Ảnh "thó" trên trang Quê choa
Câu "thơ" này được ban Tổ chức Ngày Thơ Việt Nam 2013 cho
là hay, in trên hình tượng quốc kỳ rồi thả lên trời. Trước hết là thể
hiện hành động láo toét dám xâm phạm danh dự Tổ quốc, tiếp sau là thể
hiện sự ngu dốt về hiểu biết văn học, thêm vào đó là coi thường những
người hâm mộ thơ đến với Ngày Thơ Việt Nam trong đó có các học giả, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo và vô hình trung gắn cái bệnh "mù" cho các vị lãnh đạo đến dự Hội thơ !
Sỹ tôi xin mạo muội luận bình như sau:
- Xin hỏi
các “nhà thơ” được Hội Nhà văn Việt Nam giao việc chọn thơ: Câu thơ trên
ý nghĩa là thế nào ? Hay đến mức nào mà dám phủ lên hình tượng quốc kỳ ?
Tôi không có ý suy diễn, nhưng với những người làm thơ như chúng ta
thì quen dùng hình tượng hóa, mà nhìn cách trình bày câu “thơ”
trên đã thấy ngứa mắt lắm ! Theo câu nói dân gian “đất lề quê thói”,
các người không thể coi Văn Miếu nằm trên đất nước khác, điểm văn hóa
này nằm trên đất Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến, nằm trên đất Việt
Nam – nơi mà một ca sĩ đã bị phê phán vì mặc quần đỏ có thêu ngôi sao
vàng 5 cánh ở đầu gối. Thế mà các người dám để nửa câu thơ dung tục lên
mặt trên quốc kỳ ! Các người có biết, đầu gối người ta còn xắn quần lên
lộ ra là thường, còn cái chỗ… của vợ mà tác giả Trần Anh Trang đang ôm
thì không ai để lòi ra giữa ban ngày ban mặt, thế mà các người còn dám
bêu lên trước mắt bàn dân thiên hạ rồi cho thả bay lên trời !
- Xin hỏi các người: Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót
là thế nào ? Bị bệnh động kinh hay phát hiện vợ là đồng giới ? Hay phát
hiện vợ anh ta không phải giống người ? Thế mà cũng gọi là thơ hay à ?
Tiếp: Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ. Như thế hóa ra anh
ta nằm ôm vợ mà lại nghĩ đến một hình ảnh khác, hình ảnh khác đó chắc
chắn không phải những người dân đói khổ, những nạn nhân chiến tranh, các
cháu bé lang thang, mà là những cô gái không có chồng để được ôm như vợ
anh ta (đứng chơ vơ đầu bãi), vậy thì còn gì là nét đẹp chung thủy của tình yêu mà các người khoe khoang ? Bởi văn học là hướng đến chân-thiện-mỹ, ở câu thơ này làm gì có ? Đến cấu trúc câu thơ, cái sơ đẳng là văn phạm cũng đã sai ở mấy từ thấy lòng giật thót.
Buồn quá cho thơ thả vút trời
Sao mà ngu xuẩn thế người ơi !
Vài ngày, lời nói bay theo gió
Con chữ, trăm năm để tiếng cười !
- Các
người coi những vị quan khách đến dự Hội thơ, những người yêu thơ và các
văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các nhà văn
hóa, phóng viên báo chí… có mặt ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám hôm đó không
hiểu biết gì về thơ hay sao ? Xin nói với các người: Như tôi thấy ngứa
mắt là phải nói, nhưng có những người họ chẳng thèm nói, cũng có những
người không dám nói vì sợ cấp trên, cũng không ít người thương những kẻ
ngu dốt nên bỏ qua, lại có người nghĩ “cứt thối thì gói lại cho đỡ mùi”,
chứ không phải người ta không biết !
- Với các vị lãnh đạo đến dự Hội thơ hôm đó, Sỹ tôi không tin các vị mù
nên xin hỏi nhỏ câu này nhé : Các vị có ngứa mắt không ? Đáng tiếc Ngày
thơ VN năm nay tôi bị đau cột sống không đến được, nếu hôm đó có tôi
thì tôi sẽ quyên góp ít ra cũng đủ mua tặng mỗi vị một lọ thuốc mắt (!)
Tôi rất cảm ơn các vị đã quan tâm đến văn học nước nhà nói chung và hội
Nhà văn Việt Nam chúng tôi, nhưng lại buồn cho các vị mang tiếng mù. Đúng như câu dân gian: Làm đầy tớ thằng khôn, hơn làm thầy thằng dại (!) Hu hu…
- Với các bạn đồng nghiệp, xin thông cảm cho Sỹ già này hay “ngứa bút” chẳng riêng năm nay không tham gia việc tổ chức Ngày Thơ,
mà các năm trước tôi cũng phản đối trò thả thơ vì không phải thơ đáng
tôn vinh. Cả công việc tôi được phân công là ra vế thách đối và cùng Nhà
thơ Vương Trọng chấm giải thi ứng đối, tôi cũng đề nghị bỏ tiết mục này
vì chỉ cho họ thời gian 80 phút từ khi nhận phiếu dự thi đến lúc nộp
bài, họ không thể làm được, coi như đánh đố người ta.
Để chứng minh, tôi xin mời các bạn đọc bài Thả thơ tôi công bố từ năm 2010, gần đây theo đề nghị của bạn đọc, tôi đăng lại với lối chơi thơ điền khuyết và bài Cảm nghĩ (thi câu đối), cứ kéo Google, đánh Điền khuyết Thăng long và lekhasy NGÀY THƠ VIỆT NAM. CÓ NÊN DIỄN TRÒ THI CÂU ĐỐI VÀ HỌA THƠ THEO CÁCH "MÌ ĂN LIỀN... là ra ngay.
Tôi chỉ
mong sau này, hội Nhà văn Việt Nam chúng ta chọn thơ thả lên trời thì
phải tính đến tình trạng bục bong bóng thơ rơi xuống đất không gây ô
nhiễm mùi hôi cho nhân gian !
15-3-2013 Lê Khả Sỹ-------------------------
Để tiện cho các bạn xem khỏi phải tìm, Sỹ tôi đưa bài Thả thơ lên đây luôn. Những từ màu xanh nét đậm là nguyên bản thơ tôi, nhưng khi mời điền khuyết thì cho ẩn, thay vào đó mỗi từ ba chấm.
Mời các bạn điền khuyết (thay vào những chấm xanh, mỗi từ = 3 chấm)
THẢ THƠ
(chỉnh sửa lần 2)
Thả thơ bay bổng lên trời
Để cho nhân thế đỡ mùi hôi tanh
Bốc thơ lên tận mây xanh
Mười bài, chỉ một dân mình chưa chê
còn thì, mở hũ đã ghê
Vướng vào tơ nhện tóe loe khắp vùng
Người đậy vại, kẻ che chum
Đề phòng lây nhiễm vi trùng thơ ta
Trần gian bịt mũi, kêu la:
Phân đâu mà thối thế bà con ơi !
Bác nông dân tủm tỉm cười:
Mấy anh ngồi chọn lâu rồi ê mông
Tưởng mình đang ở ngoài đồng
Ị vào thơ để nên nông nỗi này (!)
tháng 3-2010 (đăng lại 28-02-2013)
VĂN MIẾU NGÀY THƠ VIỆT NAM
Nguyễn Đào Trường
Váy rách treo trước cung đình
Cờ hồng che cái cửa mình tô hô
Tài nông vô đức mạnh phô
Thần linh bạt vía miếu thờ mất thiêng
Trong ngoài trố mắt ngó nghiêng
sân trình chí thẹn hồ nghiên rồng sầu
Minh văn khuê các vấy mầu
Thăng Long ngàn thuở quặn đau thánh hiền
NĐT
Đưới đây là đôi câu đối dài dong thừa chữ thiếu nghĩa, thất niêm.
Nổi trống Khuê Văn bừng! Hào khí Thăng Long rạng rỡ ngàn năm văn hiến.
Rung chuông Trấn Vũ dậy! Hồn thiêng đất Việt lẫy lừng vạn thuở võ công.
Nổi trống Khuê Văn bừng! Hào khí Thăng Long rạng rỡ ngàn năm văn hiến.
Rung chuông Trấn Vũ dậy! Hồn thiêng đất Việt lẫy lừng vạn thuở võ công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét