VÀI LỜI CỦA TÁC GIẢ NHÂN
VIỆC ĐĂNG BÀI
LÊN MẠNG INTERNET
Bàì này được viết theo lời nhắn nhủ từ
một biên tập viên của báo Người Đại biẻu
Nhân dân (nay là báo Đại biểu Nhân dân). Trước đó, tác giả đã viết
bài 170
sai lầm trong mọt cuốn từ điển và đã gửi cho tạp chí Thế
Giới Mới để đăng nhiều kỳ, nhưng chỉ
mới đăng được 6 kỳ (từ số 582 ra ngày 26/4/2004 đến số 587 ra ngày
31/5/2004) với 67 ví dụ thì bị dừng lại. Tác giả đã đến Văn phòng đại diện của
tạp chí Thế Giới Mới ở Hà Nội để tìm hiẻu sự tình và được một biên tập viên
ở đó cho biết, đại ý như sau: “Bài này
được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt vì đã vạch rõ những cái sai nghiêm trọng
trong hai cuốn tư điển. Tuy nhiên, dẫu chưa nêu rõ ai là tác giả của quyển từ điển
có hại kia nhưng nhiều độc giả đã phát hiện ra GS Nguyễn Lân, mà như ông
(LMC) đã biết, GS Nguyễn Lân được coi là
một ngôi sao của ngành giáo dục
Việt Nam, còn tạp chí Thế Giới Mới là
cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, cho nên, nếu “vạch áo cho người xem lưng” một cách
kỹ quá thì cũng có phần “bất tiện”. Nghe
vậy, tác giả rất thông cảm và biết ơn tạp chí Thế Giứo Mới .
Dường như
hiểu được khó khăn của tác giả trong việc công bố một bài “rất đáng được phổ biến rộng rãi” nên vị biên tập viên
đáng kính của báo ĐBND đã nhắn tin qua
nhà văn Vương Trí Nhàn và nhắc rằng, do chức năng và khuôn khổ của báo ĐBND,
nên chỉ có thể đăng được bài ngắn mà thôi. Thế là tác giả
phải gói ghém lại trong khoảng 4000 chữ, với 20 ví dụ về những lầm lỗi của GS
Nguyễn Lân. Vì phải đụng chạm với một
ngôi sao trong làng từ điển tiếng Việt (được trao tặng Giải thưởng nhà nước năm
2001 về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển
tiếng Việt") nên tác giả phải ‘dè dặt”, bèn đặt tiêu đề là “Những quyển từ
điển có rất nhiều sai lâm”. Trong khi đó, tác giả cũng gửi bài gần giống
bài này (lấy những ví dụ khác) cho tạp chí Nghiên cứu
và Phát triển với tiêu đề “Hai quyển từ điển có hại cho tiếng Việt”
thì được BBT tạp chí này thêm một chữ “rất’” (trở thành “Hai quyển từ điển rất có hại
cho tiếng Việt”) và đăng ngay. Tạp
chí Văn hóa Nghện An số 56 (tháng 01/2005) cũng đăng bài này với tiêu
đề ấy. Tác giả rất cảm ơn và thấy đúng là phải đặt tiêu đề như thế.
Bởi vậy, ở đây, tác giả xin lấy tiêu đè như tạp chí Nghiên cứu và Phát triển đã sửa chữa giùm.
Cũng xin nói thêm về “số phận”
của bài này sau khi được đăng trong 2 số
báo
Người Đại biểu Nhân dân (số 67 và 68,
ngày 27 và 29 tháng 4 năm 2005).
Sau khi bài này được đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân chừng hai tháng, nhân khi tác giả đến tòa
soạn để nộp một bài khác (hình như là
bài “Chớ nên bịa đặt cứ liệu lịch sử” nói về việc bịa đặt cứ liệu lịch sử trong sách
Lịch sử Hà Tĩnh, nói rằng sách Đường
thư đã ghi chép việc “Mai Thúc Loan từng làm phu gánh quả vải tươi sang kinh đô
Trường An, mà tất cả các nhà sử học hàng
đầu, được gọi lả “tứ trụ” của giới sử học đều phạm phải) nên đã hỏi thăm về
phản ứng đối với bài “Những quyển từ
điển...” Tác giả được biết rằng, tình hình ở đây tuy giống như ở tạp chí Thế Giới Mới (bài báo được
hoan nghênh) nhưng có hơi khác một chút xíu. Số là, ngay trong
ngày 27/4/2005, nghĩa là khi bài báo
mới in được một nửa, GS Nguyễn Lân Dũng đã gọi điện thoại đến tòa soạn
(vì ông là đại biểu Quốc hội, được phát báo đến
tận tay), cực lực phản đối việc đăng bài
này, với lý do đại để nói rằng
”GS Nguyễn Lân là một nhân vật nổi tiếng
đã “thành danh”, sao dám làm mất uy tín của ông? Ban biên tập đã trả lời đại ý
là: “Vì thấy bài này viết rất chặt ché,
có chứng cứ đầy đủ, rất có trách nhiêm
và rất bổ ích nên chúng tôi đăng. Còn
nếu đòng chí thấy có gì sai thì cứ viết bài phê phán, chúng tôi sẽ đăng ngay”. Từ đó đến
nay đã gần 8 năm trôi qua mà vẫn không
thấy GS Nguyễn Lân Dũng hoặc bất cứ ai
vạch được điều gì sai trái của tác giả. Điều đó chứng tỏ rằng, những sai lầm
nghiêm trọng của GS Nguyễn Lân mà tác giả Lê Mạnh Chiến đã phê phán là hoàn
toàn chính xác, không thể bác bỏ. Sự im lặng của GS Nguyễn Lân Dũng và của
những người mê tín GS Nguyễn Lân là bằng chứng hùng hồn nhất để khẳng định điều
đó.
Mặc dầu những người muốn phản đối
bài báo này đều đành phải bó tay nhưng tác giả vẫn cảm thấy rất đáng buồn, bởi
vì, tuy người ta vẫn luôn mồm nói câu “Giữ gìn sự trong sáng của tiéng Việt”
nhưng báo Giáo dục và thời đại thì từ
chối, không đăng bài nói về mối hại đối với tiếng Việt, Bộ Giáo dục thì coi như
không có vấn đề gì xẩy ra. Đặc biệt, GS Nguyễn Lân Dũng, một đại biểu Quốc hội
được tiếng là thẳng thắn, cương trực, vì dân, v.v. thì lại cực lực phản đối bài
báo rất cần cho dân, sau đó, liên tục cho tái bản hai quyển từ điển rất có hại
cho tiếng Việt mà vẫn không có ai lên tiếng. GS tiêu biẻu, được coi là chuyên gia hàng đầu về tiếng Việt, ngôi sao của
ngành giáo dục thì như vậy,
GS Đại biẻu Quốc hội thì như vậy, Bộ
Giáo dục thì như vậy, các trường đại học và cả một đội ngũ giáo sư đông đảo ...
tất cả đều thờ ơ với số phận của tiéng Việt như vậy, thử hỏi, làm sao mà nền giáo dục không “xuống
cấp”, văn hóa không lụn bại, đạo đức không suy đồi? Tác giả tuy có quyền tự
hào nhưng vẫn mang trong mình một nỗi
đau khôn nguôi.
Bao giờ
nền giáo dục nước ta mới hồi sinh?
Bài
này được viết đã lâu nhưng chưa hiện diện trên mạng Intternet. Nhưng, nhận thấy nó còn giữ nguyên ý nghĩa thời sự, tác giả
mong được các blogger cho phổ biến tới đông đảo độc giả. Sau đây là bài mà báo Người
Đại biểu Nhân dân đã đăng ở số 67 và 68, ngày 27 và 29 tháng 4
năm 2005.
-------------------------
Mùa thu năm 2003, thầy giáo
về hưu H.H.Phúc ở Hà Tĩnh có đưa cho chúng
tôi xem một quyển từ điển giải nghĩa các từ Hán-Việt dày hơn 860 trang, mà theo thầy thì nó rất tồi
tệ, rất có hại cho người sử dụng vì nó có quá nhiều sai lầm nghiêm trọng. Thầy
đề nghị chúng tôi đọc và phận tích, phê phán những chỗ sai để cảnh báo trước
toàn xã hội về tai hại của nó. Chúng tôi liền mở ra xem, lướt qua vài chục tờ ở
vần A thì giật mình khi thấy ở từ ác ôn,
soạn giả giải thích rằng, ôn nghĩa là
bệnh dịch. Thực ra, vốn là 惡 棍ác côn, do sự biến
âm chút ít mà thành ra ác ôn. Chữ côn có nghĩa gốc là câí gậy và nghĩa mở rộng là kẻ
hư hỏng; nó có mặt trong các từ du
côn, côn đồ. Do đó, ác ôn
là kẻ hư hỏng, gây nhiều tội ác. Lướt qua vài trang, gặp từ anh hùng thì thấy giải thích rằng, hùng nghĩa là loài thú khỏe nhất. Tuy từ điển này không ghi chữ Hán, nhưng qua
cách giải thích như vậy thì ta biết rằng, soạn giả nghĩ đến chữ hùng (熊) nghĩa là con gấu. Nhưng, trong từ anh
hùng 英雄thì hùng (雄) nghĩa là người có tài trí kiệt xuất. Cách giải thích các từ tố ôn và hùng như thế chứng tỏ rằng soạn giả không hề biết chữ Hán (mặc dầu
có thể đã từng đi học chữ Hán, nhưng « chữ của thầy đã trả
hết cho thầy » rồi), mà chỉ đem lời đoán mò để giảng giải các từ ngữ
Hán-Việt, may ra thì đúng. Lật vội mấy trang nữa, liếc vào từ đại
sứ 大使, một từ rất
quen thuộc, ta lại phải kinh ngạc vì ở từ này, chữ đại nghĩa là lớn (大) thì soạn giả lại giảng rằng đại
nghĩa là thay thế (代).
blog ko co chut tham my nao ca
Trả lờiXóa