Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

TỈNH PHÚ THỌ: CHỮ NGHĨA TẠI ĐỀN HÙNG SAI BE BÉT

KINH HOÀNG! PHẢI CHĂNG ĐỀN HÙNG ĐÃ BỊ TÀU TRẤN YỂM ?


Hình ảnh dưới đây là hòn đá có chiều cao khoảng 1m (một ảnh mặt trước, một ảnh mặt sau), được cho là một đạo bùa trấn yểm hiện đang đặt tại ĐỀN THƯỢNG, thuộc khu Di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nhiều khách hành hương về Đất Tổ đã rất hoang mang lo lắng về hai đạo bùa này. Họ cho rằng đây là đạo bùa do người Tàu trấn yểm nhằm triệt hạ long mạch của Đất Tổ và qua đó triệt hạ cả dân tộc ta.

Khẩn cấp đề nghị: Ban Tuyên giáo, Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Ban quản lý Di tích Đền Hùng nhanh chóng vào cuộc và sớm trả lời cho nhân dân được biết: 

- Ai là người sai đặt đạo bùa này vào Đền Hùng? Từ bao giờ?
- Đạo bùa này có liên quan gì đến một thế lực nào từ Trung Nam Hải không?

Đồng thời đề nghị khẩn cấp vô hiệu hóa đạo bùa này và di dời nó khỏi khu vực di tích Đền Hùng trước lễ hội Giỗ Tổ năm nay.

Và huy động các phương tiện thông tin đại chúng giải thích rõ để đồng bào yên lòng hành hương về chiêm bái Đất Tổ.



Xin cũng đồng thời thỉnh các bậc cao sĩ tương trợ giải mã về đạo bùa này!
 Xem thêm

TỈNH PHÚ THỌ: CHỮ NGHĨA TẠI ĐỀN HÙNG SAI BE BÉT

Thực hư vụ chữ sai trên bức hoành phi ở Đền Hùng

Lời dẫn của Tễu Blog: Dưới đây là bài viết về những chữ sai - sai rành rành rồi, không cãi được nữa - tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Tại khu di tích này, đã thành một "truyền thống" rất có hệ thống về những sai sót. Năm xưa, người ta tu sửa lăng mộ Hùng Vương thay cột gạch bằng cột đá, trên mỗi mặt cột đều khắc lại vào đá những câu đối cũ. Trong đó có mấy chữ "thập bát đại truyền" 十八代傳 (mười tám đời truyền) thành ra "thập bát khuyển truyền" 十八犬 傳 (mười tám chó truyền) tức là rơi mất bộ "nhân" (亻) ở chữ "đại" 代 (đời) rồi thêm nét thành chữ "khuyển"犬 (chó). Việc bị phát giác, đơn kiện lên tận TBT Lê Khả Phiêu. VP TBT chuyển đơn thư về Viện Hán Nôm, Viện phải cử bà Đỗ Thị Hảo lên tận nơi xem xét, sửa chữa, bấy giờ mới yên.
Gần đây nhất là chuyện làm cái ấn đóng vào tờ Ghi công đức cũng sai be bét, đã có bài đây.
Những ngày này, tâm thức của mọi người con đất Việt đang đau đáu hướng về Đất Tổ, về ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba, với lòng thành kính khôn nguôi tưởng nhớ cội nguồn dân tộc. 
 

Những chuyến hành hương về Đền Hùng (Phú Thọ) luôn là dịp để mỗi người con dân nước Việt bày tỏ lòng thành kính, khơi dậy những tình cảm thiêng liêng, lòng tự hào dân tộc. Tuy nhiên, với bác Trần Văn Sinh, 73 tuổi, thành viên lớp thư pháp Chùa Hoằng Ân (Quảng Bá, Hà Nội), chuyến về nguồn của bác hôm đầu tháng 3 Dương lịch đã để lại những cảm xúc kém vui vì lỗi Hán tự không đáng có trên bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” 肇 祖 南 邦 ở Đền Trung, trong quần thể di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bức hoành phi ở Đền Trung, được đọc từ phải qua là “Triệu Tổ Nam Bang”.
Chữ “Tổ” được khoanh tròn (Ảnh: Chụp ngày 13/3/2013, do ông Sinh cung cấp)

“Viết sai vậy là bất thành văn”
 
Theo chia sẻ của bác Sinh, bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” ở nhà Đại Bái đền Trung, nhìn từ ngoài vào thì nằm bên tay trái. Chữ “Tổ” thừa một chấm. Chữ đúng thì chỉ có chấm ở dưới, hoàn toàn ko có dấu chấm ở trên như bức ảnh trên đây. Nếu chỉ cần thêm một dấu chấm thì chữ sai hoàn toàn. 
 
“Ở Đền Trung, chữ Tổ thừa nét là thành sai. Không thể nói theo cách khác được. Người nào treo lên thì phải có trách nhiệm bởi đây là tổ của đất nước, sai một cái nhỏ nhất cũng không được, thay đổi một cái nhỏ nhất thôi cũng phải nâng lên đặt xuống, mời các nhà khoa học, chuyên môn đến xem xét, phân tích kỹ lưỡng. Thực tế, chúng ta không thiếu các nhà chuyên môn. Viết sai như vậy là bất thành văn, vô cùng nguy hiểm,” bác Sinh phân tích.
.
Ông Sinh trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnam+ (Ảnh: Trần Long/Vietnam+)

Chân thư đòi hỏi nghiêm cẩn 
 

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnam+, bác Sinh nhấn mạnh: Chúng ta viết tiếng Hán nhưng chúng ta có cách đọc của người Việt Nam. Tổ tiên ta từ năm 1010 đã có “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn, năm 1076 có bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”,… Ở Việt Nam, chúng ta tự hào có 3 thứ ngôn ngữ. Thể tự ngôn ngữ của Việt Nam nằm trên thế chân vạc gồm: Hán-Việt, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. 
 

Cũng theo bác Sinh, toàn bộ các bức hoành phi ở Đền Hùng từ xưa hoàn toàn là chữ Hán hết, và được viết theo lối “Chân thư,” tức là đòi hỏi sự chân thực, nghiêm cẩn cao độ. 
 

“Đền Hùng là quốc tổ, ông tổ của mọi thứ thì không được phép mảy may sơ suất. Cả dân tộc, đất nước nhìn vào đó. Có rất nhiều học giả từ các nước sang thăm Đền Hùng, vậy họ sẽ nghĩ gì khi thấy nơi thờ quốc tổ lại sai như thế? Viết thiếu nét hay thừa nét thì chữ đó sai, không có trong văn tự nữa, nó không có ý nghĩa gì cả. Đó là ‘bất thành văn’. Nghĩa và âm hoàn toàn sai,” bác Sinh bộc bạch. 
 

Để xác minh vấn đề, trong ngày 16/3, nhóm phóng viên Vietnam+ đã có chuyến tìm hiểu thực tế tại Đền Hùng, Phú Thọ. Sau khi chụp lại ảnh bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” với chữ Tổ bị thừa nét ở Đền Trung, Vietnam+đã có cuộc trao đổi với Ban quản lý di tích Đền Hùng. 
.
Ông Sinh trong chuyến trở lại Đền Hùng ngày 16/3 (Ảnh: Phương Mai/Vietnam+)

Ông Triệu Ngọc Bảo, Thủ từ giữ Đền Trung cho biết: “Tôi được nhận làm ông Từ từ ngày 31/12/2012 đến nay. Theo quy chế, mỗi người chỉ phục vụ một năm, mỗi người chỉ được làm một lần. Chúng tôi thì không biết chữ Hán, nhưng từ cha ông truyền lại, ở Đền Trung có 3 bức hoành phi là Hùng Vương Tổ Miếu, Hùng Vương Linh Tích và Triệu Tổ Nam Bang. Tất cả hoành phi và đồ thờ đều do ban quản lý di tích làm, tôi mới lên đây nên không biết.”
 
.
Bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang do PV Vietnam+ chụp ngày 16/3 vẫn còn lỗi thừa nét
như bức ảnh do ông Sinh cung cấp (Ảnh: Phương Mai/Vietnam+)

Tôn trọng nguyên bản?Khi được hỏi quan điểm của Ban quản lý di tích về vấn đề này, bà Tạ Thị Kim Nhung, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích Đền Hùng phụ trách mảng bảo tồn, trả lời: “Những bức hoành phi này là những bức hoành phi cổ, từ ngày xưa, theo văn bia có nói ở thời nhà Nguyễn đã có sửa các bức hoành phi ở Đền Trung.
 
 

Năm 2009 bắt đầu tu sửa Đền Trung và hoàn thành vào năm 2010. Ban quản lý khu di tích đã tôn trọng hoành phi của các bậc tiền nhân và đem sơn thếp lại, chứ còn về chữ thì anh em không có sửa chữa gì cả. Về chữ Hán, chúng tôi là thế hệ hậu sinh, nên am hiểu chưa được sâu sắc. Trước khi tu sửa Đền Trung, đã có nhờ Hội đồng khoa học Viện Hán Nôm xem xét thẩm định và đã báo cáo Hội đồng khoa học của Bộ Văn hóa.” 
 

Bà Nhung cũng rất thẳng thắn: “Khu di tích Đền Hùng là nơi thờ tự tổ tiên chung của cả nước, nên việc quan tâm, chăm lo đến Đền Hùng là trách nhiệm của tất cả con dân đất Việt, vì tất cả đều hướng về cội nguồn, với mong muốn khu di tích ngày càng đẹp và khang trang hơn. Những ý kiến đóng góp này, chúng tôi xin ghi nhận để tiếp tục nghiên cứu và sẽ nhờ các nhà khoa học, nhà chuyên môn trong lĩnh vực Hán Nôm giúp đỡ, thẩm định”. 
 

Về các quy trình tu bổ, sửa chữa tại Đền Hùng, ông Lưu Quang Huy, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích phụ trách mảng xây dựng và tu bổ, giải thích: “Cái cũ (hoành phi) do đời xưa để lại, mình đã tôn trọng, giữ nguyên không thay đổi. Nhưng về quy trình thực hiện làm hoành phi mới, đã có cơ quan tư vấn thông qua, chủ đầu tư mang qua Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch thẩm định toàn bộ. 
 

"Bộ Văn hóa có lấy ý kiến của Hội đồng Khoa học của Bộ, để tìm hiểu sai hay đúng rồi tiếp tục chỉnh sửa. Cơ quan đầu tư tiếp tục gửi sang Viện Hán Nôm, nhờ bên đó thẩm định toàn bộ bộ chữ. 
 

"Sau khi thẩm định xong, bên đó (Viện Hán Nôm) làm cỡ chữ và đóng dấu xác nhận từng chữ một và sau đó mang đi triển khai thực hiện, cho đục. Đục xong lại nhờ các anh Viện Hán Nôm lên thẩm định xem có sai sót gì không. Đó là tất cả quy trình làm mới. Khu di tích luôn tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bà con, du khách về Đền Hùng.” 
 

Anh Huy cũng cho biết, trước khi sửa chữa Đền Trung, toàn bộ các hoành phi cũ được dỡ xuống, niêm phong cẩn thận, rồi chuyển cho các đơn vị tổ chức thi công sơn son thếp vàng. Trước khi treo hoành phi mới lên, Ban Quản lý di tích lại mời các nhà chuyên môn đến thẩm định xem quá trình thi công có làm mất nét (hoành phi cũ) hay không./. 
 
Tham khảo: [Những điều khó hiểu trong dự án di tích Đền Hùng] 
.
Để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề, ngày 15/3, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi ngắn với các nhà chuyên môn, dựa theo bức ảnh được bác Sinh cung cấp. Theo giảng viên-thạc sỹ Đinh Thanh Hiếu – Bộ môn Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Đúng là bốn chữ đó là Triệu Tổ Nam Bang, và hai chữ Triệu, Tổ bị viết sai so với chữ chuẩn, dù vẫn có thể đọc ra được. Chữ Triệu bộ Duật bị viết sai, thiếu cái sổ xuống; còn chữ Tổ thì bị thừa nét, đáng là bộ Kỳ thì lại bị viết thành bộ Y. Ở đây, chữ Tổ thì rõ là sai rồi, vì thêm một nét thì nó đã chuyển thành bộ khác. Chữ Tổ bộ Kỳ là đúng, nhưng bị viết nhầm thành bộ Y, thì cũng là sai. Tuy nhiên, thực tế người ta vẫn có thể luận ra được là chữ gì và nội dung nói về vấn đề gì. Nhưng đúng là cách viết chữ Tổ sai.”


Trần Long-Phương Mai (Vietnam+)


Bốn chữ TRIỆU TỔ NAM BANG viết đúng là:


   

Nói thêm: Dòng lạc khoản ghi bằng chữ nhỏ trên bức hoành phi cho thấy bức hoành phi nói trên là do gia đình ở bản xã (xã Hy Cương, huyện Phong Châu) cung tiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét