Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

NHÂN VIỆC GÓP Ý SỬA HIẾN PHÁP 1992

 HIẾN PHÁP HAY HIẾP PHÁP
Nguyễn Đào Trường

Việc góp ý sửa Hiến pháp năm 1992, gần đây có một số tờ báo lề Đảng cho đăng những bài viết, mà đầu đề bài viết dùng chữ"HIẾP PHÁP". Việc này có nhiều luồng ý kiến bàn luận trái ngược nhau cố tình, hay sơ ý, nếu vô tình thì xẩy ra một chỗ hoặc một tờ báo, đằng này liền lúc mấy tờ báo cùng in từ" HIẾP PHÁP" như nhau, không thể cho rằng vô tình được. Người dân có thể suy nghĩ vì bản Hiến pháp1992 dân bị mất quyền nhiều quá, nói cho đúng ra nhân dân bị tước đoạt quyền tự do, dân chủ. Hiến pháp gì mà chỉ làm lợi cho người có quyền, Đảng cầm quyền, không những thế còn đặc cách dành riêng điều 4 trong bản Hiến pháp cho Đảng cộng sản VN tự tung tự tác, gọi là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, dân tộc và xã hội. cũng vì thế nên các bài báo đã cố ý in chữ "HIẾP PHÁP"ngầm nói rằng nhân dân cứ thường bị nhà cầm quyền dựa vào luật lệ sai trái hiếp đáp quá đáng, làm người dân tới đâu cũng gặp bước đường cùng, như vụ: Đoàn Văn Vươn Tiên Lãng HP, giống như "NỌC NẠN" năm 1925, dân oan Dương Nội, Vụ Bản,Văn Giang, Cần Thơ... Đến nỗi đàn bà con gái phải tụt hết quần áo lõa thể, phơi cả của quý đó giữa thanh thiên bạch nhật cho ban cưỡng chế, mọi người có mặt nhìn vào, đấy là vũ khí cuối cùng của những đàn bà chân yếu tay mềm vì quá uất ức hết đường sống. Chỉ nhìn thấy thứ vũ khí tự vệ cuối cùng họ buộc phải đưa ra, không cần đọc hồ sơ, tài liệu nghiên cứu lý do lý trấu, đủ biết cái oan của người ta to chừng nào. Ai có lương tri không khỏi mủi lòng thương xót, dân lành muốn làm người tử tế có được đâu.
Không phải bây giờ mới có chuyện dùng từ"HIẾP PHÁP" đầy tính mỉa mai, diễu cợt...
 Từ xa xưa báo Tân Việt, Sài Gòn bài "LẠI ĐÃ CÓ NGƯỜI NÓI ĐẾN HIẾP PHÁP NỮA". Tác phẩm in báo 1929  Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn Phan Khôi NXB Đà Nẵng 2005.
Trong số Đuốc Nhà Nam mới ra vừa rồi, có bài xã thuyết của ông chủ bút báo ấy nói về việc trao giải thưởng cho người nào viết được một cuốn Hiến pháp.
Ông chủ bút nói như vầy:
"Hiện nay quan toàn quyền đương treo giải thưởng 5 000 quan cho vị nào viết một cuốn sách về Indochina rõ ràng hơn hết. Vậy thì ta cũng nên bắt chước cái ý ấy mà treo giải thưởng chừng mấy ngàn đồng cho người nào viết được một cuốn Hiến pháp.
Ai sẽ chịu bỏ tiền ra đặng treo giải thưởng ấy? Chắc các ông nhà giàu Nam kỳ sẽ vui lòng mà chịu. Vì Hiến pháp là lợi cho các ông nhà giầu ấy lắm.
Thuở nay ở ta đây, các ông nhà giàu ra làm tổng làm làng thường bị quan trên khinh dẻ, ấy là tại chưa có Hiến pháp; Nếu có Hiến pháp rồi thì các quan, bất kỳ Tây hoặc An Nam đều sẽ chẳng dám khinh thị mấy ông nhà giàu ra làm tổng làm làng.
Như vậy, xưa nay những người tai mắt trong làng Lập hiến muốn gây cho An Nam ta có một cái Hiến pháp  cũng chỉ vì giữ thể diện cho mấy ông nhà giàu làm tổng làm làng ấy mà thôi.
Vì vậy, cái giải thưởng ấy chắc các ông nhà giàu sẽ vui lòng mà bỏ tiền ra.
Trên đó là lời ông chủ bút Đuốc Nhà Nam nói mà tôi dẫn ra đây.
Mấy lâu sự vận động về Hiến pháp của người An Nam đã vắng đi một độ, nay lại thấy nói đến. Thấy nói đến mà bắt chán thay!
Muốn lập nên Hiến pháp thì phải dùng cách nào, chớ Hiến pháp gì mà phải treo giải thưởng để mua?
Nếu là Hiến pháp thì nó phải có mục đích gì kia, chớ sao lại chỉ vì giữ thể diện cho mấy ông nhà giàu làm làng? Hiến pháp gì mà làm lợi cho mấy ông ấy?
Ấy thế mà ông chủ bút viết đường hoàng như vậy, chớ không phải viết đùa.
Một ông chủ bút nhà báo nói như vậy thì cái dân này đã phải là dân đến trình độ lập hiến chưa? Muốn lập hiến ít nữa cũng phải biết Hiến pháp là gì đã chớ.
Theo ý ông chủ bút Đuốc Nhà Nam thì nên treo giải thưởng cho người nào viết một cuốn Hiến pháp; song theo ý tôi thì nên treo giải thưởng cho người nào làm được một bài luận: Luận về Hiến pháp là gì.
Bởi vậy,  trước phải biết Hiến pháp là gì đã, rồi sau mới viết cuốn Hiến pháp được.
TÂN VIỆT
Thần chung, Sài Gòn số 149(19/7/1929)


Dòng đầu đề trang dưới viết:
"LẠI ĐÃ CÓ NGƯỜI NÓI ĐẾN HIẾP PHÁP NỮA"





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét