Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC VỚI SỰ THĂNG TIẾN CỦA XÃ HỘI ?

Nguyễn Quang Duy
Hoa Kỳ luôn giữ vai trò cường quốc số một thế giới là nhờ đã đặt giá trị của con người đúng mức. Nhất là giá trị những người trí thức. Về lý thuyết Hoa Kỳ có cả một trường phái kinh tế học ra đời vào những năm 1980, chứng minh được tăng trưởng và phát triển quốc gia tùy thuộc vào tri thức (new growth theory).

Dựa vào lý thuyết và thực tiễn chứng minh được, người theo trường phái này hướng đến những chính sách xây dựng môi trường phát huy và tận dụng những tài sản trí tuệ nhân lọai. Họ cổ vũ việc các quốc gia muốn phát triển cần tôn trọng nhân quyền, dân chủ, tự do và khuyến khích một thế giới tự do trên mạng tòan cầu.

Việt Nam tồn tại trong suy thoái hay đang chết lâm sàng
Gần đây diễn đàn BBC mở ra một cuộc tranh luận về vai trò của những người trí thức trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Một hoàn cảnh mà ông Nguyễn Phú Trọng phải công khai bàn đến việc chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tránh sụp đổ. Còn ông Lê Khả Phiêu diễn tả “Đảng tồn tại trong suy thoái”.

Đảng Cộng sản lại là đảng cầm quyền vì thế đất nước cũng luôn trong cùng một tình trạng: tồn tại trong suy thoái. Theo cách nói của Giáo Sư Ngô Bảo Châu là Việt Nam đang chết lâm sàng.

Trí thức– Trí thức nô lệ
Mồng một Tết, trên diễn đàn BBC nhà văn Võ thị Hảo lập luận lịch sử Việt Nam là lịch sử của những người nô lệ. Ngày nay đại đa số người làm việc bằng trí óc chỉ vì miếng ăn ngon. Họ vẫn là những người nô lệ.

Bà Hảo cho rằng trí thức như bộ não của xã hội. Nếu xã hội không có trí thức thì cũng như con người không có bộ não. Nói theo kiểu của nhà văn Phạm Thị Hoài thì độ cao trí tuệ của người trí thức Việt Nam chỉ tính từ cái cổ trở xuống. Đó chính là lý do Việt Nam vẫn thua xa các nước trong vùng.
Thợ Văn, Thợ Báo, Thợ Vẽ, Thợ Thơ, Thợ Dạy, Thợ Nhạc …
Cũng ngày đầu năm được nhà văn Phạm Thị Hoài phỏng vấn, nhà báo Lê Phú Khải diễn tả trí thức Việt Nam ra hình hài “người” hơn. Ông Khải cho biết: “Theo tôi thì ở Việt Nam, trừ một số ít trí thức có tư duy độc lập còn thì không có đội ngũ trí thức đúng với tên gọi, đúng với nội hàm của nó. Cái gọi là tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa là những người do Đảng đào tạo nên để làm công chức cho Đảng. Vì thế Đảng nói gì họ nghe nấy, Đảng bảo sao họ làm vậy, vậy thôi.

CON CẢ TỔNG THỐNG TRẦN VĂN HƯƠNG LÀ ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG CÔNG BINH TẠI ĐIỆN BIÊN PHỦ


Đoàn Hoài Trung.
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hương

Ông Trần Văn Hương từng là thủ tướng, phó tổng thống trong chính quyền ngụy Sài Gòn. Tháng 4 năm 1975, trước sức tiến công như vũ bão của quân ta, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu buộc từ chức, nhường “ngôi” tổng thống lại cho ông Trần Văn Hương. Điều đó có thể nhiều người biết, nhưng ai có biết đâu, con cả ông Trần Văn Hương là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là đại đội trưởng công binh tại chiến trường Điện Biên Phủ... 
 Từ giã Nam Bộ đi kháng chiến  
Ông Lưu Vĩnh Châu tên thật là Trần Văn Dõi, con trai cả của ông Trần Văn Hương. Ông sinh ngày 26-1-1924 tại Long Châu, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình trí thức. Ông Trần Văn Hương hồi ấy là giáo sư, đốc học tỉnh Tây Ninh. Ông Châu học hết trung học Cần Thơ năm 1943, ông tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong 1944, rồi đi bộ đội tháng 10 năm 1945 tại Tây Ninh. Ông đã cùng đơn vị chiến đấu chống giặc Pháp ở Trâm Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu khi giặc vào Tây Ninh. Giữa năm 1946, đơn vị hết cả đạn dược, ông được tổ chức lo giấy tờ ra Bắc nhận vũ khí. 

Ông Trần Văn Dõi (tức Lưu Vĩnh Châu) lần giở những kỷ niệm về chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh: Đức Tuyên

NHỮNG DẤU HIỆU VỀ CÁC BỆNH HIỂM NGHÈO


Có những triệu chứng tưởng chừng rất mơ hồ nhưng nếu bạn không chủ quan, sớm nhận biết và được chẩn đoán đúng, nhiều khả năng giúp bạn "thoát" được những căn bệnh hiểm nghèo.
1.    Dấu hiệu cảnh báo ung thư
Khi ung thư vừa phát sẽ không thấy đau đớn hay có dấu hiệu nào nên các xét nghiệm tầm soát là rất quan trọng. Khi ung thư phát triển theo các loại khác nhau, các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện.
Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp phát hiện và điều trị ung thư càng sớm càng có nhiều cơ may chữa dứt bệnh
Ung thư bàng quang:
- Tiểu ra máu. Nước tiu có màu đỏ sậm hay mờ nhạt, lợn cợn.
- Đau buốt khi tiểu..
- Đi tiểu nhiều lầnn hay tiểu gấp
Ung thư vú:
- Cảm thấy có một cục u dày lên trong ngực, vùng xung quanh, dọc theo vùng xương cổ và dưới bầu vú hay vùng nách.
- Thay đổi kích cỡ hay hình dáng bầu vú.
- Chảy nước (không phải sữa) hay máu từ núm vú.
- Thay đổi màu sắc hay cảm giác ở da vú. Núm vú, hay quầng vú (vùng thâm xung quanh núm vú). Da vú bị co rút, nhăn hay có vảy.
Mặc dù hiếm, đàn ông vẫn có thể bị ung thư vú và nếu thấy một cục trong vú nên đi gặp bác sĩ.

SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA NHẤT LINH

Nguyễn Tường Thiết
Bài viết dưới đây của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, con trai nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam,  nhằm phản biện một số ý kiến được đưa ra gần đây, mà tác giả cho là “bóp méo sự thật, sửa đổi lịch sử, xuyên tạc cái chết” của thân phụ ông. Trong số các ý kiến này, có một chương sách trong tác phẩm “Một Thời Ðể Nhớ,” của tác giả Nguyễn Văn Lục, xuất bản mới đây. xin đăng nguyên văn bài viết của nhà văn Nguyễn Tường Thiết. Bài đăng nhiều kỳ.
***
Ông có một tuần lễ để sửa soạn cái chết cho chính mình:

Ngày 30-6-1963 (7 ngày trước cái chết) cha tôi đi dự buổi họp tại trụ sở nhóm Bút Việt. Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm viết về sự kiện này như sau (trích trong sách Chân Dung Nhất Linh, tác giả Nhật Thịnh, trang 183): “Tôi dám quả quyết là Nhất Linh đã sắp đặt, ít nhất là một tuần lễ trước cái chết của mình, bằng cớ là ngày 30-6-1963, anh tới dự buổi họp của Trung Tâm Văn Bút mà trước đó anh là chủ tịch, không phải vì văn hóa, mà chỉ cốt gặp mặt một lần chót các văn hữu của anh trước khi sang bên kia thế giới. Ở Trung Tâm Văn Bút ra, Nhất Linh có ghé lại thăm tôi, nhưng tiếc rằng hôm ấy tôi đi vắng”.
Ngày 2-7-1963 (5 ngày trước cái chết) cha tôi đến nhà in Trường Sơn làm giấy Ủy Quyền cho con. Trong cuốn sách Nhất Linh Cha Tôi trang 192, tôi viết: “Năm ngày trước khi chết ông đến nhà in Trường Sơn đánh máy tờ Ủy Quyền: Tôi, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, giám đốc nhà xuất bản Phượng Giang và Ðời Nay, ký tên dưới đây xác nhận rằng: trong khi tôi vắng mặt (bất cứ vì lý do gì) thì con tôi là Nguyễn Tường Thiết sẽ thay thế tôi điều khiển hai nhà xuất bản kể trên và quyết định việc xuất bản các tác phẩm của tôi. Làm tại Sài Gòn ngày 2 tháng 7 năm 1963”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét