Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

NHỮNG ĐÒN NGHI BINH LỚN CỦA TRUNG QUỐC

 Lê Mai.

Với cái nhìn từ lịch sử, cộng với sự quan sát những nước cờ liên tục của TQ trong thời gian gần đây, nổi lên một vấn đề mà VN không thể không dè chừng, đó là TQ đang chơi những đòn nghi binh lớn.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, lịch sử tư tưởng mấy ngàn năm của TQ nằm ở hai chữ “che dấu”. Khác với sự cởi mở của người phương Tây, người TQ luôn tìm cách che dấu suy nghĩ của mình, che dấu việc làm của mình, che dấu ý đồ của mình, tức là nói một đằng, làm một nẻo.
Nghi binh là gì? Nghi binh là “giương Đông, kích Tây”, đánh lạc hướng đối phương, đánh lừa đối phương. Nghi binh là che dấu ý đồ thực sự của mình, ru ngủ đối phương bằng những động tác giả, để rồi sau đó tung ra một cú đánh quyết định hòng giành thắng lợi. Thông thường, hoạt động nghi binh diễn ra thường xuyên trong lĩnh vực quân sự nhưng đối với TQ, có lẽ không một lĩnh vực nào mà họ không thực hiện chiến thuật ấy – thậm chí, kể cả lĩnh vực hình thái ý thức.
Quả có vậy! TQ nói TQ và VN kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng chẳng phải TQ sử dụng công thức “một nước – hai chế độ” để thu hồi Hồng Kông đó sao? Như thế, “chế độ” đâu phải là cái họ đặt lên hàng đầu? Nếu thiếu sự sáng suốt, rất dễ mắc mưu họ. Cho nên, xét cho cùng, “một nước – hai chế độ” là một đòn nghi binh lớn. TQ cho rằng, TQ có thể chung sống với mọi nước trên thế giới có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, thế thì tại sao không thể sống chung với Hồng Kông – dù chế độ xã hội khác nhau? Sáng tạo “thiên tài” đó của Đặng đã đưa Hồng Kông trở về TQ. Ở đây, điều quan trọng nhất là chừng nào Hồng Kông trở về TQ, chừng đó TQ có quyền đóng quân đội tại đó. Đây là điều mà Đặng kiên quyết đòi bằng được khi đàm phán với “Bà đầm thép” Thatcher. Đặng lập luận, không có quyền đóng quân tại đó thì còn gì là chủ quyền của TQ? Nếu xẩy ra động loạn lớn thì làm thế nào? Như vậy, đòi quyền đóng quân (tại Hồng Kông) mới là thực, là cốt lõi của “một nước – hai chế độ”, cái khác chỉ là nghi binh. Một khi quân đội đã đóng tại Hồng Kông thì TQ hoàn toàn sẽ khống chế được cục diện. Cho nên, Đặng đã vô cùng tức giận và công khai bác bỏ phát biểu của Cảnh Tiêu khi ông này cho rằng trong tương lai TQ không đóng quân tại Hồng Kông. Tuy nhiên, rủi thay (cho TQ), công thức “một nước – hai chế độ” cho đến nay không sao áp dụng thành công đối với trường hợp Đài Loan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét