Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết
hoa.
Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không?
Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của
ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách
gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi
tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó
cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”,
“Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự
hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao
chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù,
nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” &
nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó,
nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại
là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử
nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó
là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả
trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó
còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài
mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm
sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có
được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế
mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng
khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và
nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét