Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

ĐƯỜNG SẮT – DỰ ÁN “TO PHE” VÀ RẤT NHIÊU KHÊ



* TÔ VĂN TRƯỜNG
                   Sau bài "Khi lãnh đạo biết sửa sai" của tôi đăng trên ‘VNN-Tuan VN’ tiếp tục đăng bài "Bộ trưởng Thăng và chiếc áo đường sắt" của Trần Đình Bá. Cả  2 bài báo nói trên  được nhiều người quan tâm vì khơi dạy hào khí phản biện năm xưa về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam "vang bóng một thời" với những câu "chém gió trớt quớt” để đời của số vị lãnh đạo cấp cao và “ông Nghị” trên diễn đàn Quốc hội!
                   Trong E.mail trước đây, Anh Bá đề cập đến dự án cảng Lạch Huyện lại đi theo "vết xe đổ" của dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là chính xác. Nhóm lợi ích đang loay hoay bằng mọi giá muốn khởi công dự án cảng tỷ đô này nhưng cái giá họ phải trả không nhỏ vì nợ công có nguy cơ "vỡ trận", lòng dân ly tán, không dễ để nhóm lợi ích tiếp tục phiêu lưu mạo hiểm mang đất nước, dân tộc ta ra làm con "chuột bạch" khốn cùng! 
                  Riêng về dự án cưỡi trên lưng cọp "Bô xít Tây Nguyên" Anh Trần Thanh Sơn vừa mới báo cáo trực tiếp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.  Tôi đã được nghe tường thuật buổi làm việc này nhưng vì là thông tin nội bộ trong nhóm chuyên gia phản biện nên rất tiếc không được đưa lên mạng. Hãy chờ xem các động thái sắp đến nhé, nhất là kỳ họp TW và Quốc hội vào tháng 4-5 sắp tới.  .      
                   Tôi chuyển tiếp E.mail của TS Vũ Quang Việt, chuyên gia hàng đầu của thế giới  về thống kê, rất am hiểu bài toán kinh tế (đang sống và làm việc ở Mỹ) có đặt ra số câu hỏi về bài báo của Anh Bá để xem xét, giải thích lại nhé.
…                Không ít người nghi ngờ về thiện chí của Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đúng thôi vì ông vẫn còn say sưa theo đuổi dự án cảng tỷ đô Lạch Huyện "vết xe đổ" của dự án bô xít và đường sắt cao tốc Bắc - Nam . Việc nào ra việc ấy, khen ông ta hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam để ghi nhận bước đầu và động viên cũng không phải thừa. 
                  Chúng ta cùng ý tưởng phản đối dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là chính xác. Tuy nhiên, khi bàn đến phương án đường sắt tốc độ cao, tôi có cảm tưởng có sự lẫn lộn thông tin nào đó. 
                   Gs Huệ Chi đặt vấn đề  nguyên văn như sau: "Tôi không phải là nhà kỹ thuật về giao thông vận tải nên có một băn khoăn xin được hỏi các anh: Ta không thể lồng hai loại đường sắt khổ 1m và khổ 1m,435 vào trên cùng một làn đường hay sao? Về kỹ thuật việc đó khó khăn như thế nào và bài toán kinh tế cho nó lợi hay hại như thế nào? Chứ về lịch sử đất đai, mật độ và phân bố dân số, cũng như hình thế địa lý ở VN thì làm 4 con đường song song chạy dọc đất nước (2 đường bộ và 2 đường sắt) theo tôi là xẻ manh mún giải đất hình chữ S của chúng ta thành 4, tôi thấy thiệt nhiều hơn là rút bớt đi 1 đường."
                 Theo tìm hiểu của tô, nhìn chung là sẽ không bao giờ có 3 -4 tuyến đường sắt mà chỉ có các kịch bản như sau: 
             1. Tuyến 1000 m như hiện tại, vận hành đường dài cho đến khi có tuyến 1435, sau khi có tuyến 1435 thì sẽ chỉ vận tải vùng thôi.
              2. Tuyến 1435 (sau 2020) chạy chung cả Khách và chở hàng
                Các phương án Shinkansen dứt khoát đã bác bỏ (đấy là lý do khen ông Thăng bước đầu biết thức thời). 
               Tìm hiểu ý đồ của nhóm tư vấn,  tôi thấy khác hẳn với cách hiểu của Anh Bá (ngay Anh Vũ Quang Việt nêu ra các câu hỏi với Anh Bá cũng rất xác đáng). 
                  Nhóm tư vấn đề xuất như sau:
                 1. Nâng cấp đường sắt hiện tại để tiếp tục sử dụng có thể chạy tàu khách + tàu hàng chung khoảng 50 tàu/ngày, vận tốc tàu khách 90 km/h, tàu hàng 60 km/h
                 2. Xây dựng 2 đoạn tuyến Sinkansen (HN-Vinh, TPHCM -Nha Trang) chỉ chở khách, khoảng 2034 thì xong tuyến 1, khoảng 2040 xong cả 2 đoạn tuyến, đoạn Vinh - Nha Trang sẽ xây dựng sau 2040.
                  3. Về kịch bảnvận tải: sẽ giảm dần vận tải khách đường dài  tuyến đường 1000 m theo lộ trình xây dựng Shinkansen. Tuyến 1000 sau này chỉ vận tải khách vùng (bán kính từ các đô thị khoảng dưới 100 km) và vận tải hàng hoá
                 4. Trong dự án phía JICA làm thì không đặt vấn đề đến các tuyến đường sắt kết nối với Cảng biển lớn. Tuy nhiên, hiện tại đường sắt Việt Nam đang làm điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt đến 2020 tầm nhìn 2050, trong đó đều có đặt vấn đề các tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối đường sắt quốc gia với các cảng biển, sớm nhất sẽ là hoàn thành tuyến Yên Viên - Cái Lân, khoảng 2015 (đang làm rồi), củng cố lại tuyến kết nối với Cảng Hải Phòng. Xây dựng mới tuyến Biên Hoà -Vũng Tàu và theo lộ trình phát triển sẽ làm tuyến kết nối với Lạch Huyện, chiến lược này đang trong quá trình thẩm định cuối cùng để trình Thủ tướng phê duyệt.
               5. Về tuyến đường sắt 1435  mới đây,  thì sẽ chỉ có 1 tuyến , đường đôi, chạy chung tàu khách (160-200 km/h) và tàu hàng (120 km/h).
              Tôi đang bận công việc của chương trình KC08/11-15,  sẽ tiếp tục tìm hiểu, khi có thời gian sẽ viết 1 bài tổng thể về các vấn đề nêu trên để tránh ngộ nhận trong công luận.
              Thời nay, không riêng đường sắt, mà chỗ nào có thể nghĩ ra và dùi được dự án có phê duyệt của chính phủ  là “cơ hội” để có tiền. Dự án càng lớn, đầu tư nhiều, quy mô “to phe” thì tiền th được vào túi riêng và nhóm lợi ích càng lớn. Người ta có thể bất chấp, không cần phân tích lợi hại, miễn là có công trình để “rinh tiền cho gọn”, con hậu họa ai chịu, mặc kệ! Công trình xong hay bị dở dang, hiệu quả cao hay thấp, và cả nợ nần là "chuyện của thế hệ sau" của con cháu...Riêng chuyện “đường sắt cao tốc”, xem ra còn bề bộn nhiêu khê! Người ta chỉ chăm chắm nhìn vào "hoa hồng" mà coi nhe "hồng phúc" cho dân, cho đất nước! Rõ ràng, càng lý sự, tranh biện để dự án được phê duyệt càng thể hiện rõ động cơ thực dụng, không có thực tâm.
TVT

7 nhận xét:

  1. Chúc các vị nhiều sức khoẻ.
    Trả lời
  2. Sách có câu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".
    Rõ là "tiền đồ sông núi không bằng tư túi nhà tao".
    Kết luận: "con chó vàng ăn bãi phân vàng".
    Trả lời
  3. Đời cha cố ăn mặn đời con chết khát !
    Trả lời
  4. Có dự án là có tiền cho nên ở VN mới có nhiều dự án trời ơi.
    Trả lời
  5. Cái gì cũng nhân quả thôi, không dễ ăn đâu? nếu ngon thì ai cung đi làm gái để có tiền sống phè phởn?
    Trả lời
  6. Đi lại, đối với người Việt không có điều kiện sử dụng đường hàng không, đang là nỗi kinh hoàng - giá cả, thời gian, độ an toàn, v.v... Đáng buồn thay, phần lớn người dân đang phải chịu trận như vậy.
    Trả lời
  7. VÀI LỜI VỀ NHỮNG DỰ ÁN KÉM HIỆU QUẢ

    Lý thuyết thì nhiêu khê trùng trùng điệp điệp. Luận án cái nào trình làng cũng hay. Hiệu quả lại rất thấp, thất bại khủng khiếp, càng nhiều dự án lớn đất nước càng kiệt quệ, nợ chồng chất, dân càng xác vờ, chỉ béo bở bọn cầm quyền vô lương tâm, làm mồi nhóm lợi ích cướp đoạt. Những việc nhỡn tiền ai chẳng thấy như cảng Kê Gà, bô xít Tây Nguyên, Vina shin, Vinalai... May bọn nghị gật(Trong cái gọi là Quốc Hội) chưa kịp gật dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, ông đầu đảng hùng hồn tuyên bố không thể không làm đường sắt cao tốc, tránh rước thêm họa vào nhà, người Tàu nó sẽ trúng thầu, đưa hàng chục sư đoàn quân làm đường rải khắp Bắc Nam, phối hợp với Tây Nguyên, cùng các nơi phục sẵn đồng loạt thiết thòng lọng, trúng kế độc(Không đánh mà thắng). Lúc ấy VN có chạy đằng trời với nó. Nhờ có sư phản biện quyết liệt, vô tư của một số nhà khoa học, nhất là tiến sỹ đường sắt Trần Đình Bá, ông đã rất dày công nghiên cứu đưa ra những bài viết có minh chứng thuyết phục, ai từng đọc các công trình của ông đều nhận thấy sự vô tư, đúng đắn không vì một động cơ lợi ích cá nhân, nếu người nào cũng im như thóc, ngậm hột thị"Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi" thì đất nước này trôi tuột ra biển Đông làm mồi cho cá mập Tàu nó nuốt sạch. Theo tôi ông Bá đã cứu đất nước VN tránh một thảm họa ghê gớm trong lịch sử, Trần Đình Bá cần được vinh danh. Nhìn lại toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam hiện nay từ cung cách quản lý, điều hành vận tải, đến khoa học kỹ thuật lạc hâu hơn thời Pháp thuộc, tại thời điểm chỉ còn chiếm được 6% thị phần so với các loại hình vận tải trên toàn quốc. Tai nạn chạy tàu ác liệt ngày một tăng. Có thể nói đường sắt VN lạc hậu hàng 100 năm với chính mình.
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét