TPO - Chiến lược ngăn chặn bắt
nguồn từ đại chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh cho đến khi Liên Xô tan rã. Giờ đây Mỹ đang chĩa mũi nhọn này vào
Trung Quốc.
Ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc đã không còn là một cụm từ mới mẻ. Tạp chí Tinh hoa Lãnh đạo số mới nhất của Trung Quốc đã có bài nghiên cứu toàn diện về chiến lược này của Mỹ từ thời Liên Xô đến Trung Quốc hiện nay.
Sau 7 năm, đầu năm 2012, Mỹ lại
đưa ra chiến lược quân sự mới. Khi tuyên bố chiến lược quân sự mới, thậm
chí tổng thống Obama còn thẳng thắn nói rằng, quân đội Mỹ đang ở trong
“thời kỳ quá độ”, cần tiến hành tái cân bằng đối với những vấn đề trọng
điểm mà Mỹ quan tâm, chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á để bảo vệ “an
ninh và sự phồn vinh” cho châu Á – Thái Bình Dương. Đây là sự tái điều
chỉnh chiến lược ngăn chặn Trung Quốc trong tình hình mới. Chiến lược
ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ không phải bắt đầu từ thời điểm này, mà có
một quá trình hình thành và phát triển.
Chiến lược ngăn chặn Liên Xô
Chiến lược ngăn chặn bắt nguồn
từ đại chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lanh.
Năm 1946-1947, khi quan hệ đồng minh Mỹ - Xô dạn nứt, trong bối cảnh từ
hợp tác chuyển sang Chiến tranh lạnh, để chống lại, làm suy yếu và lật
đổ phe Liên Xô – Đông Âu, diệt trừ cái gọi là mối đe dọa từ chủ nghĩa
cộng sản, chính quyền tổng thống H.S.Truman đã dựa vào tư tưởng ngăn
chặn đối với Liên Xô và những đề nghị về mặt chính sách của George Frost
Kennan đề ra chiến lược này, và cuối cùng đến năm 1950, chiến lược này
đã được xác lập.
Ngày 22/2/1946, theo yêu cầu của
ngoại trưởng Mỹ, đại biện lâm thời đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô lúc đó là
George Frost Kennan đã gửi về một bức điện báo dài 8.000 chữ, tiến hành
phần tích toàn diện lý luận, ý đồ, chính sách và cách làm của Liên Xô
sau chiến tranh, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể cho những đối
sách mà Mỹ cần áp dụng. Đồng thời, George Frost Kennan kiến nghị chính
phủ Mỹ nên không ngừng hoàn thiện xã hội Mỹ, tăng cường lòng tin, kỷ
luật, chí khí và tinh thần tập thể cho người dân Mỹ, quy hoạch cho các
quốc gia khác và nhận định về tương lai phát triển của thế giới.
Gorbachev đã chứng kiến sự tan rã của Liên Xô một phần do chiến lược ngăn chặn của Mỹ gây ra. |
Trong bức điện báo dài này, mặc dù
George Frost Kennan không dùng từ “ngăn chặn”, nhưng đã nêu ra ý tưởng
ngăn chặn Liên Xô. Tháng 7-1947, George Frost Kennan lại đăng tải bài
viết có nhan đề Căn nguyên hành vi của Liên Xô với bút danh “X” trên
tạp chí quyền uy The Diplomat của Mỹ, nêu rõ chính sách ngăn chặn đối
với Liên Xô. Lý thuyết của George Frost Kennan đã cung cấp cơ sở logic
trọn vẹn cho chính quyền tổng thống Truman vốn đã quyết tâm thể hiện
thái độ cứng rắn với Liên Xô, chủ nghĩa Truman, kế hoạch Marshall, cuộc
phong tỏa Berlin, thành lập NATO chính là những biểu hiện cụ thể của
chính sách này.
Kế hoạch Marshall là một kế hoạch
trọng yếu của Mỹ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn
cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Chiến tranh thế
giới thứ hai.
Cuộc phong tỏa Berlin kéo dài từ
ngày 24/6/1948 đến ngày 11/5/1949 là một trong những cuộc khủng hoảng
quốc tế đầu tiên của Chiến tranh lạnh và là cuộc khủng hoảng đầu tiên
gây ra tổn thất.
Sau 3 năm thực tiễn, tháng 4/1950,
chính phủ Mỹ chính thức đưa chính sách ngăn chặn vào đại cương quốc
sách, trong văn kiện nổi tiếng NSC68 của Ủy ban an ninh quốc gia Mục
kiêu và kế hoạch an ninh quốc gia của Mỹ, lần đầu tiên nêu rõ “chính
sách ngăn chặn” và có sự giải thích cụ thể. Chính sách ngăn chặn có hàm
nghĩa sau: “Chính sách ngăn chặn là áp dụng mọi biện pháp ngoài chiến
tranh để đạt được các mục đích sau: 1. Ngăn ngặn sự mở rộng thêm một
bước quyền lực của Liên Xô; 2. Bôi nhọ Liên Xô bằng chiến tranh tuyên
truyền; 3. Giảm thiểu sự kiểm soát và độ ảnh hưởng của Liên Xô; 4. Tóm
lại, gây dựng lực lượng phá hoại trong chế độ của Liên Xô, để điện
Kremlin thay đổi”.
Văn kiện còn chỉ ra rằng, để thực
hiện chính sách ngăn chặn, Mỹ buộc phải có thế mạnh về sức mạnh tổng
hợp, trong đó quan trọng nhất là sức mạnh quân sự, đây là nền tảng căn
bản để giữ vững vị thế quân sự mạnh mẽ và an ninh quốc gia, cũng là tiền
đề cần thiết để thực hiện chiến lược ngăn chặn: “Nếu không có sức mạnh
quân sự tổng thể ưu việc, không có chuẩn bị để có thể huy động lực lượng
bất cứ lúc nào, chính sách “ngăn chặn” chỉ là múa võ giương oai – vì
trên thực tế nó chỉ là một sự đe dọa đưa ra cố tình và tiến hành dần
dần”. Đồng thời, để thực hiện thành công chính sách ngăn chặn, cần phải
giữ dư địa đàm phán với Liên Xô, sự đóng băng về mặt ngoại giao sẽ khiến
mục tiêu đích thực của “ngăn chặn” bị phá vỡ, bởi vì nó đồng thời sẽ
gây ra một sự căng thẳng, từ đó khiến chúng ta càng khó điều khiển Liên
Xô giảm thiểu và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng phù hợp”. Sau
khi đề ra chiến lược ngăn chặn Liên Xô, chính phủ Mỹ luôn kiên trì chiến
lược này cho đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Chuyển hướng, chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc
Khoảng năm 2003, nhà lãnh đạo
Trung Quốc và giới nghiên cứu chiến lược đã tiến hành xem xét toàn diện
về sự phát triển của Trung Quốc, đề ra tư tưởng chiến lược “trỗi dậy hòa
bình”, tức Trung Quốc cần phát triển, trỗi dậy thông qua phương thức
hòa bình. Với vai trò là siêu cường quốc duy nhất trên thế giới, Mỹ đã
theo dõi chặt chẽ hướng phát triển của Trung Quốc bằng tâm trạng phức
tạp. Nên có sự đánh giá thế nào về sự trỗi dậy của Trung Quốc, làm thế
nào để “chơi” với Trung Quốc đang trỗi dậy đã trở thành điểm nóng của
giới quyết sách và giới nghiên cứu Mỹ, là chủ đề được tranh luận gay
gắt. Trong cuộc tranh luận này, nước Mỹ chủ yếu có mấy quan điểm sau.
Một là cho rằng sự trỗi dậy của
Trung Quốc ắt sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái
Bình Dương và trên toàn cầu, đây là quan điểm thống nhất nhất giữa giới
chính khách và giới nghiên cứu Mỹ. Bản thân Trung Quốc chính là một nước
có vai trò quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và là nước
thành viên trong Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, có vai trò quan trọng
trong các sự vụ khu vực và toàn cầu, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ ảnh
hưởng lớn đến vị thế chủ đạo của Mỹ trong cục diện chiến lược khu vực và
toàn cầu.
Trung Quốc luôn tuyên truyền về thuyết trỗi dậy hòa bình nhưng mặt khác lại nhanh chóng tăng cường quốc phòng nhằm vào đối thủ Mỹ. Ảnh: Sơ đồ chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc nhằm hất quân Mỹ khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương. |
Hai là cho rằng sự trỗi dậy của
Trung Quốc ắt sẽ trở thành thách thức lớn đối với vị thế của Mỹ trên
trường quốc tế, chính vì thế cần nhanh chóng bố trí lực lượng để ngăn
chặn hướng phát triển của Trung Quốc, đề phòng Trung Quốc đe dọa lợi ích
của Mỹ. Những người ủng hộ thuyết ngăn chặn thì cho rằng, Mỹ cần lợi
dụng ưu thế lược lượng của mình ngay để ép Trung Quốc phải nhượng bộ ở
mức tối đa, buộc ngoại giao Trung Quốc phải chuyển hướng để thích ứng
với hệ thống quốc tế mà Mỹ đề xướng.
Ba là mối quan hệ giữa Trung
Quốc và Mỹ không là bạn, không là thù, Trung Quốc là thù hay bạn, quan
trọng là xem Mỹ giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc như thế nào. Cựu
bộ trưởng quốc phòng William J.Perry –cựu trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ashton B.Carter – những người đã đề ra “chiến lược phòng thủ mang tính
dự phòng” mặc dù coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là “thách thức loại A”
mà an ninh Mỹ phải đối mặt trong tương lai, nhưng đồng thời họ cũng chỉ
ra rằng, Trung Quốc và Mỹ đều không muốn xảy ra xung đột, cuối cùng họ
sẽ là đối tác hay kẻ thù, điều này “sẽ được quyết định bởi chính sách
chứ không phải số phận”.
Bốn là cho rằng chính sách ngăn
chặn là một chính sách sai lầm, sự trỗi dậy của Trung Quốc là tiến trình
tất yếu của lịch sử, Mỹ không kiềm chế được Trung Quốc, và cũng không
gánh chịu được cái giá phải trả nếu ngăn chặn Trung Quốc. Cựu ngoại
trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, mọi ý đồ “ngăn chặn” Trung Quốc của Mỹ như
Mỹ đã từng áp dụng với Liên Xô ắt sẽ gây ra tai họa lớn.
Năm là cho rằng Trung Quốc là một
“đối tác chiến lược”, Mỹ cần duy trì sự tiếp xúc và quan hệ hợp tác với
Trung Quốc. Họ chủ trương dưới tiền đề bảo vệ quan niệm giá trị then
chốt của Mỹ, thừa nhận một số lợi ích của Trung Quốc, đưa Trung Quốc và
hệ thống hợp tác toàn cầu và khu vực, hợp tác với Trung Quốc trong những
lĩnh vực phù hợp với lợi ích quốc gia bằng hình thức song phương hay đa
phương.
Những quan điểm và chủ trương này
đều có một điểm chung là thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc,
Washington buộc phải coi trọng chiến lược đối với Bắc Kinh, đồng thời có
sự điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của mình nhằm xác định lợi
ích toàn cầu của Mỹ sau khi Trung Quốc trỗi dậy, đặc biệt là lợi ích ở
khu vực châu Á – Thái Bình Dương không bị đe dọa.
Do những biến động chính trị xảy ra
ở Liên Xô và Đông Âu cuối thập kỷ 1980 có những “biến đổi theo chiều
hướng chiến lược tích cực”, sau khi lên nắm quyền, tổng thổng G.Bush bắt
đầu lên kế hoạch điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ: Tháng
2-1992, Bộ trưởng quốc phòng Cheney trình lên quốc hội Báo cáo quốc
phòng về tài chính của năm 1993, chính thức đặt tên cho báo cáo chiến
lược an ninh quốc gia mới của Mỹ là “chiến lược phòng thủ khu vực”. Nội
dung cơ bản của chiến lược này có 2 điểm cần chú ý: Một là đối tượng tác
chiến chủ yếu của Mỹ từ Liên Xô chuyển sang các cường quốc quân sự có
tính khu vực đe dọa đến lợi ích chiến lược của Mỹ; Hai là trọng tâm
chiến lược của Mỹ chuyển từ châu Âu sang Á - Âu đồng trọng. Thời điểm
này Mỹ áp dụng chiến lược Á - Âu đồng trọng, cho thấy cùng với sự phát
triển của Trung Quốc và một số quốc gia khác, khu vực châu Á – Thái Bình
Dương đã thu hút sự chú ý nhiều hơn của Mỹ.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng
chính là một nhân tố xem xét quan trọng trong sự gợi ý về chiến lực
“phòng thủ mang tính dự phòng” mà William J.Perry và Ashton B.Carter đưa
ra vào năm 1999. Họ cho rằng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ buộc
phải đối mặt với “mối nguy hiểm mang tính toàn cầu” hoặc “mối đe dọa
quan trọng” khác với trước đây, để ngăn ngừa các mối đe dọa này, Mỹ cần
đề ra chiến lược “phòng thủ mang tính dự phòng”. Họ đã chia “mối đe dọa
mới” hoặc “mối nguy hiểm chủ yếu” mà Mỹ phải đối mặt sau Chiến tranh
lạnh ra làm ba cấp độ tùy theo độ nghiêm trọng và phạm vi lớn nhỏ, trong
đó “có thể Trung Quốc sẽ đi theo hướng đối địch chứ không phát huy vai
trò bằng tinh thần hợp tác trong hệ thống quốc tế” được coi là 1 trong 5
mối đe dọa hàng đầu có thể đe dọa lợi ích chiến lược của Mỹ.
Mục đích của phòng thủ mang tính
dự phòng là ngăn ngừa các mối “nguy hiểm” này phát triển thành mối đe
dọa nghiêm trọng, chính vì thế, “Mỹ buộc phải gây độ ảnh hưởng của mình
cho quá trình Trung Quốc trở thành một siêu cường quốc châu Á, định
hướng cho Trung Quốc trở thành một đối tác trong tương lai chứ không
phải một đối thủ. Nếu không làm được điều này, châu Á sẽ phải đối mặt
với mối đe dọa lớn nhất”.
Đối tượng 'cần xử lý'
Để thực hiện chiến lược “phòng thủ
mang tính dự phòng”, Mỹ đã tăng cường chiến lược ngăn chặn quân sự đối
với Trung Quốc. Năm 2000, Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ đã công bố báo
cáo nghiên cứu Sức mạnh quân sự Trung Quốc và chỉ ra rằng, “Trung Quốc
đích thực sẽ trở thành cường quốc quân sự ở khu vực Đông Á; Trung Quốc
sẽ ngày càng trở đối thủ đáng gờm của Mỹ”. Tháng 5-2000, Hội đồng tham
mưu trưởng liên quân Mỹ JCS đã công bố Triển vọng phối hợp năm 2020,
trên cơ sở của Triển vọng phối hợp năm 2010, có sự điều chỉnh mới đối
với môi trường tác chiến, mối đe dọa chính, mục tiêu phát triển quân sự
và tư tưởng chỉ đạo tác chiến phối hợp mà quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt
trong 20 năm tới.
Với sức mạnh kinh tế và quốc phòng gia
tăng chóng mặt, Mỹ đã coi Trung Quốc là một đối thủ thực sự. Ảnh: Dàn
máy bay không người lái của Trung Quốc. |
Trong đó đáng chú ý nhất là lần đầu
tiên bản kế hoạch này đưa “một nước lớn nào đó đang trỗi dậy ở phương
Đông trở thành đối thủ tiềm ẩn của Mỹ”, chính vì thế Mỹ dự định sẽ dịch
chuyển lực lượng quân đội đồn trú tại nước ngoài từ châu Âu hiện tại
sang châu Á. Trong bản Báo cáo đánh giá phòng thủ 4 năm của Lầu Năm Góc
năm 2001, Trung Quốc vẫn được coi là “đối thủ quân sự có nguồn tài
nguyên phong phú” có thể xuất hiện. Trong bản Báo cáo đánh giá tình hình
hạt nhân năm 2002, Trung Quốc bị coi là 1 trong những đối tượng cần xử
lý.
Cùng với đó, Mỹ đã tăng cường đồng
minh quân sự để kiềm chế Trung Quốc. Năm 1996, Nhật Bản và Mỹ đã phát
biểu Tuyên ngôi phối hợp đảm bảo an ninh Nhật Mỹ, nhắc lại tăng cường
quan hệ đồng minh giữa hai nước, chính thức sửa đổi nhiệm vụ của Phương
hướng hợp tác phòng thủ Nhật – Mỹ mà hai nước ký kết năm 1979. Tháng
9-1997, hai nước ký kết Phương hướng hợp tác phòng thủ hợp tác mới.
Phương hướng mới đã sửa đổi “tình huống khẩn cấp mà Nhật Bản gặp phải”
thành “khi tình huống xảy ra ở khu vực xung quanh Nhật Bản ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh của Nhật Bản, hai nước sẽ thương
thảo và hợp tác”.
Điều này cho thấy thể chế bảo vệ an
ninh của Mỹ và Nhật Bản từ “ngăn chặn Liên Xô” chuyển sang “đối phó với
tình huống khẩn cấp ở vùng Viễn Đông”, đồng minh quân sự Mỹ - Nhật đã
hoàn thành sự thay đổi từ mô hình phòng thủ sang mô hình tấn công, Mỹ đã
đạt được mục đích tăng cường sự tồn tại về mặt quân sự ở khu vực châu Á
– Thái Bình Dương nhằm chiếm thế mạnh tuyệt đối về mặt quân sự. Tháng
2-2005, hai nước Mỹ - Nhật lại tung ra Tuyên ngôn bảo vệ an ninh Nhật
Mỹ, lần đầu tiên công khai và chỉ rõ đưa vấn đề Đài Loan và vấn đế phát
triển lực lượng quân sự của Trung Quốc vào phạm trù mục tiêu chiến lược
chung của hai nước Mỹ - Nhật.
Quân đội Mỹ-Nhật liên tục tập trận liên hợp. Ảnh: Máy bay cánh xoay V-22 'Ưng biển' hạ cánh xuống tàu sân bay Hyuga của Nhật. |
Vài năm trở lại đây, Mỹ tăng cường
phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa, tại khu vực châu Á – Thái
Bình Dương đã giành được sự ủng hộ của Nhật Bản và Australia. Và mục
đích căn bản của Mỹ khi xây dựng hệ thống này đã rất rõ ràng. Một vị cựu
cố vấn Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải thừa nhận, chính quyền tổng thống Bush
con “từ lâu đã nhận định Trung Quốc là một đối thủ quân sự tiềm ẩn, hơn
nữa đã bỏ rất nhiều thời gian và tiền bạc để đối phó với mối đe dọa này.
Các kế hoạch như điều chỉnh lực lượng quân sự, đề ra hệ thống phòng ngự
mới, chế tạo máy bay oanh tạc kiểu mới… đều có liên quan đến Trung
Quốc”.
Bao vây tứ phía
Ngày 16-11-2009, sau khi lên làm
tổng thống, nước đầu tiên của châu Á mà tổng thống Obama sang thăm là
Trung Quốc, trong nụ cười “hoan nghênh và đón nhận sự trỗi dậy của Trung
Quốc”, ẩn giấu chiến lược ngăn chặn mới của Mỹ đối với Trung Quốc.
Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ là
sự áp dụng một cách toàn diện chiến lược ngăn chặn đối với Trung Quốc.
Trước đây, Mỹ là cường quốc mạnh không có đối thủ, đã quen với việc nhìn
Trung Quốc bằng ánh mặt ngạo mạn và không thèm chấp, trong bối cảnh
chưa hiểu nhiều về Trung Quốc, mặc dù miệng thì thường hô “cần cảnh giác
trước Trung Quốc, cần ngăn chặn Trung Quốc”, nhưng trên thực tế lại
không đặt Trung Quốc vào vị trí đối thủ ngang hàng để đối mặt. Hiện nay,
cuộc khủng hoảng tài chính đã thay đổi tất cả. Trung Quốc đã dùng sự
phục hồi nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng tài chính và sự phát triển
ổn định bền vững để chứng minh cho sự lớn mạnh của mình, và thế là Mỹ đã
không còn cảm thấy thoải mái nữa.
Năm 2010, mọi hành động của Mỹ ở
khu vực châu Á đều được lấy danh nghĩa là bảo vệ lợi ích quốc gia của
Mỹ, nhwnt trên thực tế là uốn chiếm vị thế chủ đạo trong các sự vụ châu
Á, chủ yếu là để tăng cường sự tồn tại của Mỹ. Đồng thời lợi dụng vấn đề
Điếu Ngư/Senkaku để 'bắt cóc' Nhật Bản, cột chặt Nhật Bản vào cỗ xe
tăng Mỹ tại châu Á, đồng thời lại lợi dụng sự kiện tàu Cheonan và pháo
kích Yeonpyeong để tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ - hàn Quốc, tổ chức
rất nhiều cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Ông Obama
phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan cũng là một biểu hiện trong đó.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ luôn sẵn
sàng cho mọi tình huống bất ngờ. 60% binh lực Mỹ sẽ được bố trí ở khu
vực này trong những năm tới. |
Về mặt kinh tế thì tìm đủ mọi lời
hay để Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu chính phủ của Mỹ , mặt khác
lại bắt ép đồng Nhân dân tệ phải tăng giá, chỉ trích Trung Quốc thao
túng tỉ giá đồng NDT, đồng thời lại áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ,
làm tổn hại lợi ích kinh tế của Mỹ. Trong vấn đề nhân quyền lại có
những hành vi khiêu khích làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc như
tổng thống Obama gặp gỡ lãnh tụ tinh thần Tây Tạng lưu vong Dalai Lama.
Về thương mại, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ đã quay trở lại. Chính
sách ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ bắt nguồn từ việc một số người lo ngại
Trung Quốc sẽ chuyển hóa nguồn năng lượng kinh tế khổng lồ thành sức
mạnh quân sự và độ ảnh hưởng chính trị trên trường quốc tế. Ngoài ra
Trung Quốc là thành viên trong Hội đồng bảo an liên hợp quốc đồng thời
là nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và Tổ chức Quỹ tiền
tệ quốc tế, còn nỗ lực phát triển nhiều mối quan hệ song phương và đa
phương ở châu Á.
Năm 2012 vừa mới bắt đầu, ngày 5-1,
tại Lầu Năm Góc, tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta, chủ
tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Dempsey công bố báo cáo chiến
lược quân sự mới có tên gọi Duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ:
Nhiệm vụ quốc phòng ưu tiên trong thế kỷ XXI. Bản báo cáo này đánh dấu
bước ngoặt mới của chính sách an ninh quốc gia Mỹ sau 10 năm trải qua
chiến tranh, và bước ngoặt này sẽ tạo dựng nên chiến lược quân sự mới
của Mỹ trong thập kỷ tới. Dụng ý sâu sắc của lần điều chỉnh này là ngăn
chặn Trung Quốc. Những năm qua, Mỹ tăng cường điều chỉnh lực lượng quân
sự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ý đồ đề phòng Trung Quốc khá rõ
nét, nhưng trong chiến lược quân sự mà 3 lần nhắc đến tên Trung Quốc là
điều khá hiếm thấy. Đủ để thấy trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc, bản
báo cáo chiến lược quân sự mới này đáng để chúng ta phải suy nghĩ.
Cùng với nhu cầu dịch chuyển trọng
tâm chiến lược sang phía Đông và ngăn chặn Trung Quốc, trọng tâm bố trí
binh lực của Mỹ cũng đã được điều chỉnh, cắt giảm binh lực ở khu vực
châu Âu, tăng cường binh lực sang châu Á. Theo chiến lược quân sự mới
của Mỹ, mặc dù trong tương lai, lực lượng lục quân Mỹ sẽ cắt giảm 10-15%
, nhưng lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến ở châu Á Thái Bình
Dương sẽ không hề bị ảnh hưởng.
Ngày 3-4-2012, đã có 200 lính thủy
quân lục chiến Mỹ đặt chân ở thành phố Darwin ở bờ biển phía Tây Bắc
của Australia. Sự có mặt của lực lượng Mỹ tại Austraila đồng nghĩa với
việc lại giúp quân đội nước này có thêm một điểm tựa chiến lược mới, nếu
châu Á xảy ra xung đột, Mỹ có thể bố trí lực lượng từ nhiều con đường.
Đầu tháng 6-2012, trong cuộc Đối thoại Shang rila tổ chức tại
Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã tuyên bố, trong 8 năm tới,
Mỹ sẽ bố trí 60% tàu chiến ở châu Á – Thái Bình Dương. Có thể thấy, trở
lại châu Á – Thái Bình Dương không phải là lời nói suông.
Do dịch chuyển trọng tâm chiến lược
sang châu Á – Thái Bình Dương, quân đội Mỹ đã tăng cường đầu tư tài
chính cho lực lượng không quân ở khu vực này, chỉ riêng dự toán chi cho
trang bị vũ khí đã lên tới 2,8 tỉ USD. Ngày 3-10-2013, thứ trưởng quốc
phòng Mỹ Ashton Carter tiết lộ với báo chí trong tương lai máy bay chiến
đấu F-35 của Mỹ sẽ được bố trí ở căn cứ quân sự Kadena của Nhật Bản.
Trước đó 8 chiếc máy bay chiến đấu F-22 đã được bố trí ở căn cứ này, và
12 chiếc V-22 cũng được cử sang căn cứ quân sự Futenma của Nhật Bản, máy
bay chiến đấu điện tử EA-18G cũng đã có mặt ở căn cứ hải quân Atsugi.
Các loại vũ khí tối tân nhất như tiêm kích tàng hình F-22, F-35, máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit được triển khai quanh Trung Quốc. Ảnh: Phi cơ B-2 tiếp dầu trên không. |
Ngoài ra, năm 2013, căn cứ quân sự
Misawa và Kadena cũng sẽ tiếp nhận máy bay trinh sát chống ngầm “Thần
Biển” mới nhất P-8 . Như vậy, trong một tương lai không xa, các loại máy
bay tác chiến hiện đại nhất của Mỹ sẽ tụ họp ở Đông Bắc Á, hình thành
nên trận địa lập thể toàn diện, tấn công kiêm phòng thủ. Ngoài ra, Lầu
Năm Góc còn nên kế hoạch trong 5 năm tới đầu tư 6,3 tỉ USD phát triển
máy bay oanh tạc tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, đồng thời bố trí 80-100
chiếc máy bay loại này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những máy bay
này chủ yếu được bố trí trong các căn cứ không quân của Mỹ tại khu vực
này.
Xuất phát từ tâm lý đề phòng Trung
Quốc, cũng như đối phó với Liên Xô năm xưa, Mỹ cũng đã thực thi chính
sách ngăn chặn “trường kỳ, kiên trì và kiên định”, đồng thời sẽ tạo dựng
nên vòng vây để thực hiện chiến lược ngăn chặn đối với Trung Quốc. Sự
bao vây này có thể sẽ tập trung vào quân sự, bao gồm sự bao vây về các
nội dung như địa chính trị, kinh tế, giá trị quan và ngoại giao. Chính
phủ Mỹ mặc dù coi trọng sự hợp tác song phương với Trung Quốc, nhưng
chiến lược quân sự mới đã thể hiện ra rất rõ chính sách ngăn chặn ở tầm
sâu hơn, đồng thời đứng ở cấp độ sâu hơn tạo dựng nên vòng vây để thực
hiện chiến lược ngăn chặn đối với Trung Quốc.
Huy Long
Theo Tinh hoa Lãnh đạo
Theo Tinh hoa Lãnh đạo
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét