BS Nguyễn Quang Bình Tuy
Tướng Tô Lâm
đã lập luận nếu “đặt vấn đề Hiến pháp mới quy định phi chính trị hóa
lực lượng vũ trang” thì sẽ mắc phải “các âm mưu, hoạt động của các thế
lực thù địch lợi dụng việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm
tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng, gây bất ổn định chính trị,
xã hội của đất nước”. Tôi xin phản biện ý của Tướng Lâm chung quanh vấn
đề “thay đổi”.
Thay đổi từ trên cao xuống là
thay đổi khôn ngoan nhất, không đổ máu và không gây rối loạn xã hội như
người ta lo sợ. Myanmar là một thử nghiệm thành công, nên theo cách của
họ. Đừng chủ quan rồi khư khư giữ lấy ghế của mình, để đến khi mất kiểm
soát mới tính tới nhượng bộ (như Syria, Lybia thì đến độ không có đường
lui để giữ mạng sống, buộc phải giữ “tới cùng”) thì không phải là cách
làm khôn ngoan. Không một người dân nước nào muốn sống trong xã hội bị
rối loạn, bất ổn, bạo lực, chiến tranh… Nhưng nếu bị buộc phải làm điều
đó để có một tương lai tươi sáng hơn, thì họ sẽ làm, dù biết rõ
phải hy sinh, nhưng khát vọng “tương lai tươi sáng hơn” giúp họ có nhiều
nghị lực hơn gấp nhiều lần để làm bất cứ điều gì. Minh chứng cho điều
này là các cuộc đánh giặc ngoại xâm, mà gần nhất là Pháp, mặc dù Pháp có
cả trăm năm đô hộ với vũ khí hiện đại, nhưng cũng không làm họ nhụt
chí. Chẳng phải họ muốn có một tương lai tươi sáng hơn cho không chỉ con
cháu họ mà cho dân tộc Việt Nam mai sau hay sao? Họ hy sinh cả cuộc
đời, hy sinh nhiều người trong gia đình, cũng là mong có được “tương lai
tươi sáng hơn” cho con cháu, chứ bản thân họ cũng đâu có sống được bao
lâu sau chiến tranh?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét