Mạnh
Chiêu Thụy, nhiếp ảnh gia quân sự nổi tiếng từng ghi lại nhiều khoảnh
khắc lịch sử của Trung Quốc, kể về "phiên tòa thế kỷ" xét xử bà Giang
Thanh và những người phản cách mạng trong thời Cách mạng Văn hóa.
Ông Mạnh từng chứng kiến các thời khắc trọng đại của Trung Quốc như
ngày Khai quốc 1/10/1949, chiến tranh Triều Tiên, các lần đại hội đảng
và đặc biệt là phiên xét xử "bè lũ bốn tên". Dưới đây là lời kể
của ông về phiên tòa nổi tiếng nhất của Trung Quốc, trong cuốn sách
"Nhiếp ảnh gia đi cùng lịch sử nước Cộng hòa: Những khoảnh khắc khó
quên".
Được tác nghiệp tại "phiên xét xử thế kỷ", tôi cũng như các đồng nghiệp
khác, tay lăm lăm máy ảnh, máy quay, máy ghi âm, ngắm chuẩn mục tiêu,
tập trung quan sát, cứ sợ bị bỏ lỡ mất sự kiện lịch sử. Tôi biết, đây là
vụ xét xử mang tầm thế kỷ, có ý nghĩa sâu xa và lâu dài đối với hiện
tại và tương lai của Trung Quốc.
Sau khi kết thúc "cách mạng văn hóa" vào năm 1976, cách nhìn của mọi
người đối với đất nước Trung Quốc có sự thay đổi. Tôi vẫn luôn chờ đợi,
chờ đợi sẽ có một ngày thay đổi. Tôi tin rằng những kẻ tội phạm của lịch
sử chắc chắn sẽ chịu sự xét xử của nhân dân. Chờ mãi, rồi ngày ấy,
20/11/1980, cũng đã đến.
Giang Thanh trong phiên tòa xử "bè lũ bốn tên". Ảnh: AFP. |
Ngày ấy, Tòa án Nhân dân Tối cao, tại địa chỉ số 1 đường Chính Nghĩa,
Bắc Kinh, mở phiên tòa đặc biệt, xét xử đối với 10 tên tội phạm chủ yếu
của bè lũ phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh. Bè lũ quan lạĩ từng vênh
vang một thời sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, lập tức biến hội
trường Bộ Công an bình thường ấy thành tiêu điểm mà cả thế giới phải
chú ý.
Thông tấn xã Báo ảnh quân Giải phóng và Tòa báo quân Giải phóng sắp xếp
cho tôi cùng một phóng viên khác theo dõi, đưa tin về vụ xét xử này.
Chúng tôi chia nhau phụ trách đưa tin về hình ảnh và văn kiện. Khi chúng
tôi mang theo thiết bị ghi hình đến hội trường, đã thấy rất nhiều rất
nhiều người có mặt ở đây, trên nét mặt của mọi người có một số lộ vẻ
trầm mặc, nặng nề, cũng có người vui tươi ra mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét