặc biệt vụ việc này còn là một ví dụ cho thấy rõ những bất cập liên quan đến không chỉ năng lực mà còn quan trọng hơn là tính khách quan, độc lập trong hoạt động của ngành tư pháp Việt Nam.
Liên quan đến vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng và những khuất tất đằng sau việc xét xử vụ kiện của ông Đoàn Văn Vươn, gần đây bà Chánh án TAND TP Hải Phòng cho rằng nguyên nhân là do các cán bộ tòa án đã "nhận thức đơn giản, hết thời hạn giao đất thì sẽ phải thu hồi".
Chuyện nước Đức và một tổng thống phải từ chức
Dương Thạch
Từ cuối năm 2011, suốt hai tháng nay truyền thông Đức dồn dập đưa tin về những vấn đề của Tổng thống đương nhiệm Christian Wullf. Dư luận bàn tán xôn xao, các hãng thăm dò ý kiến liên tục phỏng vấn thăm dò ý kiến quần chúng. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Đức gặp phải những vấn đề khá "nhạy cảm" khi bị báo chí phanh phui một số việc mà đúng ra một Tổng thống không nên làm.
Chiều 16-2-2012 vừa qua, công tố viện Hannover chính thức nộp đơn lên Quốc hội Liên bang xin truất quyền miễn tố của Tổng thống Christian Wulff với lý do có tình nghi sơ khởi ông này nhận và cấp ưu đãi nhờ chức vụ (Hannover là thủ phủ của tiểu bang Niedersachsen, nơi ông Wulff làm thống đốc 7 năm), đây là điều chưa từng có trong lịch sử Đức. Chỉ khi nào tổng thống Christian Wulff mất quyền miễn tố thì công tố viện mới có thể điều tra.
19/02/2012
Quá độ cho tự do báo chí
Viết Lê Quân
Tác giả đánh giá vụ Tiên Lãng là “một bước ngoặt cho tự do báo chí”. Như thế, một mặt tác giả ngầm thừa nhận một sự thực ai cũng biết: trước đó báo chí không được tự do; mặt khác, lại hy vọng vào tương lai tốt đẹp của nền báo chí nước nhà. Chúng tôi dù chia sẻ nhiều ý kiến của tác giả trong bài báo, vẫn cho rằng tác giả đã quá lạc quan, quá tin vào “lòng nhân từ” của chế độ toàn trị. Tự do ngôn luận ở Việt Nam ư? Ai đó đã khẳng định hoàn toàn tin Việt Nam có tự do ngôn luận, nhưng lại nói thêm rằng không đảm bảo có tự do sau ngôn luận hay không! Lời lẽ ấy chẳng qua chỉ là thói ăn nói mỉa mai của bọn trí thức (vốn hân hạnh được “ông tổ” Lênin gọi là cứt; sau này còn hân hạnh hơn vì được lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông hạ dưới bậc cứt) hay chăng? Không! Những ai còn mơ hồ, hãy xem trường hợp chị Bùi Thị Minh Hằng: chỉ cần tại TP Hồ Chí Minh giơ khẩu hiệu “Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra Luật biểu tình”, là đủ cho chính quyền Thủ đô Hà Nội ra quyết định đưa chị vào trại tập trung, giam chung với những người bị HIV. Đấy, nhà nước ta đảm bảo quyền tự do ngôn luận đã ghi rành rành trong Hiến pháp như thế đấy! Toàn dân Việt Nam hãy đoàn kết lại, muôn người như một, hô lên rằng: “Phương pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận do nhà nước thực hiện muôn năm!”. Ấy chết! Quên mất tấm gương chị Bùi Thị Minh Hằng: Hô ủng hộ nhà nước chưa chắc đã yên thân. Chị chẳng đã ủng hộ Quốc hội ra Luật biểu tình, mà vẫn phải tù đày đó ư?! Bauxite Việt Nam |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét