Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường
Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở
thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường
Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ
lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh?
Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.
Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất. Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích:
-Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây. Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.
-Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.
Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.
Phải công nhận một điều rằng: Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.
Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ. Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?
Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.
Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất. Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích:
-Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây. Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.
-Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.
Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.
Phải công nhận một điều rằng: Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.
Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ. Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.Trung Quốc cho rằng "thời cơ" chiếm Trường Sa đã đến?
LẤN LƯỚT LÁNG GIỀNG, ĐẠI HÁN NGANG NGƯỢC CƯỚP BIỂN
Bắt
đầu từ ngày 1/1, cảnh sát tỉnh Hải Nam, Trung Quốc sẽ tiếp cận các tàu
tiến vào khu vực mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Họ
được phép lên tàu, kiểm soát các tàu nước ngoài "xâm nhập trái phép" và
yêu cầu các tàu thay đổi lộ trình.
"Các hoạt động như xâm nhập vào vùng biển của tỉnh đảo mà không được phép... và công khai tham gia đe dọa an ninh quốc gia là phi pháp", tờ Nhật báo Trung Quốc viết. "Nếu các tàu nước ngoài hoặc thủy thủ đoàn vi phạm quy định đưa ra, cảnh sát Hải Nam có quyền tiếp quản tàu hoặc hệ thống thông tin liên lạc trên tàu".
Động thái ngày một quả quyết thậm chí là lấn lướt gây hấn của Trung Quốc đã làm phức tạp và tăng nhiệt cho một "điểm nóng" của châu Á - nơi có những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới được cho là đảm nhận hơn nửa lượng vận chuyển dầu của toàn cầu.
"Điều này là không thể", Tướng Juancho Sabban, chỉ huy lực lượng quân sự Philippiines miền tây cho biết. "Đó là sự vi phạm luật pháp quốc tế, vi pháp quyền tự do đi lại quốc tế".
Ngoài Trung Quốc, còn một số nước châu Á tuyên bố chủ quyền với các đảo nhỏ trong khu vực được coi là vùng biển chiến lược với các vùng đặc quyền kinh tế giàu tiềm năng năng lượng, nguồn cá.
Tiến sĩ Ely Ratner, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng, động thái này biểu hiện cách thức sử dụng lối ngoại giao, kinh tế hoặc quân sự "áp chế" nhằm giành lợi thế trong yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông.
Tuy nhiên, điều mới mẻ ở đây là trong các cuộc xung đột khác - kiểu
như bãi cạn Scarborough, hay cái gọi là "thành phố Tam Sa" hoặc quần đảo
Senkaku - Trung Quốc biện hộ là phản ứng với sự khiêu khích từ các nước
khác. Còn trong trường hợp mới nhất này, họ không tuyên bố đó là một
phản ứng.
"Nó rõ ràng là sự leo thang và gây mất ổn định", Ratner nói. "Đó là hành động đơn phương của Trung Quốc, và là kiểu 'ra tay trước' mà mọi người luôn luôn lo lắng".
"Các hoạt động như xâm nhập vào vùng biển của tỉnh đảo mà không được phép... và công khai tham gia đe dọa an ninh quốc gia là phi pháp", tờ Nhật báo Trung Quốc viết. "Nếu các tàu nước ngoài hoặc thủy thủ đoàn vi phạm quy định đưa ra, cảnh sát Hải Nam có quyền tiếp quản tàu hoặc hệ thống thông tin liên lạc trên tàu".
Động thái ngày một quả quyết thậm chí là lấn lướt gây hấn của Trung Quốc đã làm phức tạp và tăng nhiệt cho một "điểm nóng" của châu Á - nơi có những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới được cho là đảm nhận hơn nửa lượng vận chuyển dầu của toàn cầu.
"Điều này là không thể", Tướng Juancho Sabban, chỉ huy lực lượng quân sự Philippiines miền tây cho biết. "Đó là sự vi phạm luật pháp quốc tế, vi pháp quyền tự do đi lại quốc tế".
Ngoài Trung Quốc, còn một số nước châu Á tuyên bố chủ quyền với các đảo nhỏ trong khu vực được coi là vùng biển chiến lược với các vùng đặc quyền kinh tế giàu tiềm năng năng lượng, nguồn cá.
Tiến sĩ Ely Ratner, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng, động thái này biểu hiện cách thức sử dụng lối ngoại giao, kinh tế hoặc quân sự "áp chế" nhằm giành lợi thế trong yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông.
"Nó rõ ràng là sự leo thang và gây mất ổn định", Ratner nói. "Đó là hành động đơn phương của Trung Quốc, và là kiểu 'ra tay trước' mà mọi người luôn luôn lo lắng".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét