Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

CHO TỚI BAO GIỜ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM VƯỢT RA KHỎI SỰ SỢ HÃI ĐÃ ĐÓNG KHUNG ?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
6-4-2013
...Sau khi kinh tế phát triển thu nhập tốt lên giới trí thức được trọng dụng nhiều hơn và họ có nhiều quyền lợi gắn nhiều với cơ chế nhà nước hơn thì đi kèm với nó là những sự sợ hãi khác. Ví dụ sợ hãi mất quyền lợi. Sợ hãi bị đẩy ra ngoài guồng máy. Sợ hãi không được tham gia vào những vấn đề mà có thể làm mình hưởng quyền lợi. Cho nên cuối cùng vẫn phải nói thật là sự sợ hãi là có thực và nhiều khi người ta không biết mình sợ cái gì . Bây giờ nỗi sợ ấy vẫn còn bám theo một số rất đông cả người trí thức lẫn bình thường ?!
Nhà văn Tạ Duy Anh sinh năm 1959. Quê Hà Đông, tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du năm 1992. Từ 1992-2000 làm giảng viên Trường đào tạo đại học Viết Văn Nguyễn Du. Từ năm 2000 đến nay làm Biên tập tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.
1Ông là tác giả của khoảng 200 truyện ngắn, 3 truyện vừa, 100 tản văn và 6 tiểu thuyết. Tiểu thuyết của ông gồm có: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối, Sinh ra để chết.
Nhà văn Tạ Duy Anh nổi tiếng bởi gắn bó với người nông dân. Cảm xúc về những con người chân đất, nắng mưa bươn chải khiến ông có cái nhìn rất chi tiết và tinh tế về cuộc sống của người dân quê miền Bắc từ thập niên 90 đến nay.

Căn bệnh mất ký ức

Mặc Lâm: Thưa nhà văn, câu chuyện gia đình anh Đoàn Văn Vươn từ hơn một năm qua đã khiến dư luận theo dõi trong nhiều trạng thái, từ giận dữ, căm ghét tới chán nản tuyệt vọng. Nhìn toàn cảnh vụ án Đoàn Văn Vươn thì đây là một bất công lớn cho xã hội nhưng không thấy nhà văn nào có cảm hứng để viết, dù là một truyện ngắn xuất sắc. Tại sao vậy?
Nhà văn Tạ Duy Anh: Theo tôi có thể có nhiều nguyên nhân nhưng từ tư cách của một người sáng tác tôi cho rằng có hai lý do chính lý giải cho điều đó. Thứ nhất, các tác phẩm văn học hiện nay trong bối cảnh công chúng Việt Nam bây giờ tác phẩm đến với số đông bằng một tốc độ rất chậm, nhất là khi nhằm mục tiêu tố cáo những hiện trạng đen tối của xã hội. Đặc biệt trong cái xã hội có quá nhiều chuyện động trời khiến người ta chưa kịp quan tâm đến một sự kiện nào đó thì lại có sự kiện khác đáng quan tâm hơn.
Những người bên ngoài như anh có thể thấy vụ Đoàn Văn Vươn là rất lớn có tác động lâu dài cho sự phát triển đất nước, và tôi cũng nhận thức như vậy. Tôi đã từng lên tiếng bằng những bài viết mang tính cảnh báo tên là “Pháo hiệu Đoàn Văn Vươn” thế nhưng nhiều người, trong đó có nhiều nhà văn thì họ không thấy như vậy. Họ không thấy tính cấp bách, nóng bỏng như nhiều người khác thấy. Có những vụ khác không kém phần nóng bỏng ví dụ như sau Đoàn Văn Vươn là Ecopark, rồi vụ bà con Dương Nội rồng rắn ra Hà Nội mặc áo cờ đỏ sao vàng xếp hàng trên phố để khiếu kiện về các vụ mất đất.. trước đó là Vinashin sụp đổ với nhiều tỷ đô la và mới đây là vụ quan tài diễu phố ở Vĩnh Yên.
Trong khi tìm cách quen với cuộc sống, rất nhiều thậm chí đầy dẫy sự cố thì nhiều người trong xã hội đang đồng loạt nhiễm một căn bệnh mà tôi gọi là “căn bệnh mất ký ức” tức là không có chuyện gì đáng để đi sâu vào trí nhớ!

Nỗi sợ hãi đã đóng khung

3Mặc Lâm: Phần lớn nhà văn VN hình như chỉ tập trung cho những việc như Hội Nhà văn, ngày Thơ VN, tranh luận và viết về sex… còn biển Đông, kinh tế, văn hóa sụp đổ thì im hơi lặng tiếng… “sợ hãi” đã đóng khung họ trong cái chai của ông thần đèn?
Nhà văn Tạ Duy Anh: Phần lớn nhà văn đang theo đuổi những cái tầm thường, vô bổ như anh nói thế nhưng tôi khẳng định không phải là tất cả. Nếu theo dõi trên mạng thì anh thấy vẫn còn nhiều nhà văn không coi trọng giải thưởng, không coi trọng những danh hão, thậm chí không coi trọng những khoản tiền kèm theo khá lớn cho họ. Bất chấp nguy hiểm bởi vì trong xã hội khi mà nói bất cứ sự thật nào đều gắn với sự nguy hiểm nhưng họ vẫn bất chấp tất cả điều đó để miệt mài theo đuổi những mục tiêu mà tôi gọi là “Mục tiêu lương tâm”. Thí dụ như cất tiếng nói bênh vực người yếu thế mà chủ yếu là người nông dân trước nạn bị cướp đất. Thực trạng nạn nông dân bị cướp đất tại Việt Nam hiện nay là thực trạng phổ biến nhất và nó cũng gây chia rẽ xã hội, nó cũng gây nên nhiều xáo trộn và tai họa nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét