AFR Dân Nguyễn
Theo các nguồn tin, ngày 29/7 tới đây bắt đầu phiên tòa phúc thẩm xử vụ án “Giết người và chống người thi hành công vụ”, mà bị cáo là các thành viên trong gia đình anh Đoàn Văn Vươn.
Phiên sơ thẩm diễn ra tại HP trong mấy ngày đầu mùa hè vừa qua, đã mang lại cái không khí ngột ngạt còn hơn cả cái nắng giữa trưa hè, bởi cái sự xử ép, cái sự buộc tội rất chủ quan của chính quyền lên gia đình nạn nhân; Không khí ngột ngạt lại càng gia tăng bởi chỉ ngay sau đó mấy ngày, vụ xử những kẻ đích danh tội đồ đã diễn ra, không khác một vở kịch diễn quá vụng, tới mức chẳng coi (khán giả) dư luận xã hội ra gì…
Phiên sơ thẩm diễn ra tại HP trong mấy ngày đầu mùa hè vừa qua, đã mang lại cái không khí ngột ngạt còn hơn cả cái nắng giữa trưa hè, bởi cái sự xử ép, cái sự buộc tội rất chủ quan của chính quyền lên gia đình nạn nhân; Không khí ngột ngạt lại càng gia tăng bởi chỉ ngay sau đó mấy ngày, vụ xử những kẻ đích danh tội đồ đã diễn ra, không khác một vở kịch diễn quá vụng, tới mức chẳng coi (khán giả) dư luận xã hội ra gì…
Có thể nói, trừ những tờ báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân- những tiếng nói thể hiện con tim khối óc của đảng, thì hầu hết các báo lề phải cũng như lề trái đều la lối về sự bất công với bản án dành cho gia đình anh Vươn, và thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước “Tiếng oan dậy đất oán ngờ lòa mây” ập xuống gia đình này…
Nhưng liệu đạo lý “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, có một lần nữa thể hiện truyền thống quý báu của một dân tộc giàu tình thương yêu và lòng bác ái, mà lại lên tiếng bênh vực anh Vươn!... Một tiếng kêu, dù xé họng, dù khản cổ, cũng khó thấu tới Thiên Đình. (Thiên Đình ở đây là dư luận tiến bộ cả trong và ngoài nước, là các chính phủ văn minh, các tổ chức quốc tế có thể áp lực lên nhà cầm quyền cs VN). Thế nên rất cần những tiếng hô vang đòi công lý, bây giờ là cho anh Vươn, rồi sau cho người khác trong chúng ta, cho cả dân tộc đau thương này trong tháng năm phía trước…Nếu chúng ta không đòi được công lý cho anh Vươn, thì đó sẽ là một thất bại cay đắng, là bước thụt lùi của giá trị đạo đức, của tri thức, của đạo lý Dân Tộc, và vì thế khó có thể hy vọng vào Công Lý cho một VN tương lai.
Rõ ràng, nhà cầm quyền đang có những bước đi vừa nắn gân, vừa trắng trợn thách thức dư luận, thông qua các con số, như cố tình kéo dài thời gian giam giữ nạn nhân (để “Phục vụ công tác điều tra”!?),hay như những gì diễn ra trong thời gian phiên sơ thẩm, cố tình làm nản lòng các luật sư và báo chí truyền thông…Nếu Lương Tri bị động trước những động thái trên của nhà cầm quyền, khó có thể nói phiên phúc thẩm sẽ là kết cục có hậu cho một gia đình bị oan khuất tới mức TAN CỦA NÁT NHÀ, và hơn cả thế, còn SA CHÂN VÀO VÒNG LAO LÝ này…Phải chăng, vụ án này không phải là xử “Đúng người đúng tội”, mà là sự trả thù hèn hạ, là sự thách thức công lý, là biểu hiện của quyền lực tối tăm…?
Chúng ta không đòi hỏi gì hơn cho gia đình anh Vươn, ngoài cái anh lẽ ra phải được hưởng. Đó là phải được trả tự do vô điều kiện, được bồi thường thỏa đáng những tổn thất cả về tài sản và nhân phẩm do nhà cầm quyền gây ra, thông qua chính quyền nhân dân địa phương của họ. Tất cả những hành vi giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý của chính quyền địa phương và tổ chức đảng cơ sở, rõ như ban ngày, và vẫn hiển hiện ra đó, trước sự làm ngơ của trung ương đảng và nhà nước tập quyền trung ương. Họ (Nhà nước trung ương), chỉ xoa dịu dư luận bằng vài ba bản án treo dành cho một số quan lại địa phương-những đứa con hư hỏng nặng, mang bản chất của người sinh thành chúng. Nhưng vài cái roi mây giơ cao đánh khẽ vào mông những thằng con mất dạy thừa hưởng thói lưu manh, chỉ càng làm cho dư luận sôi lên.
Những hành động như điều động quân đội, với vũ khí chỉ dành cho chiến tranh chống xâm lăng, được đem ra dùng cho một vụ cưỡng chế đất đai, như hành động đập phá nhà nạn nhân giữa thanh thiên bạch nhật để trả thù, hay như hành động ăn cướp giữa ban ngày tài sản của nạn nhân, từ chổi cùn rế rách, đến tôm cá trong ao hồ…là những hành động tàn bạo và bẩn thỉu chỉ có ở bọn giặc phong kiến Phương Bắc. Đó không còn đơn thuần chỉ là tội ác nữa, mà là sự xuống cấp hết sức nghiêm trọng của nền tư pháp, của kỷ cương phép nước của cả một chế độ…Tiếc thay, cho đến giờ, những kẻ có quyền ra lệnh tối cao, những người ngồi trên đỉnh cao quyền lực, vẫn tỉnh bơ, mặc kệ cho bọn quan lại địa phương toàn quyền hành xử kẻ thù của mình, bỏ ngoài tai mọi chỉ trích của dư luận.
Mỉa mai thay, cả trăm năm về trước, một vụ án có những tình tiết giống với vụ án Tiên Lãng, lại kết thúc có hậu! Vụ án đó có tên VỤ ÁN ĐỒNG NỌC NẠNG. Điều đáng nói là những kẻ “Chống người thi hành công vụ” trong vụ án đó- vẫn những nông dân chất phác, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ Tiên Lãng. Họ đã Giết Chết hai người “Thi hành công vụ” của chính quyền, đặc biệt một trong hai số đó là người Pháp; Nhưng chỉ cần hai tháng làm “Công tác điều tra” (Chứ không cần tới 450 ngày như vụ Tiên Lãng!), chính quyền “Thực dân nửa phong kiến” đã có thể triệu tập phiên tòa. Đặc biệt hơn nữa, những nông dân VN- đối tượng gây ra cái chết của hai người NHÀ NƯỚC THỰC DÂN, lại không bị quy tội giết người. Họ được trắng án ngay sau phiên tòa của chế độ thực dân! Có thể gọi phiên tòa là TÒA CÔNG LÝ, bởi những quan tòa đã lấy luật kết hợp với đạo lý để xử. Từ hai phiên tòa cách nhau gần một thế kỷ, do TÒA ÁN CỦA CHẾ ĐỘ THỰC DÂN và TÒA ÁN NHÂN DÂN xử, cho ra hai bản án khác nhau hoàn toàn.
Có vô số những điều cần mổ xẻ, cần bàn cãi, cần cắt nghĩa từ hai phiên tòa của hai chế độ. Nó hoàn toàn không vô ích chút nòa, nhất là trong bối cảnh phiên phúc thẩm sắp tới mà người ta một lần nữa phải nhìn thấy người anh hùng nông dân đứng trong vành móng ngựa- chỗ lẽ ra phải dành cho những kẻ khác…
Ít nhất (Và có lẽ cũng là nhiều nhất) lúc này là, tinh thần phiên tòa ĐỒNG NỌC NẠNG phải được đem ra soi rọi vào VỤ ÁN TIÊN LÃNG!
Có như vậy chúng ta mới hy vọng người anh hùng THỜI NÔNG DÂN BỊ CƯỚP ĐẤT ra khỏi ngục thất!
Những trái tim, không phân biệt lề trái lề phải, hãy chung một nhịp đập- nhịp đập thấu những nỗi đau đồng loại!
Jul/23rd/2013
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét