Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Lộ trình xây dựng một Hiến pháp dân chủ

Mai Thái Lĩnh
PHẦN II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT LẠI HIẾN PHÁP MỚI?
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu lý do tại sao đã đến lúc phải viết lại một hiến pháp mới thay vì sửa đổi bản hiến pháp cũ. Nói theo ngôn ngữ của luật học: đã đến lúc nhân dân Việt Nam phải sử dụng quyền lập hiến nguyên thủy (pouvoir constituant originaire) thay vì sử dụng quyền lập hiến phái sinh (pouvoir constituant dérivé).
Như các nhà luật học người Pháp đã phân tích, quyền lập hiến nguyên thủy chỉ thực hiện được trong hoàn cảnh có khoảng trống pháp lý (vide juridique) mà yếu tố này lại là một sự kiện (fait) nằm ngoài phạm vi của luật học. Khoảng trống pháp lý này có thể hình thành từ những hoàn cảnh khách quan hoặc từ những tác động chủ quan, như các cuộc cách mạng hay các cuộc đảo chính. Nhưng đối với một chế độ cộng sản thì khả năng đảo chính là hầu như không thể xảy ra, còn cách mạng lại là điều phần lớn người dân Việt Nam – do quá mệt mỏi vì chiến tranh, vì nội loạn, đều không mong muốn. Như thế, trong hoàn cảnh êm ả nhất, hòa bình nhất - nghĩa là không có đảo chính, không có cách mạng, khoảng trống này chỉ có thể được tạo ra bằng một cuộc đấu tranh của quần chúng theo phương thức ôn hòa, bất bạo động nhằm dẫn đến một sự thay đổi về tương quan lực lượng, tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền lập hiến nguyên thủy. Đảng Cộng sản gọi quá trình này là “diễn biến hòa bình”, nhưng thay vì ủng hộ nó để có thể từng bước chuyển giao quyền lực một cách êm thắm như các chế độ quân chủ lập hiến trước kia đã làm, họ lại coi đó là “nguy cơ”, là “hiểm họa”. Lòng đam mê nắm giữ quyền lực đã khiến cho các nhà lãnh đạo cộng sản trở nên mù quáng, ngày càng kém sáng suốt. Gần đây, chẳng những đề phòng diễn biến hòa bình từ bên ngoài, họ còn lớn tiếng lên án cả hiện tượng “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng, coi những người có quan điểm chính trị khác với quan điểm chính thống là “thoái hóa”, là “biến chất”,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét