Nhật
Bản dự định phát triển máy bay tiêm kích mới mang tên F-3. Máy bay dự
kiến được sản xuất loạt từ năm 2027. Nó sẽ có tính năng mạnh hơn các
tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ cả về động cơ và năng lực đối kháng điện tử.
Mẫu chế thử máy bay thế hệ 5 ATD-X Shinshin của Nhật từ năm 2011
|
Tiêu thức chính mà các nhà soạn thảo dự án đưa ra là phát triển máy bay theo công nghệ tàng hình và có động cơ mạnh.
Việc phát triển động cơ cho F-3 do hãng IHI Corp
(Nhật Bản) phụ trách. Hãng này dự định chế tạo động cơ có lực đẩy 15
tấn. Hiện động cơ F135 của F-35 (Mỹ) hiện có lực đẩy 12,7 tấn và 19,5
tấn ở chế độ tăng lực.
Các thành tựu nghiên cứu động cơ của Nhật Bản mới đây
cho ra các tua-bin với lá nén làm bằng gốm ma trận composite (gốm gia
cố bằng sợi carbon) cùng buồng đốt tiên tiến.
Động cơ máy bay mới của Nhật sẽ sử dụng các bộ hút khí dạng răng cưa nhằm giảm độ bộc lộ của máy bay trước radar đối phương.
Cơ quan nghiên cứu phát triển TRDI của Nhật cũng đang
nghiên cứu chế tạo một loại lớp phủ hấp thụ sóng radar cho F-3 che lưới
các anten. Các anten này sẽ là bộ phận của hệ thống đối kháng điện tử
tiên tiến, vừa theo dõi cường độ bức xạ của các radar máy bay chiến đấu
đối phương, vừa tìm cách chế áp. Nhật Bản dự kiến cần gần 20 triệu USD
cho nghiên cứu lĩnh vực này trong các năm 2013-2016.
F-3 có cảm biến ngoài thân, sử dụng vũ khí và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến.
Công đoạn thiết kế-thử nghiệm F-3 Nhật dự định vào năm 2016-2017, mẫu chế thử đầu tiên dự kiến cất cánh vào năm 2024-2025.
Được biết mẫu chế thử máy bay thế hệ 5 là ATD-X Shinshin của Nhật cũng đã tiến hành từ năm 2011.
Trần Văn (Theo Lenta, Aviationweek)
Từ khóa:
gốm gia cố bằng sợi carbon
,
ATD-X Shinshin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét