Định không viết gì về
quốc sự nữa nhưng một vỹ nhân đang ở trong những giây phút cuối cùng của
cuộc đời nên không thể không kính cẩn nhớ đến ông. Xin đăng lại bài đã
viết liên quan đến ông cách đây hai năm, trước khi có một bài viết nữa
về ông.
Thưa ông Vladimir Ilyich Lenin kính mến! Tôi sống dưới chế độ XHCN tính đến nay cũng được 36 năm, chế độ được lập ra dưới ánh sáng chỉ đường của chủ nghĩa do ông đồng sáng tạo với Karl Marx và Engels. Đây là lần đầu tiên tôi cầm bút viết về ông. Trước đây tôi có đọc một ít của Engels và Marx. Còn của ông và của Staline thì tôi chưa đọc gì nhiều bởi lẻ theo tôi đoán những gì hai ông viết ra nó cũng giống giống như những gì mà ông Lê Duẩn đã vận dụng lại trong cuốn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng…” mà tôi đã đọc hồi còn tuổi hai mươi. Do vậy mà đã đọc Lê Duẩn rồi thì xét không cần thiết phải đọc ông và Staline.
Thưa ông Vladimir Ilyich Lenin kính mến! Tôi sống dưới chế độ XHCN tính đến nay cũng được 36 năm, chế độ được lập ra dưới ánh sáng chỉ đường của chủ nghĩa do ông đồng sáng tạo với Karl Marx và Engels. Đây là lần đầu tiên tôi cầm bút viết về ông. Trước đây tôi có đọc một ít của Engels và Marx. Còn của ông và của Staline thì tôi chưa đọc gì nhiều bởi lẻ theo tôi đoán những gì hai ông viết ra nó cũng giống giống như những gì mà ông Lê Duẩn đã vận dụng lại trong cuốn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng…” mà tôi đã đọc hồi còn tuổi hai mươi. Do vậy mà đã đọc Lê Duẩn rồi thì xét không cần thiết phải đọc ông và Staline.
Vì chưa đọc nhiều về ông nên tôi không dám viết gì về ông mãi cho đến mới đây tôi tình cờ đọc được bài viết Chính Lenin mới là người đã làm Liên Xô tan rã của tác giả Vũ Cao Đàm đăng trên trang Bauxite Việt Nam. Bài viết này đã tạo cho tôi nguồn cảm hứng để mạo muội viết về ông.
Tháng
2 năm 1917, nhân dân Nga đã làm một cuộc nổi dậy kinh trời động đất lật
đổ chính quyền chuyên chế của giai cấp phong kiến địa chủ và thay vào
đó là một chính quyền của nhân dân. Đó là chính quyền chuyên chính toàn dân nghĩa
là chính quyền dân chủ thật sự như Âu Mỹ. Nhưng theo ông đó là chính
quyền của giai cấp tư sản nên ông không chấp nhận do vậy vào tháng 10
năm đó, ông lãnh đạo giai cấp vô sản đứng lên lật đổ chính quyền của
giai cấp tư sản và thay vào đó là chính quyền chuyên chính vô sản
nghĩa là chính quyền của giai cấp vô sản chứ không phải là chính quyền
chung cho nhiều giai cấp khác.(Tội nghiệp những người dân Nga còn lại
không phải là giai cấp vô sản sẽ biết đi đâu mà sống? )
Nhưng nếu là chính quyền chuyên chính vô sản thì cũng tốt. Đó là chính quyền của toàn bộ giai cấp vô sản
chứ không phải riêng một nhóm nào. Tuy nhiên đến đây thì dường như ông
tự mâu thuẫn với chính cái chủ nghĩa do ông viết ra và đi chệch hướng.
Ông dẹp bỏ hết tất cả các thành phần khác, các nhóm ý kiến khác, các
đảng phái khác có trong giai cấp vô sản. Ông dẹp hết các đảng xã hội của
nhân dân lao động, ông dẹp luôn nhóm Menxêvích, nhóm Trốt Kít cũng là
cộng sản nhưng khác kiểu của nhóm ông để cuối cùng ông lập ra nhà nước
chuyên chính Bonxêvich mà thôi.
Nghĩa là sau cách mạng vô sản tháng 10 đáng lẽ phải lập ra nhà nước chuyên chính cho toàn giai cấp vô sản ông lại lập ra một nhà nước chuyên chính chỉ cho nhóm nhỏ Bônsêvich của ông. Ông thay một nhà nước chuyên chính phong kiến bằng một nhà nước chuyên chính Bônsêvich.
Nghĩa là sau cách mạng vô sản tháng 10 đáng lẽ phải lập ra nhà nước chuyên chính cho toàn giai cấp vô sản ông lại lập ra một nhà nước chuyên chính chỉ cho nhóm nhỏ Bônsêvich của ông. Ông thay một nhà nước chuyên chính phong kiến bằng một nhà nước chuyên chính Bônsêvich.
Nghĩa
là ông thay thế một nhà nước độc tài nầy bằng một nhà nước độc tài
khác, thế thôi. Bánh xe đã trật đường rây ngay từ lúc bắt đầu vận hành.
Càng chạy về sau nó càng lệch đi nhiều hơn. Nhà nước chuyên chính
bônsêvich khi vận hành sẽ dần dần chuyển hóa thành nhà nước chuyên chính
cho một nhóm rất nhỏ người trong Bộ Chính Trị và vận hành thêm một thời
gian nữa nó biến thành nhà nước chuyên chính chỉ cho một người đó là
người đứng đầu cao nhất của đảng. Ông Staline đã hoàn tất cơ chế chuyển
hóa nầy. Nhà nước của giai cấp vô sản biến thành nhà nước của cá nhân
ông Staline. Đoàn tàu trật bánh ngay từ lúc mới khởi hành nên chạy chưa
được bao xa là tự lật nhào. 70 năm so với lịch sử phát triển toàn nhân
loại thì nó ngắn ngủi như một chớp mắt phải không ông?
Ông
lãnh đạo nhân dân Nga làm một cuộc cách mạng long trời lỡ đất nhưng bây
giờ nhân dân Nga quên ông rồi. Không những thế họ còn căm phẫn ông,
bằng chứng là tượng đài của ông khắp mọi nơi trên nước Nga đều bị lật
xuống.
Và
bây giờ tôi xin viết về Nelson Mandela. Ông ta quá vỹ đại nên có tới
hàng chục vạn bài viết về ông ta trên khắp thế giới. Do vậy tôi chỉ viết
rất ngắn về ông thôi.
Chế độ A pac thai ở Nam Phi là chế độ chuyên chính của người da trắng,
đó là chế độ độc tài da trắng. Trong chế độ đó chỉ có người da trắng
mới có quyền công dân, mới được lập đảng phái chính trị, mới được ra ứng
cử, mới được tham gia bầu cử. Còn người da đen chiếm tuyệt đại đa số
nhưng chỉ là công dân hạng hai mà thôi, không có những cái quyền như
người da trắng có.
Ở
cái thời đại văn minh này thì một chế độ độc tài như vậy, kể cả mọi chế
độ độc tài khác đều không thể nào tồn tại lâu. Nhân dân da đen Nam Phi
dưới sự lãnh đạo của Nelson Mandela đã nổi dậy đấu tranh không mệt mỏi
(mà đấu tranh bất bạo động) cuối cùng đã dành được thắng lợi. Chính quyền chuyên chính da trắng phải nhường chỗ. Chính quyền nào sẽ thay vào đây?
Theo lẽ thường người ta nghĩ rằng một chính quyền của người da đen, nghĩa là chính quyền chuyên chính da đen,
sẽ thay vào và người da trắng xin mời đi chỗ khác hoặc ở lại thì chỉ
làm công dân hạng hai. Nhưng không. Mandela rất vỹ đại, ông vượt lên
trên lẻ thường tình đó, ông lập ra một nhà nước chuyên chính toàn dân
nghĩa là nhà nước của cả dân da đen lẫn của dân da trắng, nhà nước của
mọi giai cấp, mọi thành phần, mọi sắc tộc, nhà nước của nền dân chủ văn
minh thật sự trong đó mọi người dân, da trắng lẫn da đen đều bình đẳng
với nhau.
Ông
được bầu lên làm tổng thống của nhà nước dân chủ đó qua phổ thông đầu
phiếu tự do. Ông làm đúng một nhiệm kỳ 5 năm rồi về nghỉ.
Ông
ở vị trí lãnh đạo không lâu. Nhưng nhà nước dân chủ do ông lập ra làm
thế giới kính phục, sẽ trường tồn theo sự phát triển của nhân loại. Ông
cũng trường tồn vì trở thành tượng đài trong lòng mỗi người dân Nam Phi
và cả trong lòng của nhiều người khác trên khắp thế giới, trong đó có
tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét