Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

25/02/2012 ĐI THĂM CÙ HUY HÀ VŨ

Nguyễn Huệ Chi
Phải trở dậy lúc 4 giờ sáng đối với tôi là cả một cực hình, nhất là mấy hôm nay lại trở chứng, rối loạn tiền đình làm chóng quay cả mặt, nhưng việc anh em mời đi thăm Cù Huy Hà Vũ khiến tôi không còn cách nào khác là vừa nghe chuông đổ đã phải vin thành giường đứng dậy. Dù cảm thấy trời xoay nghiêng ngả vẫn cứ phải bật cười nhớ đến Phùng Quán: “Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”. Đúng là mình không biết vịn vào thơ nên mới xoay tít mù như thế này đây.
Đúng 5 giờ kém 15, người bạn thân, Thượng tá C. quân phục oai nghiêm, đã có mặt trước cổng nhà. Tiếp ngay đó, bạn Lê Dũng bấm chuông: xe anh đã sẵn sàng đón tôi. Chúng tôi lên xe trong cái lạnh tinh mơ của Hà Nội nên nhà tôi cố nhét thêm cho anh C. một chiếc khăn quàng len vì thấy bộ quân phục của anh tuy trông rất oách nhưng lại quá mỏng. Đường Hà Nội lúc này mới thật là Hà Nội lý tưởng của 60 năm về trước, trên đường chỉ lác đác vài bóng người. Hình như đây cũng là giấc mơ không có thật của ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, một Hà Nội sạch sẽ tinh tươm và không phải lèn nhau như nêm cối. Biết đâu ông ấy chẳng ra lệnh đổi ngày làm đêm để làm cho biện pháp điều chỉnh giao thông của mình đích thực có hiệu quả? – Hình như cả mấy chúng tôi nhìn lướt trên con

Kiêu binh trong thời đại Hồ Chí Minh

Lê Anh Hùng
Những vụ bê bối gần đây liên quan đến lực lượng công an, chẳng hạn như vụ việc Đại tá Đỗ Hữu Ca chỉ huy quân lính bắn xối xả vào nhà ông Đoàn Văn Quý ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5/1/2012 để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật rồi sau đấy lại tự vỗ ngực huênh hoang rằng đó là “trận đánh đẹp”; vụ Trung tá Nguyễn Văn Ninh (Hoàng Mai, Hà Nội) đánh ông Trịnh Xuân Tùng gãy cổ ngày 28/2/2011 khiến ông tử vong nhưng chỉ bị Toà án Hà Nội tuyên xử 4 năm tù giam; vụ anh Nguyễn Công Nhựt chết tại đồn công an huyện Bến Cát (Bình Dương) với nhiều thương tích trên người song phía công an lại thông báo là anh Nhựt “tự nguyện ở lại đồn công an trong 4 ngày từ 21-25/4/2011 rồi tự tử vì ân hận”, còn viên cảnh sát được giao điều tra vụ việc khi anh Nhựt đang bị tạm giữ thì trắng trợn gạ tình vợ đương sự; hay hiện tượng tiêu cực ngày càng ngang nhiên và lộ liễu trong lực lượng CSGT suốt bao năm qua, v.v. khiến người ta phải đặt câu hỏi là phải chăng lực lượng công an ngày nay đã trở thành một thứ kiêu binh và những vụ việc nêu trên là những dấu hiệu bề ngoài của loạn kiêu binh? Xem ra “thanh kiếm của Đảng” đã bắt đầu vung lên loạn xạ, mà lại nhằm vào đầu dân lành.

Luật sư Dương Hà: “Đừng quên Cù Huy Hà Vũ”

clip_image001
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012. REUTERS/Stringer

Ông André Menras: Chúng tôi không đơn độc trong “cuộc chiến bị kiểm duyệt” tại Biển Đông

clip_image001
Áp phích phim "Hoàng Sa, nỗi đau mất mát" cho buổi chiếu phim tại Toulouse. DR

Video clip Bí thư Thành nói chuyện với CLB Bạch Đằng

Nguyễn Quang Vinh
clip_image001
Hôm qua và hôm nay, rất nhiều báo đăng thông tin: Lãnh đạo CLB Bạch Đằng: “Bí thư Thành ủy Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng

Phản biện xã hội: Ai?

Nguyễn Phương
Như tiêu đề cho thấy, bài viết dưới đây của Nguyễn Phương nhắm trả lời câu hỏi: Ai là người (có trách nhiệm, có chức năng) phản biện xã hội? Cuối bài tác giả dùng một câu trong sách thay cho kết luận của mình với với hai ý chính mà có lẽ số đông chúng ta tán thành:
- Phản biện xã hội là sản phẩm trí thức, nhưng không phải riêng của trí thức.
- Trí thức phải đi tiên phong trong phản biện xã hội,  cho nên nếu không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa.
Ý thứ nhất hẳn không cần tranh luận vì không cần là “người Trí thức 智 識” vẫn có thể có những “Tri thức 知 識” để phản biện xã hội.
Riêng ý thứ hai trong kết luận này đang gặp một số phản biện, rằng không nhất thiết phải tham gia hay phải “tiên phong” trong phản biện xã hội, người Trí thức mới xứng đáng là Trí thức (nghĩa là có thêm thì tốt, nhưng không có cũng không sao). Vì sản phẩm Trí thức chính của người Trí thức là ở sản phẩm chuyên môn của họ, để yên cho họ tập trung vào sở trường ấy có thể còn có lợi cho xã hội hơn.
Cuộc tranh luận này vì thế liên quan đến cuộc “mổ xẻ” các khái niệm: phản biện xã hội là gì, Trí thức là gì, là ai? Trí thức cũng là một danh vị thông thường hay một danh vị cao siêu?...
Xin được góp ba gợi ý nhỏ:
- Có những khái niệm chỉ có thể định tính, không thể định lượng nên có thể hiểu ở nhiều tầm vóc khác nhau: ví dụ ông này cũng vẫn là Trí thức nhưng như ông kia thì Trí thức hơn, hay như bà nọ mới thật tiêu biểu cho Trí thức.
- Khi học văn, học toán… thì chẳng những học kiến thức văn hay toán, nhưng điều quan trọng hơn là học trong đó những tư duy toán, tư duy văn, tức những phương pháp tư duy khoa học, mà PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY khoa học thì không còn ranh giới trong chuyên môn hẹp nữa, dễ dàng xâm nhập sang nhau. Vì thế đã sang phạm trù TRÍ THỨC thì những ranh giới chuyên môn không còn ngăn cách nữa, họ dùng các phương pháp tư duy khoa học ấy trong mọi trường hợp.
- Trí thức cũng là những con người cụ thể. Người Trí thức phải căn cứ vào tài năng cụ thể của mình, phải sống với tình hình cụ thể của xã hội và đất nước mình, từ đấy mà tìm lấy đáp số cho bài toán ứng xử của mình, không thể có một đáp số chung. Đáp số đúng nhất sẽ cho hiệu quả cao nhất. Hiệu quả cao nhất là đối với xã hội, Trí thức phải trả nợ xã hội , vì người Trí thức mắc nợ xã hội nhiều hơn ai hết!
Hà Sĩ Phu

Có nên Công an hóa bộ máy nhà nước?

Mai Xuân Dũng
Trong mọi vấn đề mà chính trị không là ngoại lệ, những nhầm lẫn chính sách hiện diện khắp nơi ở mọi giai đoạn lịch sử. Có những nhầm lẫn do ấu trĩ, có những nhầm lẫn mang tính hệ thống có chủ định.
Một ví dụ: Khi đời sống dân chúng được nâng lên từ chỗ ngày hai bữa, sáng sắn chiều cơm đến chỗ ngày ba bữa sáng phở, trưa cơm, chiều thích cơm có cơm thích phở có phở thì Đảng bảo: dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước giàu lên. Ai cũng thừa nhận chuyện dân ta có cái ăn cái mặc tốt hơn trước nhưng bé cái nhầm ở chỗ đâu phải nhờ lộc Đảng ban cho. Dân có cái ăn cái mặc do chính dân vẫn vật lộn với đất gội nắng dầm mưa như đã từng như vậy nhưng khác ở chỗ trước đây Đảng trói dân trong cơ chế hợp tác hóa nhưng khi sợi thừng cơ chế được tháo bỏ, nhân dân đã thở được, chân tay được tự do nhiều hơn để hết lòng cày cuốc trên các thửa ruộng. Điều đó không phải Đảng hay bất cứ ai ban cho.

Đất nước cần phải có người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất

Hà Đình Sơn
Sự kiện ngày 05/01/2012, UBND huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn và bị anh em nhà ông Vươn chống lại. Xã hội lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm phải thực thi công lý kịp thời và đúng đắn.
Sau hơn một tháng, ngày 07/02/2012 Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã họp báo, thông báo ra một số quyết định và biện pháp chỉ đạo giải quyết vụ việc. Ngày 10/02/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Hà Nội với chính quyền thành phố Hải Phòng và ra kết luận, chỉ đạo giải quyết vụ việc, nội dung có: khẳng định UBND huyện Tiên Lãng làm sai pháp luật và chỉ đạo Toà án Nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án Nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này. Ngày 17/02/2012, tại Câu lạc bộ Bạch Đằng, Hải Phòng Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành đã có ý kiến ngược với kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 10/02/2012. Việc ở Tiên Lãng cho đến nay không thấy Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến công khai về vụ này thể hiện trách nhiệm của Đảng Trung ương trong vai trò lãnh đạo Nhà nước.

Liệu sẽ có một Ô Khảm ở Việt Nam?

Việt Hà, phóng viên RFA
Vào ngày 1 tháng 2 vừa qua, những người dân làng Ô khảm thuộc tỉnh Quảng Đông, ở Trung Quốc lần đầu tiên háo hức tham gia vào cuộc bầu cử trực tiếp chọn ra những người lãnh đạo cho mình.
CHINA-PROTEST-UNREST-RIGHT-POLITICS-WUKAN
AFP PHOTO
Dân làng Ô Khảm bỏ phiếu bầu chọn 7 thành viên vào Ủy Ban Nhân Dân của làng hôm 01 tháng 02 năm 2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét