Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

BA MẶT TRỜI XUẤT HIỆN TẠI TRUNG QUỐC BÁO HIỆU SẮP TRỞ LẠI THỜI TAM QUỐC CHĂNG ?

pvd.net 12.12,12
Chứng kiến cảnh tượng “ba  mặt trời” cùng xuất hiện trên bầu trời sáng qua, nhiều cư dân Thượng Hải, Trung  Quốc nơm nớp lo sợ, đây là điềm báo ngày tận thế sắp sửa ập đến.

Theo  trang tin 163 của Trung Quốc, sáng ngày 10/12, người dân sống ở thành phố Thượng  Hải và tỉnh Giang Tô của Trung Quốc đều có thể chứng kiến cảnh tượng kỳ lại: ba  mặt trời cùng xuất hiện trên bầu trời.

Hiện tượng lạ làm dấy lên sự quan tâm của nhiều người dân. Các  bức ảnh chụp lại cảnh tượng "3 mặt trời" xếp hàng trên bầu trời nhanh chóng lan  đi như virus trên mạng Internet của Trung Quốc. Nhiều người hoang mang cho rằng,  hiện tượng này có liên quan đến lý thuyết ngày tận thế của thế giới.
Tuy  nhiên, giải thích về hiện tượng này, trung tâm khí tượng Thượng Hải chiều qua  cho biết, việc 3 mặt trời xuất hiện cùng lúc trên bầu trời là do tia nắng mặt  trời xuyên qua vô số các tinh thể khi thời tiết lạnh. Khi những tinh thể này từ  trên cao rơi xuống và gặp phải lúc mặt trời mọc hay lặn, mỗi tinh thể sẽ giống  như một tấm gương nhỏ phản chiếu tia sáng mặt trời và hình thành nên mặt trời  giả cùng ánh hào quang. Do đó, đây là hiện tượng quang học bình thường không  liên quan gì đến ngày tận thế như nhiều người lo sợ.
Ngoài ra, các nhà  khoa học cũng cho biết, trên thực tế hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần trước  đây. Xem những hình ảnh ghi lại hiện tượng lạ “ba mặt trời” trên bầu trời Trung  Quốc dưới đây:

Các nhà khoa học khẳng định, đây  chỉ là hiện tượng quang học bình thường, không liên quan gì đến lý thuyết ngày  tận thế.
Trước đây, hiện tượng tương tự  cũng từng xảy ra tại nhiều nơi ở Trung Quốc.

Đây là một hiện tượng rất hiếm  gặp nên dễ khiến nhiều người hiểu nhầm.







Phương  Đăng
---------------------

Hai  thiên thạch liên tục bay gần trái đất. Dấu hiệu của 'ngày tận thế'?

Một viên đá trời di  chuyển giữa mặt trăng và địa cầu hôm qua, trong khi một thiên thạch khổng lồ  khác sẽ bay gần hành tinh xanh trong vài ngày tới.
Vào 17h hôm 11/12 theo giờ Hà Nội, một thiên thạch có chiều rộng tới 36 m  bay cách trái đất khoảng 230.000 km (trong khi khoảng cách trung bình giữa mặt  trăng và địa cầu vào khoảng 386.000 km), Space cho biết.
2012 XE54, tên của thiên thạch, có kích cỡ đủ lớn để gây thiệt hại lớn cho  nhân loại nếu nó đâm trúng trái đất vào một ngày nào đó trong tương lai. Các nhà  thiên văn mới phát hiện nó lần đầu tiên vào hôm 9/12, nghĩa là đúng hai ngày  trước khi nó "dọa" trái đất. Nó hoàn thành một vòng quanh mặt trời trong 2,72  năm.
Từ hôm nay, 4179 Toutatis, tên của một thiên thạch khác có chiều rộng chừng  5 km, sẽ tới gần trái đất nhất trong quỹ đạo di chuyển của nó. Quá trình bay át  trái đất của thiên thạch sẽ kéo dài trong vài ngày. Khoảng cách ngắn nhất giữa  nó và trái đất sẽ là 7 triệu km vào tối 12/12. Với khoảng cách đó, 4179 Toutatis  không thể gây nên bất kỳ hiểm họa nào và các kính thiên văn tối tân trên mặt đất  có thể quan sát nó.
Giới khoa học phát hiện khoảng 9.000 thiên thạch gần trái đất và một số có  thể gây họa. Dữ liệu từ kính thiên văn không gian WISE của Mỹ cho thấy khoảng  4.700 thiên thạch có chiều rộng từ 100 m trở lên di chuyển rất gần địa cầu vào  một số thời điểm trong quá trình di chuyển. Một giả thuyết cho rằng một "đá  trời" có chiều rộng khoảng 10 km đã lao trúng trái đất cách đây 65 triệu năm  khiến khủng long tuyệt chủng.
Người đưa ra hàng loạt giải pháp để ngăn chặn nguy cơ thiên thạch đâm trúng  trái đất, như phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để phá thiên thạch, hay phóng  vệ tinh nhân tạo tới gần thiên thạch để làm thay đổi quỹ đạo của nó. Tuy nhiên,  các biện pháp đó đều cần khoản tiền khổng lồ.
Minh Long
( Theo Tintuchangngay.org )
Danh sách các bài viết khác :
Nhạc sĩ Hoàng Giác và ca khc NGÀY VỀ
ÂM NHẠC Và CUỘC SỐNG
Tạp Bút LÊ XUÂN QUANG : Hỡi tờ xanh...
Tội phạm chiến tranh 97 tuổi bị bắt ở Hungary
Tạp bút NGƯỜI BUÔN GIÓ
Tạp bút Nguyễn Quang Lập: Lại bắt cóc !
Hiểm họa trong lòng nước Mĩ: Núi lửa
Vụ bắt Bầu Kiên do đích thân BTCA chỉ đạo ?
TRANG VĂN HỌC Lê Thiếu Nhơn
THAM LUẬN CỦA BÙI MINH QUỐC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét