Truyền thông Việt Nam “hậu Tiên lãng”
Hoàng Hưng
Vụ Tiên Lãng vẫn đang diễn biến, công luận còn tiếp tục lo âu theo dõi việc giải quyết thấu đáo và có lý có tình đến mức nào sau mấy kết luận còn chung chung, đa nghĩa và tạo không ít hoài nghi của Thủ tướng. Nhưng một câu hỏi lớn hơn đã đặt ra trước toàn hệ thống chính trị: không chỉ là dấu đỏ cảnh báo áp lực nồi xúp-de lòng dân đã tới ngưỡng an toàn mà nhà cầm quyền có thể tạm “xả xúp páp” bằng vài thủ thuật không khó lắm, Tiên Lãng còn là đống mối đùn cao như núi cho thấy cả ngôi nhà chế độ đã mục ruỗng, không còn thể chần chờ với những biện pháp vá víu. Nếu Việt Nam là một nước dân chủ văn minh, chắc chắn sẽ có một “Việt Nam hậu Tiên Lãng”, giống như một “nước Pháp hậu tháng 5/1968”, một “nước Mỹ hậu 9/11”, nghĩa là sau một sự biến nghiêm trọng như thế, toàn bộ hệ thống chính trị phải suy nghĩ lại tất cả đường lối cơ bản để tái cấu trúc xã hội. Vụ Tiên Lãng đã phơi bày sự bế tắc của toàn hệ thống giữa thanh thiên bạch nhật không còn mảnh vải che thân. Ta thử đợi coi sau Tiên Lãng, Luật Đất đai sẽ được sửa đổi ra sao, rồi Hiến pháp sẽ phải sửa đổi thế nào, v.v. Những vấn đề rất căn bản ấy nhiều người đã nói tới, đã bàn nát cả rồi, tôi không muốn nói thêm gì nữa.
Cưỡng chế thu hồi đất đai ở Trung Quốc đang làm cho người nông dân thất nghiệp
Marina Haynes
Phạm Gia Minh dịch từ http://en.kanzhongguo.com/opinion/3626.html
Thu hồi đất đai ở Trung Quốc đã làm nảy sinh nhiều bất ổn xã hội đối với nông dân. Foto Frederic J. Brown/AFP |
Nghiên cứu gần đây đã cho thấy 98% các cá nhân giàu có ở Trung Quốc đều là cán bộ đảng viên đảng cộng sản hoặc con cháu các ủy viên Bộ Chính trị. Họ trở nên giàu một cách bất hợp pháp, thường thì trong những hoàn cảnh có nhiều nghi vấn. Họ đã tích lũy đống của cải phi pháp đó trên lưng những người dân lành cực nhọc làm lụng hàng ngày.
Chẳng hạn một trường hợp mà blogger ủng hộ phong trào nhân quyền Trương Thiên Bình (Zhang Jianping ) cho biết, các quan chức đã lạnh lùng vô cảm thu hồi 63 mẫu Anh (khoảng 25,2 ha - ND) đẩy 1.179 nông dân vào hoàn cảnh không còn phương tiện sinh sống.
Khu đất này dự định để phục vụ làm đường ở huyện lỵ Bình Nam (Pingnan) thế nhưng 45 mẫu đất thu hồi lại đã được bán cho các nhà phát triển bất động sản nhằm kiếm lời, theo thông tin của blogger này cho hay. Các dân làng đã kiến nghị tới cơ quan công quyền ở mọi cấp, kể cả chính quyền Bắc Kinh từ năm 2008 để giành lại đất, thế nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Khi chính quyền “coi dân như kẻ thù”
Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
Ngày 10/2/2012, nhiều người dân vui mừng vì Thủ tướng Chính phủ đã đích thân chỉ đạo xử lý vụ cưỡng đoạt đất đai trái pháp luật, xâm hại tài sản công dân của chính quyền địa phương đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng - Hải Phòng.
Nhà văn Võ Thị Hảo lưu ý về tệ nạn mà bà gọi là "côn đồ tập thể" và "nô lệ hóa dân" đang hình thành và lan rộng trong xã hội Việt Nam
Sở hữu đất đai "quyền thiêng liêng của dân"
Một cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội lên tiếng với BBC cho rằng Việt Nam cần cải tổ triệt để thể chế, luật pháp, viết lại Hiến pháp, trong đó trả lại quyền sở hữu đất đai "thiêng liêng, bất khả xâm phạm" cho người dân và tôn trọng các quyền cơ bản khác của nhân dân.
Luật sư Trần Quốc Thuận đề nghị cải cách xã hội triệt để
LS Trần Đình Triển: "Không thể xem ông Đoàn Văn Vươn là chống người thi hành công vụ"
Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP hôm qua 10/02/2012 về vụ Tiên Lãng mang tựa đề «Người nông dân Việt Nam trở thành anh hùng sau khi đấu súng với công an». Bài viết nhận định, anh em ông Đoàn Văn Vươn khi chống lại lực lượng cưỡng chế đã làm bị thương sáu nhân viên công lực – đây là một sự kiện hiếm hoi.
Luật sư Trần Đình Triển (DR)
Nạn cướp đất ở Trung Quốc
Duy Ái - VOA
Hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất hay tịch thu đất đai bừa bãi của chính quyền. Đó là một trong những kết quả của một cuộc nghiên cứu do Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh thực hiện. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm thứ 3, vài ngày sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng nạn tịch thu đất đai bừa bãi là nguyên do chính của những vụ khiếu kiện và gây rối đông người.
Trong lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc lại câu nói 'Không cải cách thì Trung Quốc chỉ có chết mà thôi', chính quyền Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch đàn áp thô bạo nhắm vào những người hô hào cải cách dân chủ. Hình: ASSOCIATED PRESS
Thư gửi các quan huyện
Hiệu Minh
Khổ từ tấm bé. Ảnh: CLC |
Thưa các quan
Người ta bảo, chủ tịch huyện bây giờ quyền to lắm. Cả nước có gần 700 huyện, thị trấn, quận, tương đương có 700 quan huyện. Chính quyền huyện có cảnh sát, công an, bộ đội riêng. Chế độ tồn hay suy vong là do 700 vị quan. Họ là những viên gạch vững chắc cho quốc gia và cũng có thể là sâu mọt làm lụn bại chế độ. Vì thế mới có thư này.
Chuyện của cha tôi
Tôi muốn kể về cha tôi và ruộng đồng cách đây nửa thế kỷ. Ông sống gần hết thế kỷ 20, từng bôn ba sang Lào kiếm ăn, nhưng rồi thất bại nên quay về với đồng quê Hoa Lư (Ninh Bình).
Lúc 5-6 tuổi hồi cuối 1950, tôi vẫn nhớ cảnh nông dân được chia ruộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Người ta xướng tên, cả làng reo hò, hoan hô, chủ được nhận văn tự. Bố mẹ tôi được 5 sào ở đồng sâu gần ngòi Cuôi, 3 sào ở đồng cạn, vài sào mầu, có lẽ tổng cộng hơn mẫu ruộng, thưở đó là to lắm.
Nhà 10 miệng ăn, số ruộng ấy cũng chỉ đủ lần hồi. Cha mẹ tôi, những người chịu thương chịu khó suốt một đời, đã đổ bao mồ hôi và nước mắt, cấy hái và trồng trọt trên mảnh đất yêu quí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét