Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

CÁI GIÁ MÀ TRẦN XUÂN GIÁ PHẢI TRẢ

* MINH DIỆN


Một mái tóc trắng phau, một dáng đi ưỡn ngực về phía trước đầy tự tin và gọng nói rổn rảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đấu tư Trần Xuân Gía luôn toát lên vẻ sung mãn về trí tuệ và sức lực, đồng thời cũng toát lên sự đam mê quyền lực đến khôn cùng.Trần Xuân Giá sinh năm Kỷ Mão (1939). Có lẽ nhờ “kỷ vi nhàn” nên ông gặp quá nhiều may mắn.

Khi bao nhiêu người đồng lứa với ông ngã xuống trên các chiến trường, ngay tại quê hương ông, thì ông xênh xang ngồi giữa những giảng đường đại học ở Moskva, Plekhnov, Liên bang Xô Viết cũ.
Trở về nước, ông làm thầy, làm quan ngay tắp lự, không phải trải qua một ngày thử thách. Năm 2002, sau hơn hai chục năm làm quan, ông rời cái ghế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư, dù đã ở tuổi 63, lại được bổ nhiệm làm Trưởng ban Nghiên cứu chính sách của chính phủ, một cấp hàm tương đương bộ trưởng, nhưng tầm bao quát lớn hơn, bởi những chính sách do ông tham mưu mang tính vĩ mô.

Ngay khi còn ngồi trên cái ghế quyền lưc ấy, Trần Xuân Giá đã tính toán bước tiếp theo, nói đúng hơn là chuẩn bị một cái ghế khác, đó là làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng. Sự toan tính của ông chính xác như một khớp nối trên cơ thể, năm 2007, khi đã ở tuổi sát nút thất thập cổ lai hy, vừa rời ghế Trưởng ban của chính phủ, ông chễm chệ ngồi lên cái ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ABC.
Thực ra ở Việt Nam những người “hết lòng vì nước dấn thân làm công bộc cho dân không hiếm”, nhưng nhẽ ra, đối với một người từng được học hành ở một nước văn minh như nước Nga, thì Trần Xuân Gía phải khác họ, nghĩa là phải biết nguồn năng lượng của mình đã cạn, mình hưởng lợi đã nhiều, phài biết điểm dừng, nhưng đàng này ông lại đam mê hơn cả những người khác.

Phải chăng niềm đam mê của Trần Xuân Giá, là vì muốn cống hiến những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân giúp cho nền kinh tế nước nhà hòa nhập nhanh hơn, vượt qua khó khăn, làm cho dân giàu nước mạnh , như ông từng viết trên báo Thanh Niên? Phải chăng ông làm việc cho ACB không phải vì tiền, như ông bộc bạch “tôi có lương hưu và nếu thiếu thì có con lo thêm cho hai vợ chồng già”?
Tôi không tin đó là lời nói thật!
14 nhận xét:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét