Nhật
báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về lòng
tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình
hình khó khăn hiện nay.
Dưới
tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai
nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra
quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.
Ngoài
ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy
Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng
Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh
tế chính trị của Việt Nam hiện nay.
‘Không tin Đảng nữa’
“Trên
các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu
ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn Phước
Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt đầu từ
tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.
“Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”
“Chế
độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tường được dẫn lời nói, “Tôi
là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết,
những sai lầm sự suy thoái của nó.”
“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.
Theo
Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng
tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang
bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những
nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và
một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn
toàn chủ nghĩa tư bản.
Tuy
nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin
ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi
mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh
hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.
Bài
báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc,
một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ
đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.
Đây
là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam
đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây
như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và
chia rẽ nội bộ.
Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.
‘Bi quan sâu sắc’
“Có
thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình hơn
trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương Huy
San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với New
York Times.
Vấn
đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan
sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng
trưởng kinh tế.
Theo
bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc
dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
“Trong
vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ sự bất mãn với chế độ
của trí thức và doanh nhân đến mức độ như hiện nay,” ông Peter R. Ryder,
giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital, được dẫn lời nói.
Tại
Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi
đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh
tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.
Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.
“Đó
là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người
ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng
họ không thấy gì cả,” ông nói.
Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.
“Sự
tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu
giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán
bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.
Tuy
nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn
vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai
là một thành viên.
Bên
cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy
thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn
Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.
Điều
hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những
người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ
khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất
động sản.
Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.
‘Căng thẳng trong Đảng’
Ông
Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của nền
kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao.
Hồi
tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo
Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo
quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi
gì cả.
Giờ
đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư
của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng
thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.
“Nói
cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế
giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.
Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:
“Đảng
(Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự
còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi… Các thế
hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các
nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước
Việt Nam trong thế kỷ 21.”
Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:
“Đảng
Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ
dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu
Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật
như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn
nhiều so với hiện tại.”
‘Giá đừng phản chiến’
Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:
“Những
người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những
năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.
Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi
viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho
chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.
Lại
nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt
Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết
không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem
đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng
sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.
Hãy
nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị
trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc
chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc
hay tàn phá.”
Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:
“Ông
chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ
rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị
nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như
súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm
không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu
Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác
mà thôi.”
Đây là nhận xét chính xác.
Năm 1954 Ngô Đình Diệm quá tự tin vào người Mỹ với những đồng đolar xủng xẻng của họ , Ngô đình Diệm đã làm mất đi cơ hội thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam , và cả nhà ông ta đã bị trả giá vì phiêu liêu quyền lực .
Ngô đình Diệm trong thời gian cầm quyền ở Miền nam Việt nam đã không chứng minh được tính ưu việt của chế độ được cho là tự do kiểu phương tây do ông ta cai trị.Ông Diệm dã phải chết dưới tay chính dưới cái chính quyền do ông ta xây dựng nên với tội danh " gia đình trị ".
Tôi nghĩ , ngày nay thế hệ trẻ Việt nam rồi cũng sẽ tìm ra được bước đi thích hợp cho đất nước một cách thận trọng để tránh những sai lầm trong quá khứ .
Việt nam hiện có các vụ tham nhũng động trời ,nếu vụ việc kiểu này vẫn tiếp diễn thì đó là nguy cơ cho sự lãnh đạo của đảng CS.
Nhưng người Việt nam nay đã không còn tin vào ngoại bang,và không đặt cọc tương lai của mình vào những kẻ hô hào " dân chủ " ," Nhân quyền " rỗng tuyếch. Người ta chưa khỏi rùng mình khi nhớ lại trên dải đất hình chữ S này đã xảy ra nạn đói năm ất dậu 1945 thời Pháp Nhật làm hơn 2 triệu người chết đói.và cái cảnh tên lửa ,pháo bầy của Mỹ ,chất độc da cam hủy diệt sự sống bình yên ,và hàng chùm bom B52 rơi xuống thủ đô Hà nội tháng 12/1972 do người Hoa kỳ đã tiến hành.
Tội ác của kẻ xâm lược đã khiến những người yêu nước tập hợp nhau lại thành đảng Cs làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh giải phóng đến thắng lợi.
Việt nam khong thể so sánh với Nhật bản ,Hàn quốc ,Thái Lan ,vì các nước này có nhiều năm xây dựng hòa bình , chính các nước này đã có một thời lợi dụng chiến tranh Việt nam để làm giàu cho mình .
Tôi xem mấy gương mặt chống đối xã hội kiểu như Lê Công Định ,Trần huỳnh duy Thức , Lê thị Công Nhân ... và mấy vị hải ngoại "mang lửa về quê hương " và sớm nhận ra họ chẳng làm trò gì được đâu , vì họ không có uy tín trong dân chúng .
Pháp ,Hoa kỳ , Trung Cộng ,Khơ me đỏ đã từng liên minh với nhau ,muôn phương ngàn kế còn chẳng làm gì được mấy ông Việt cộng .Huống chi mấy vị kia.
Bốc phét trên mạng để tự sướng thì ai mà chẳng nói được .