Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Giải thưởng Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ

Nhà nước Việt Nam xấu hổ khi giải Trần Nhân Tông được Tổ chức ở Mỹ


Vietnamnet là tờ báo duy nhất đưa tin về sự kiện này.
Tổng thống Myanmar U Thein Sein

Chủ tịch Đảng đối lập NLD Aung San Suu Kyi
   
       
                                         
Huân chương được trao tặng cho Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung San Suu Kyi

Ngày hội lớn của giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông
 - “Lãnh đạo các quốc gia khác hãy tự tin và lạc quan rằng chúng ta cũng sẽ có cơ hội để thay đổi đất nước mình như Myanmar” – Bà Ann Mc Daniel, Phó Chủ tịch Washington Post chia sẻ tại lễ trao giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải tại Harvard, Boston, Hoa Kì vừa qua.

Lần đầu tiên trường Đại học Harvard tổ chức một giải thưởng mang tầm vóc quốc tế, giải thưởng Trần Nhân Tông về hòa giải với nhiều giáo sư, những nhân vật uy tín của nước Mỹ tham dự. Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung San Suu Ky được trao tặng huân chương của Trần Nhân Tông Academy.
Đến với lễ trao giải có Giáo sư Michael Dukakis, Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ 1988, Cựu Thống đốc bang Massachusetts; bà Ann Mc Daniel, Phó Chủ tịch Washington Post; Ông Michael Greco, Cựu Chủ tịch Hội luật gia Mỹ; Giáo sư Stephen Walt, nhà phân tích quan hệ quốc tế danh tiếng của trường Quản lý nhà nước Kennedy, Đại học Harvard, Giáo sư Thomas Patterson, Đại học Harvard và Giáo sư Phật học danh tiếng của Đại học Harvard- Janet Gyatso…   
  
Đông đảo học giả của Harvard có mặt tại hội nghị. Trong số đó là nhiều nhà văn hoá có uy tín với nhiều cuốn sách văn học best seller như William Martin; nhạc sỹ danh tiếng Larry Bell; nhạc trưởng, biểu tượng cho tinh thần vượt khó của Châu Phi Armand Diangienda. Các nhà lãnh đạo truyền thông như ông Alex Jones, Giám đốc Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein , Đại học Harvard; ông Phillip Balboni, Chủ tịch và Tổng giám đốc Global Post cũng đến tham dự.
Bên cạnh đó là những diễn giả có uy tín trong nước tham dự như Giáo sư, Thiền sư Lê Mạnh Thát, Phó Giáo sư Trần Ngọc Vương…
Các bài diễn văn của Phó Chủ tịch Washington Post – bà Ann Mc Daniel, ông Michael Greco, Cựu Chủ tịch Hội luật gia Mỹ, và Giáo sư Phật học Janet Gyatso, trường Harvard với thông điệp sâu sắc, thể hiện tầm cỡ của những nhà tư tưởng lớn. 
Bà Ann Mc Daniel – Phó Chủ tịch Washington Post phát biểu tại hội nghị
Bà Ann Mc Daniel - Phó Chủ tịch Washington Post tham dự tại hội nghị đánh giá cao giá trị của giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải mang lại cho thế giới bởi bà cho rằng khi tôn vinh ông U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi sẽ giúp cho thế giới biết được điều gì đang diễn ra ở Myanamar. Họ đã dám nhận trách nhiệm để dẫn dắt đất nước tốt đẹp hơn. Phó Chủ tịch Washington Post muốn nhắn nhủ đến các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới hãy tin tưởng và lạc quan rằng chúng ta cũng sẽ có cơ hội để thay đổi đất nước như Myanmar.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng gửi lời chúc mừng đến hội nghị và bày tỏ sự tin tưởng rằng những nhà lãnh đạo chính trị có khả năng giữ vững lòng từ bi và hiểu biết lớn, họ sẽ thành công như Trần Nhân Tông.
Giáo sư Phật học, bà Janet Gyatso chia sẻ niềm vui tại lễ trao giải rằng đôi khi con người cần những hình tượng tốt đẹp để hướng theo. Thế giới hôm nay còn nhiều điều chưa tốt, do vậy khi có người tốt thì phải nâng đỡ và quảng bá để mọi người biết đến nhiều hơn.
Hội nghị và lễ trao giải ngày 21/09 vừa qua đã quy tụ được nhiều nhân vật danh tiếng đến từ khắp năm châu, với tinh thần hoà giải và yêu thương đã thực sự là một ngày hội lớn, một ngày trọng đại tôn vinh tinh thần Hoà Giải, tôn vinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Lan Anh
Hai chính khách Miến Điện được trao giải thưởng Trần Nhân Tông
Tổng thống Miến Ðiện Thein Sein và lãnh tụ đối lập Miến Ðiện Aung San Suu Kyi
03.10.2012
Ngày 22/9/2012 vừa qua, tại trường Đại Học Harvard nổi tiếng của Hoa Kỳ tại thành phố Boston, Bang Massachusetts, đã diễn ra một sự kiện lịch sử: hai chính khách Miến Điện đang ở thăm Hoa Kỳ cùng đến phòng đại lễ của nhà trường - Harvard Faculty Club - để nhận mỗi người một Huy Chương mang tên «The TRẦN NHÂN TÔNG Reconciliation Prize » (Giải thưởng Hòa Giải TRÂN NHÂN TÔNG).
Hai nhân vật đó là bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ của đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc Miến Điện, và ông Thein Sein, Tổng thống của Miến Điện.
Lễ trao giải thưởng, theo thông báo của nhà trường, đã diễn ra rất long trọng, thân mật và cảm động. Giải thưởng gồm có một bằng khen lớn và một tấm huy chương vàng hình tròn để mang trước ngực, một mặt là dòng chữ «The Tran Nhan Tong Reconciliation Prize» với hình bức tượng Vua Trân Nhân Tông ở giữa, một mặt là 2 cành tùng chéo nhau và năm 2012.
Trước và sau buổi lễ, Giáo sư Thomas Patterson, một giảng sư kỳ cựu của Đại Học Harvard, hiệu trưởng trường Đại học Trần Nhân Tông (Tran Nhan Tong University), thuộc Đại Học Harvard, kiêm chủ tịch Ủy ban xét trao giải thưởng lớn này, cho các báo biết một số tin tức liên quan. Ông cho biết Đại học Harvard có sáng kiến lập nên giải thưởng này trong thời gian gần đây, và bà Aung San Suu Kyi và ôngThein Sein là 2 người đầu tiên được nhận giải. Ông cũng cho biết Ủy ban xét giải gồm có một số giáo sư, nhà báo, chính khách của Hoa Kỳ và một số nước khác như ông Michael Dukakis, cựu ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, bà Ann McDaniel của World Press, Giáo sư Janet Gyatso, giảng sư về Đạo Phật, nhà báo Thomas Fiedler, và cựu thủ tướng Latvia.
Giáo sư T. Patterson cho biết ông từng là quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam. Năm 2010 ông cùng vợ sang thăm Việt Nam, ghé thăm chùa Yên Tử ở Quảng Ninh và rất thích thú nghe kể về lịch sử của ông Vua Trần Nhân Tông, một người từng từ bỏ ngôi vua, đi truyền bá đạo lý cho nhân dân, sống cuộc đời đạo đức có lý tưởng trong sáng, làm nhiều bài thơ có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Ông xúc động được biết Trần Nhân Tông cũng 2 lần đứng đầu 2 cuộc chiến chống Nguyên Mông thắng lợi.
Giáo sư T. Patterson cho rằng tinh thần hoà giải rất cần cho thế giới hiện tại trong quan hệ người với người, giữa các quốc gia, các tôn giáo, các chủng tộc, các dân tộc, trong sứ mệnh xây dựng một thế giới hòa bình, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Hòa giải là một giá trị cần được truyền bá rộng rãi.
Được hỏi giải thưởng này khác giải thưởng Nobel Hòa Bình ra sao, Giáo sư T. Patterson cho biết Giải Nobel thường được trao cho một người, còn Giải Trần Nhân Tông trao cho một cặp 2 người - như bà Aung San Suu Kyi và ông Thein Sein, từ 2 phía đối lập mà có chung lập trường và thái độ hòa giải tích cực. Đó là lập trường đặt quyền lợi nhân dân, dân tộc, loài người lên trên mọi tham vọng cá nhân, - như gương sáng của Vua Trần Nhân Tông, để biết thỏa hiệp, tương nhượng, được nhân dân cổ vũ và cả thế giới đồng tình khen ngợi. Cái hay là cả Trần Nhân Tông thời xưa và bà Aung San Suu Kyi cùng ông Thein Sein thởi nay đều là đệ tử thâm sâu của đạo Phật, dựa trên tinh túy của đạo lý là lòng nhân ái, từ bỏ mọi lòng tham quyền lực, tham vật chất và tham hưởng thụ ích kỷ cá nhân trong cuộc đời ngắn ngủi này.
Mọi người Việt Nam yêu nước, chuộng     tự do, công lý, mong muốn hòa giải dân tộc thật sự rât mừng được tin trên đây. Mừng và hy vọng. Dù sao cũng là một tiền lệ đẹp ở phía trước, cho mọi thiện chí.
Và cũng không khỏi ngậm ngùi tự hỏi: Vì sao Miến Điện đạt được hòa giải dân tộc mà ở Việt Nam ta hòa giải vẫn còn là ở phía trước? Vì sao sau 30/4/1975 dân tộc ta vẫn chưa được thống nhất thật sự về cả lãnh thổ và về chính trị, tinh thần? Vì sao bệnh tham quyền lực, tham hưởng thụ vật chất, ham nhà, đất, của cải lại tha hóa bộ máy cầm quyền thành những nhóm quyền lợi xấu xa đến mức thảm hại đến thế này?
Họ không yêu dân, cũng chẳng yêu đảng, họ chỉ yêu tiền và yêu hưởng thụ vật chất thấp hèn.
Cũng thật bẽ bàng khi không thấy người Việt Nam nào trong sáng kiến về Giải thưởng Trần Nhân Tông, về Đại học Trần Nhân Tông, về Huy chưong Trần Nhân Tông trên đây.
Và cũng chẳng có đại diện VN nào có mặt trong lễ trao giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông đầu tiên ở Boston vừa qua. Người VN cần tự đặt ra câu hỏi này. Nhất là giới cầm quyền, đặc biệt là 14 người trong Bộ Chính trị, thâu tóm mọi quyền. Để tự vấn lương tâm mình.
Điều thật là mỉa mai là tất cả 700 tờ báo chính thức trong nước đều im thin thít về tin nổi bật trên đây, một tin làm nức lòng mọi người Việt yêu nước, yêu tự do, mong mỏi hòa giải và hòa hợp dân tộc thật sự, chứ không phải kiểu hòa hợp một chiều, kiểu đoàn kết là cúi đầu quỳ gối trước cường quyền hung bạo.
_________
Bọ Lập đề xuất giải Trần Nhân Tông cho người Việt
Huân chương được trao cho Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung San Suu Kyi.
Ngày thứ bảy nói chuyện phiếm cho vui. Mình đang nhức đầu chẳng muốn nói chuyện gì khác.
Số là có một giải thưởng quốc tế mới ra đời mang tên Trần Nhân Tông, ông vua Number one của Việt Nam. Ai chưa biết xin vào đây để đọc: Bấm vào đây!. Đây là giải thưởng về sự hòa giải, một chủ đề rất lớn của quốc tế, với nước ta lại càng lớn. Tiêu chí của giải thưởng này trao cho 2 người ở 2 phía đối lập, xung đột, bắt tay, hoà giải với nhau. Giải Trần Nhân Tông đầu tiên được trao cho cặp đôi người Myanmar là tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Mình chắc rằng cả thế giới sẽ nhất trí cái rụp vì họ quá xứng đáng.
Nhà báo Hữu Nguyên viết bài đặt vấn đề: Bao giờ có hai người Việt Nam nhận Giải thưởng Trần Nhân Tông? (tại đây): “Tuy nhiên, có lẽ một điều mong chờ mà cũng là niềm khao khát vô biên của mọi người Việt Nam ngày nay rằng đến bao giờ mới xuất hiện hai người Việt Nam đủ các điều kiện để nhận Giải thưởng quốc tế mang tên Trần Nhân Tông? Một giải thưởng quốc tế mang tên một người Việt Nam đã làm rạng danh lịch sử dân tộc với nội hàm sâu sắc về hòa giải, yêu thương, đoàn kết để cùng phát triển các giá trị, di sản của người Việt mà biết bao thế hệ đã phải đổ xương máu giữ gìn cho tới tận hôm nay, bao giờ sẽ được trao cho hai người Việt Nam hiện tại. Hai người sẽ thật sự chân thành bắt tay nhau và cùng nhau hành động vì tương lai, vì lợi ích quốc gia – dân tộc, cho dù trước đó ít lâu họ có thể được coi như là thù địch về chính trị.”
Đặt vấn đề rất hay. Ừ nhỉ, giải mang tên ông vua Việt mà người Việt không dính giải thì buồn cả. Nhưng đề cử cặp đôi nào bây giờ? Cái này tâm quốc gia, quốc tế mình chỉ tầm đáy giếng không bàn được. Nhưng dù thế nào mình cũng là người Việt không nghĩ tới không được.
Mình nghĩ tới mấy cặp đôi, ví dụ nhà thơ Trần Mạnh Hảo và nhà thơ Đỗ Minh Tuấn ( Ông Tuấn gọi ông Hảo là cái ca bốt rách của Đảng, ông Hảo gọi ông Tuấn là cái ca bốt lành của Đảng). Vì dụ nhà thơ Hoàng Quang Thuận với hai nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và Trần Nhương ( blog hai ông này đăng bài về ông Hoàng Quang Thuận nhiều nhất, kết quả là blog của hai ông trước sau đều bị đánh sập).
Như thế thì nhiều ví dụ lắm, ví dụ blogger Beo với blogger Osin chẳng hạn, hi hi. Nhưng các cặp đôi này tầm nó hơi bị… không lớn, khó ăn giải quốc tế lắm.
A, phải rồi. Một cặp đôi cực kì nổi tiếng, kể từ khi có Công văn số 7169/VPCP-NC của Văn phòng Chính phủ thì cặp đôi này nổi tiếng trùm khắp bốn cõi, đó là cặp đôi blogger Quan làm báo và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. A ha ha hay, hay lắm. Bây giờ chỉ cần ngồi rung đùi chờ một ngày đẹp trời TT Nguyễn Tấn Dũng ôm chầm lấy blogger Quan làm báo, nói anh hiểu sai chú mày. Nếu ngày xưa anh nghe chú mày thì đâu đến nỗi như bây giờ…Khi đó mình lập tức điện cho GS Thomas Patterson, chủ tịch giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông, để đăng kí ứng cử viên của giải. Bảo đảm ăn giải chăm phần chăm.
He he tui đề xuất rứa có phải không bà con?
Nguyễn Quang Lập
_________
Xem thêm:

Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: LĐ

Từ trí tuệ Trần Nhân Tông đến trí tuệ Việt Nam 2012





Nguồn: Trần Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét