(Minh họa: Ngọc Diệp)
Gần đây, câu hỏi này lại được đặt ra
song không chỉ là câu hỏi của Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đối với cá nhân
ĐB. Hoàng Hữu Phước mà là câu hỏi của cử tri với một số đại biểu Quốc
hội: Ai đã giới thiệu để nhân dân lựa chọn những ông nghị này nhỉ?
Trước hết, công bằng mà nói, chất lượng
ĐB. Quốc hội các nhiệm kỳ gần đây đang ngày càng cao. Chỉ tính về bằng
cấp, trong số 500 đại biểu trúng cử Quốc hội khóa XIII có tới 229 đại
biểu trình độ trên đại học (45,8%), đại học 262 người (52,4%). Trong
các phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp đã cho thấy đa số các đại
biểu có trình độ, nắm khá chắc vấn đề và xác định rõ vị thế đại diện
cho cử tri của mình.
Thế nhưng vẫn còn có những đại biểu mà
cử tri không thể không đặt câu hỏi: Ai đã giới thiệu ra những ông nghị
này nhỉ? Xin đơn cử ba trong số các trường hợp đó.
Trường hợp thứ nhất, xung quanh việc ĐB.
Nguyễn Minh Hồng với đề xuất xây dựng và ban hành Luật Nhà văn. Xin
không bàn về sự đúng sai, hay dở của đề xuất này mà chỉ xét ở khía cạnh ý
tưởng đề nghị. Trước những phản ứng không đồng thuận của dư luận, trả
lời câu hỏi của báo chí vì sao cần phải có Luật Nhà văn?, ông Nguyễn Minh Hồng đã trả lời… xanh rờn: “Tôi
cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa,
còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra”.
Một
câu trả lời không chỉ là vô trách nhiệm mà còn đặc biệt nguy hiểm bởi
sự ấu trĩ của một vị đại diện cho dân. Nhất là khi xét trên góc độ ông
là một trong 500 lá phiếu có quyền quyết định những vấn đề trọng đại của
đất nước như quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định
về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng
và an ninh quốc gia… Không loại trừ khi đó, đại biểu Hồng sẽ nhấn nút
cho điều mà ông không biết, không hiểu vì… “chưa nghĩ ra”.
Trường hợp thứ hai là đối với bà Đặng Hoàng Yến, người
đã bị miễn nhiệm với lý do khai man lý lịch. Có thể nói việc bà Yến
từng là đảng viên không phải là điều bí mật sâu kín mà nhiều người và
nhiều đảng viên biết. Thế nhưng cái sự việc “to như con voi” ấy lại
không được phát hiện ra mãi cho đến khi báo chí lên tiếng là điều không
dễ hiểu. Trong khi quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu
những người ứng cử được qui định rất chặt chẽ, tiến hành với 5 bước và
có đầy đủ các tổ chức chính trị xã hội tham gia.
Trường
hợp thứ ba là đối với đại biểu Hoàng Hữu Phước gần đây. Việc mạt sát
một đồng nghiệp với những lời lẽ thiếu kiềm chế, vô văn hóa khiến hàng
vạn cử tri phẫn nộ, đề nghị xem xét lại tư cách của đại biểu này là điều
đáng phải suy nghĩ.
Nguyên
nhân để xảy ra những hiện tượng trên thì nhiều nhưng theo người viết bài
này thì có một nguyên nhân rất quan trọng mà bà Nguyễn Thị Nương -
Trưởng ban Công tác ĐB của UBTVQH đã đề cập: “Có thể sau vụ việc này cần
phải xây dựng một quy chuẩn về văn hóa nghị trường. Đặc biệt nhất là
việc lựa chọn người vào Quốc hội, chúng tôi rất suy nghĩ sao cho lựa
chọn được người xứng đáng”.
Phát
biểu của bà Trưởng ban Công tác ĐB cho thấy rõ ràng khâu lựa chọn đại
biểu có vấn đề và cần phải suy nghĩ. Câu hỏi đặt ra là ai đã đưa ra
những danh sách lựa chọn này cho cử tri? Có hay không chuyện chạy chức,
chạy quyền trong Quốc hội? Và ai là người phải chịu trách nhiệm đối với
hậu quả này?
Quyền phải luôn luôn
gắn với trách nhiệm. Khi có quyền mà không có trách nhiệm sẽ dẫn đến
chuyên quyền, độc đoán, vô trách nhiệm.
Theo dân Trí
Ai đã giới thiệu để nhân dân lựa chọn những ông nghị này nhỉ?
Trả lờiXóaCÂU HỎI NÀY KHÔNG CÓ MUỐI:TỪ KHI TÔI ĐƯỢC ĐI BỎ PHIẾU TÔI BỎ THEO GỢI Ý CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ HẦU HẾT MỌI NGƯỜI CŨNG NHƯ TÔI . ÔNG NÊN HỎI HẬU QUẢ NÀY TỘI THUỘC VỀ AI ?NGHE THUẬN TAI HƠN