TRẦN ĐĂNG KHOA
(Phần tiếp)
Trong
Blog tuần trước, tôi có bàn về một ông Tây và một ông ta. Đó là Giáo sư
Joel Brinkley và Nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước. Cả hai ông giống
nhau đến kỳ lạ: Đều phải hứng chịu những trận mưa đá của đông đảo công
chúng và cộng đồng mạng. Đều ngỡ ngàng, kinh ngạc vì không ngờ bài viết
của mình lại bị dư luận phản ứng dữ dội đến thế. Và khủng khiếp hơn, đều
bị công chúng đề nghị sa thải, đuổi khỏi trường Đại học và phế truất
khỏi Nghị trường. Những người nổi giận, đòi sa thải hai ông, đều không
phải là những đối tượng bị các ông chỉ trích, lăng mạ, mà toàn là những
người ngoài cuộc, nên rất trung thực và khách quan. Ông Tây là khách
vãng lai, không hiểu thấu đáo người Việt, nên đã nói càn, ta chả chấp
làm gì. Chỉ tiếc ông Nghị Hoàng Hữu Phước, một người có trình độ Thạc
sĩ, đại diện cho Dân, ở một cơ quan quyền lực cao nhất, sang trọng vào
bậc nhất, lại làm những việc dưới tầm văn hóa, mà ta thường chỉ thấy ở
giới du thủ du thực, không thể gọi được là người bình thường, càng không
thể hình dung đấy lại là một Nghị sĩ Quốc hội.
Câu
chuyện bắt đầu từ cuộc tranh luận ở Nghị trường, có sự khác biệt về
quan điểm giữa ông Dương Trung Quốc với ông Hoàng Hữu Phước. Sự khác
nhau là bình thường. Thậm chí rất hay. Nếu các Nghị sĩ Quốc hội đều đồng
thuận, có cái nhìn giống nhau, quan điểm y hệt nhau, thì chỉ cần một
người là đủ, hà cớ chi lại phải có đến mấy trăm người? Nhờ sự khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau mới có những cuộc tranh luận. Và rồi qua các
cuộc cọ sát tranh luận ấy, chân lý sẽ dần sáng tỏ. Do đó, chúng ta mới
có những quyết sách đúng đắn. Tránh được sự thiển cận và sai lầm.
Tranh
luận ở Nghị trường, dù quyết liệt, gay gắt hay ôn hòa thì cũng đều rất
tốt. Nếu thời gian ở nghị trường không đủ thì có thể tiếp tục trong các
trang báo hay trên Blog cá nhân. Việc ông Phước viết bài về ông Quốc
trên Blog của mình cũng không có gì sai, nếu ông chỉ tranh luận theo
đúng nghĩa, để tìm ra chân lý vì lợi ích chung. Nhưng điều đáng bàn, và
cũng chính là lý do khiến công chúng nổi giận, là ông không tranh luận
mà lợi dụng tranh luận để bôi nhọ và hạ nhục một Đại biểu Quốc hội khác.
Có lẽ cũng vì điều này mà nhiều Luật sư đã lên tiếng. Họ lên tiếng
không phải vì “bệnh nghề nghiệp”, mà là sự tinh thông mẫn cảm, họ nhìn
thấy trong việc làm rất không bình thường của ông Phước có dấu hiệu hình
sự.
Tranh luận không phải là cãi vã. Tranh luận khác cãi vã ở chỗ,
tranh luận có nghĩa là đối thoại, và đối thoại là cùng nghe nhau để
cùng điều chỉnh mình, dẫn đến sự đồng thuận, nhằm tiếp cận chân lý vì
mục đích chung. Còn cãi vã là tranh giành thắng thua, là chỉ nhăm nhăm
tìm sơ hở của đối phương để ra đòn hạ gục, nhằm thỏa mãn mục đích cá
nhân. Đối tượng chính mà ông Phước cần thuyết phục không phải ông Quốc,
mà là các Đại biểu Quốc hội, và cao hơn nữa là đông đảo quần chúng nhân
dân. Làm sao ông Phước có thể thuyết phục được ông Quốc, một người hoàn
toàn khác biệt với ông cả ở sự hiểu biết, trình độ kiến thức và tầm vóc
văn hóa? Nếu ông Quốc cũng như ông thì đã chẳng có sự khác biệt dẫn đến
cuộc tranh luận. Điều quan trọng ông phải thuyết phục trước hết là các
Đại biểu Quốc hội, sau nữa là đông đảo nhân dân, để mọi người cùng ủng
hộ, đứng về phía ông. Nhưng do tính hiếu thắng, tiểu khí tỉnh lẻ, lại cả
giận mất khôn, nên ông chẳng còn nhìn thấy ai, ngoài ông Quốc và ông
chỉ tìm mọi cách hạ nhục, đổ hết mọi rác rưởi lên đầu ông Quốc. Và rồi
cuối cùng, ông đã hiện nguyên hình một gã lục lâm thảo khấu, nói như
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cựu Đại biểu Quốc hội nhiều khóa, thì Đại
biểu Phước đã “hành xử một cách lỗ mãng, không phù hợp với tiêu chuẩn
văn hóa thông thường chứ chưa nói đến văn hóa nghị trường. Trong cuộc
sống, mọi người đều có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí nảy sinh
mâu thuẫn. Nhưng chỉ những người kém văn hóa mới dùng những lời lẽ nặng
nề phản cảm, chợ búa để phỉ báng nhau”. Cũng theo ông Nguyễn Minh
Thuyết, “sự hiểu biết của Đại biểu Phước về pháp luật rất hạn chế. Khi
công kích Đại biểu Dương Trung Quốc về chuyện chất vấn tại kỳ họp vừa
qua, ông Phước đã làm trái quy định tại điều 49 Luật Tổ chức Quốc hội.
Bên cạnh đó, ông Phước còn quên rằng, điều 46 Luật Tổ chức QH đã quy
định Đại biểu phải “gương mẫu” trong việc chấp hành hiến pháp và pháp
luật, có cuộc sống lành mạnh và “tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công
cộng”. Ngoài ra, khi miệt thị, xúc phạm nhân phẩm người khác, nhất là
phỉ báng một Đại biểu Quốc hội vì những ý kiến của Đại biểu đó trong lúc
thi hành công vụ, ông Hoàng Hữu Phước còn có thể vi phạm cả quy định
của Bộ luật Hình sự…”
Cũng vì những việc làm động trời này, mà ta lại
có dịp bình tĩnh ngắm kỹ gương mặt của hai Đại biểu Quốc hội, khi giới
truyền thông liệt kê lại tất cả những ý kiến mà họ đã phát biểu. Không
phải ngẫu nhiên, giới truyền thông đã định vị bốn ông Nghị có những đóng
góp tích cực trên Nghị trường: “Nhất Thước, nhì Trân, tam Lân, tứ
Quốc”. Đó là Tướng Nguyễn Quốc Thước, ông Nguyễn Ngọc Trân, ông Nguyễn
Lân Dũng và ông Dương Trung Quốc. Tất nhiên, những Đại biểu Quốc hội
xuất sắc, gây được ấn tượng mạnh trong công chúng, không phải chỉ có bốn
ông Nghị này, mà còn nhiều vị khác, như Đỗ Trọng Ngoạn, Nguyễn Minh
Thuyết… Ông Dương Trung Quốc, nói như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, là
“người sắc sảo và lịch duyệt”. Tôi cũng đồng ý với ông Thuyết: “Không
phải ý kiến nào của ông Dương Trung Quốc cũng được mọi người đồng tình
nhưng những vấn đề ông Quốc nêu lên đều là những vấn đề cử tri rất quan
tâm. Về phương pháp tư duy, ông Quốc thường có cách nhìn độc đáo, mới
mẻ, đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ”. Còn với ông Phước, thú thật, dù
không hề ác cảm với ông, tôi vẫn không tìm thấy trong ý kiến của ông có
một chút ánh sáng nào của trí tuệ. Thậm chí, tôi còn thấy ông không được
bình thường khi khoe với các phóng viên báo chí, rằng ông vẫn còn giữ
các hóa đơn của bưu điện tiền gửi thư qua Iraq cho tổng thống Saddam
Husein, đề nghị Tổng thống Saddam cử ông làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền
để ông đi công du các nước, nhằm giữ gìn hòa bình thế giới (!)
Dù
nhìn ở bất cứ góc độ nào cũng không thấy được đó là tư duy của một người
bình thường, lành mạnh. Và nói như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: “Ông
Phước không có tiến bộ nào trong nhận thức và hành động kể từ khi làm
Đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIII, khi phát
biểu về xây dựng Luật Biểu tình, Đại biểu Phước có những nhận thức lệch
lạc và lời lẽ xúc phạm cử tri. Bởi vậy, khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp,
ông Phước đã bị cử tri chất vấn. Lúc đó ông Phước đã phải nói với cử tri
hãy coi mình là con cháu và bỏ qua cho những sai sót đó. Đáng lẽ biết
sai phải sửa, nhưng đến giờ ông Phước vẫn nói lại những chuyện đó như
thể mình đúng”. Tôi cũng muốn nói thêm với ông Phước rằng, có đến trên
70% các cuộc biểu tình, khiếu kiện của dân, liên quan đến đất đai. Đừng
nghĩ đơn giản và nông cạn rằng người biểu tình chống lại Nhà nước hay
Chính phủ. Họ tìm đến Chính quyền khi những nỗi oan ức ở cơ sở không
giải tỏa được. Bởi chính quyền là “Chính quyền của Dân, Do Dân và vì
Dân”. Họ chỉ mong Chính quyền giúp họ lấy lại sự công bằng. Điều này cần
minh bạch. Không người dân nào chống lại Chính quyền, một Chính quyền
mà vì nó người ta đã không tiếc xương máu, tính mạng để bảo vệ. Hàng
triệu con em họ còn nằm ở dưới đất kia, trong đó có rất nhiều người đến
nay vẫn không tìm thấy được hài cốt. Để họ phải đói khổ, vất vưởng,
không còn biết nương tựa vào đâu là chúng ta có tội. Chính quyền cần tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất về mặt thủ tục, hành chính để các doanh
nghiệp hoạt động và phát triển. Còn việc giải tỏa, đền bù đất đai là
việc của Doanh nghiệp với Dân. Chính quyền chỉ nên là người trung gian,
người chứng kiến, giám sát. Và nếu có đứng thì cũng phải đứng về phía
nhân dân, vì lợi ích của dân chứ không phải vì quyền lợi của mấy anh nhà
giàu, theo kiểu “Lợi ích nhóm”. Nếu giải tỏa đất đai mà đền bù thỏa
đáng cho Dân thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện biểu tình, khiếu kiện. Nhưng
đền bù chỉ mấy trăm ngàn một mét vuông đất nhưng sau đó lại bán lên đến
mấy chục triệu đồng thì người dân nào chịu nổi. Họ không nổi khùng mới
là chuyện lạ. Chính người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cũng mong sớm có Luật biểu tình, mà ông Phước lại “bảo hoàng hơn Vua”,
muốn loại Luật biểu tình ra khỏỉ bàn Nghị sự, không bàn đến trong cả
khóa Quốc hội vì “dân trí thấp”. Ngay cả đến khi bàn về chuyện Mại dâm,
một hiện trạng nhức nhối trong xã hội, ông Phước cũng lại mạt sát ông
Quốc bằng những lời lẽ rất thô bỉ :“Dương Trung Quốc do không quen
nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “đĩ” là chứng tỏ ta đây có trình độ
“Trí”, muốn nữ công dân – trong đó có các nữ nhân thuộc gia tộc Dương
Trung Quốc – có quyền tự do sử dụng vốn tự có để kinh doanh phát triển
ngành công nghiệp bán dâm, không ngờ đó lại là cái “Thấp Kiến” của
phường vô hạnh, vô đạo đức, vô lại, vô duyên, dễ đem lại danh xưng “Nhà
Đĩ Học” bên cạnh “Nhà Sử Học”.
Không thể tưởng tượng được đấy lại là
ngôn ngữ của một Ông Nghị. Xúc phạm một Đại biểu Quốc hội, xúc phạm đến
cả dòng tộc người ta là một điều tối kỵ đối với người Việt. Chả lẽ sự
tha hóa về đạo đức đã lan đến cả chốn linh thiêng, sang trọng vào bậc
nhất của Quốc gia sao? Thật có lý khi nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Khoa
Điềm, Cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Cựu Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung
ương đã phải ngỡ ngàng trong một câu thơ viết về ông Hoàng Hữu Phước:
“Tại sao người ta lại bầu ông vào Quốc Hội?”. Thật kinh khiếp khi ông
Phước lại còn tự vỗ ngực xưng danh: “Nhất Thạc Bàn Cờ, Lăng Tần Hoàng
Hữu Phước, Nhà Việt Nam Cộng Hòa Học, Nhà Biểu Tình Pờ-rô-tét
Đì-mông-sờ-tra-sân Học, Nhà Đa Đảng Học, Nhà Lưỡng Đảng Học, Nhà Độc
Đảng Học, Nhà Tiếng Anh Học, Nhà Thánh Kinh Học, Nhà Đủ Thứ Học Học”.
Thật
đau khổ cho Cử tri Thành Phố Hồ Chí Minh, và đau khổ cho Cử tri cả
nước. Chúng ta bầu là bầu Đại biểu Quốc hội, Đại diện ưu tú nhất cho
chúng ta vào cơ quan Quyền lực cao nhất, sang trọng nhất, để quyết sách
những việc quan trong, chứ đâu có bầu “Nhà Việt Nam Cộng Hòa Học, Nhà Đa
Đảng Học”... Thật hết chịu nổi
Bài đăng phổ biến
-
Đại tá Quách Hải Lượng: Trong lòng tôi vẫn còn những thắc mắc cho đến tận bây giờ, không giải thích nổi: tại sao trước 17/2/1979 mấy ...
-
1. Bổ sung, hồi 8h20′, độc giả Nguyễn Việt Thắng phản hồi: “Sáng nay, đi tập thể dục về, vừa bước vào nhà tắm đi tolet thì nghe VTV...
-
Trangha's Blog Đàn bà đích thực Trang chủ About Ảnh cá nhân Nước hoa Wallpaper photos Tin tức báo chí Trang Hạ c...
-
Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chứ...
-
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn được Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước cử tọa dự APEC CEO Summit tại Đà Nẵng, ngày 10/11/2017. ...
-
Lời dẫn: Có một số bạn đọc nhắn tin, cho rằng Google.tienlang không công bằng khi chỉ đăng các bài phê phán "Bên Thắng cuộc". V...
-
NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI ! Vũ Công Minh Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì n...
-
Biến cố Đồng Tâm và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nguyễn Đăng Quang. Sự kiện Đồng Tâm ở Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (14-22/4/2017) phải đ...
-
BÀI THƠ: BỐN CHỮ NHẤT, MẠC ĐĨNH CHI 青天一 朵 雲 烘爐一點雪 上苑一枝花 瑤池一片月 噫雲散雪消花殘月缺 Phiên âm: Thanh thiên nhất đóa vân, Hồng lô ...
-
Phạm Trần & Phạm Viết Đào. Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét