Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG SẼ CHỌN "GIẢI PHÁP THIÊN AN MÔN" HAY "GIẢI PHÁP DRESDEN" ?


Thời điểm năm 1989 tại Trung Quốc và Đức đã lần lượt nổ ra hai cuộc biểu tình chấn động thế giới với tên gọi Thiên An Môn (Trung Quốc) và Dresden (Đức).

Đầu tiên phải kể đến cuộc biểu tình đẫm máu nổ ra ở quảng trường Thiên An Môn, nguyên nhân là do bất bình về nạn tham nhũng của chính quyền nước này. Và để trấn áp đoàn người tham gia biểu tình, Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng quân đội tàn sát thẳng tay vào các công nhân, sinh viên tham gia đoàn biểu tình, thậm chí còn đe dọa sẽ dạy bài học Thiên An Môn cho dân chúng. Hậu quả khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương. Cuộc đàn áp bằng bạo lực này lập tức đã gây nên một làn sóng chỉ trích rộng rãi của quốc tế đối với Chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngược lại với vụ đàn áp kiểu Thiên An Môn khiến trời người cùng oán hận thì cuộc biểu tình ôn hòa ở Dresden lại được xem như một hình mẫu cho các phong trào biểu tình mà ở đó cả người tham gia biểu tình và chính quyền đều đồng thuận. Thay vì dùng vũ lực để đe dọa, đàn áp người tham gia biểu tình thì một người dân đã tách ra, tiến dần về phía công an, rồi hỏi có ai ra để nói chuyện hay không, lúc này một viên sĩ quan công an đã tiến đến, hai người nói chuyện giữa trận tiền, cuộc đối thoại kết thúc và cho ra quyết định là đoàn biểu tình giải tán và cử ra ngay 20 người đại diện, họ sẽ họp bàn với phía công an, và ngay tối đó sẽ công bố kết quả cuộc họp tại bốn nhà thờ. Biến cố này được gọi là “mô hình Dresden” sau này được đem ra làm mẫu ở các thành phố khác khi công an mật vụ đứng trước đoàn biểu tình mở cửa cho ngọn gió dân chủ nổi lên.
Biểu tình Thiên An Môn. Ảnh minh họa.
Rõ ràng, cùng một sự việc nhưng cách hành xử của chính quyền hai nước Trung Quốc và Đức hoàn toàn trái ngược nhau, việc dùng vũ lực, đàn áp đẫm máu người dân là cách hành xử tệ hại nhất trong lịch sử vì chẳng những không thể dập tắt được ngọn lửa căm phẫn trong lòng dân chúng mà còn khiến nó le lói, âm ỉ và có thể bùng cháy mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nào. Ngược lại nếu hành động theo kiểu của chính quyền Đức tránh đổ máu, dựa trên phương châm “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” lại là cách thu phục lòng người hữu hiệu nhất.
Biểu tình Dresden. Ảnh minh họa.
Tới đây chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc đặt câu hỏi, nếu đặt trường hợp sự việc trên xảy ra ở Việt Nam, thì Thủ tướng sẽ xử lý như thế nào? Liệu sẽ theo mô hình Thiên An Môn hay mô hình Dresden?
Có lẽ câu trả lời của Thủ tướng sẽ là Việt Nam không chọn mô hình nào hết. Lý do rất đơn giản, bởi thực tế Việt Nam trước giờ chưa từng xảy ra một cuộc bạo động nào lớn như thế cả. Có người sẽ thắc mắc tại sao không? Lý do có thể chúng ta chỉ nhìn thấy những cái trước mắt, những cái được phơi bày trên các phương tiện truyền thông còn đứng trên cương vị một lãnh đạo, Thủ tướng ắt hẳn phóng tầm nhìn xa hơn, tiên liệu vấn đề để xử lý ngăn chặn những cuộc bạo động ngay từ trong trứng nước, chứ không để xảy ra tình trạng việc đã rồi mới tìm phương hướng giải quyết, rồi đặt mình vào tình thế bắt buộc phải lựa chọn một trong hai mô hình trên.
Điều này được minh chứng rất rõ ràng qua hàng loạt các chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng. Thường thì trước các dịp lễ lớn, kỳ họp quan trọng của đất nước, Chính phủ sẽ ban hành chỉ đạo nhằm tăng cường, đảm bảo tình hình an ninh khắp các tỉnh thành trong cả nước. Không chỉ bằng văn bản, chỉ thị mà trong mọi cuộc gặp làm việc với cán bộ chiến sĩ Công an, Thủ tướng đều nhấn mạnh rõ nhiệm vụ tiên phong của lực lượng Công an là phải nắm chắc tình hình, không để bị động bất ngờ và kiên quyết không để xảy ra khủng bố, gây rối, bạo loạn, lật đổ và hình thành các tổ chức đối lập.
Tại sao Việt Nam lại an toàn hơn?
Chính vì thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ mà lực lượng an ninh của chúng ta đã kịp thời chặn đứng nhiều cuộc bạo động của các tổ chức phản động lưu vong nước ngoài được cài vào chống phá đất nước Việt Nam. Điển hình như sự việc Nguyễn Quốc Quân một thành viên của tổ chức Việt Tân đã xâm nhập vào Việt Nam để thực hiện mưu đồ khủng bố, phá hoại lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5/2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác. Tuy nhiên, âm mưu hiểm ác của Nguyễn Quốc Quân lập tức bị cơ quan an ninh Việt Nam phát hiện và hắn đã bị bắt ngay tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.
Có thể nói các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để thực hiện dã tâm diễn biến hòa bình, gây xáo trộn trong xã hội Việt Nam. Vậy nên bất cứ khi nào Chính phủ cũng coi trọng việc bảo vệ ổn định chính trị trong nước nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
( Nguyentandung.org )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét