Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ

28/01/2014

Mừng Xuân Giáp Ngọ

Bài 1: Con ngựa với Con người
Hà Sĩ Phu
clip_image002Trong 12 con giáp có đến bốn con tiêu biểu cho sức mạnh, song Hổ thì mạnh nhưng ác, Trâu thì to xác nhưng chậm mà đần, Rồng thì mạnh nhưng chỉ trong tưởng tượng, chỉ để mà thờ (như kiểu chủ nghĩa Xã hội), chỉ có Ngựa là mạnh và nhanh thật sự, lại hữu dụng với con người. Cho nên, đối với con người, Ngựa là biểu trưng thực tế và hoàn hảo của sức mạnh, của tốc độ, của thành công và kinh doanh phát đạt. Đó cũng là cái nền để con người “bổ sung” thêm cho ngựa những uy lực lý tưởng bằng cách thần thoại hóa như chắp thêm cho ngựa nhiều đầu, chắp cánh để bay…
Thật vậy, ngựa sống mạnh và sống đẹp! Mạnh thì quá rõ, nhưng mấy ai biết ngựa rất đẹp về thể xác và cả… “tấm lòng”. Ngựa phi rất đẹp, đi thong dong hay gặm cỏ cũng đẹp, ngay cả khi phải đánh nhau vì “ghen” cũng đẹp mới là chuyện lạ. Không thể tưởng tượng những thân hình ngựa chiến xăn chắc nặng ngót nửa tấn lại có thể mềm mại như những vũ công.
Ngựa cung cấp những tấm hình rất đẹp về nghệ thuật và rất dễ tạo hình đặc trưng cho những thương hiệu. Ngựa gắn với những chiến công, những anh hùng dân tộc như Ngựa Gióng, Ngựa Quang Trung… đã thành những vẻ đẹp bất tử mà kẻ thù xâm lăng không thể xóa mờ.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

NĂM NGỌ

Năm Giáp Ngọ sẽ đầy rẫy những biến động khôn lường

Published on January 30, 2014   ·   No Comments
 
NGUA-VANG

Các thầy phong thủy thế giới cho rằng năm mới Âm lịch Giáp Ngọ sắp tới sẽ là một loài ngựa mà bạn không nên đứng đằng sau nó. Bởi vì ở loài ngựa này chứa đựng các yếu tố khiến lửa (hỏa) biến động.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

GS NGUYỄN HUỆ CHI

Chuyện nhà GS Nguyễn Huệ Chi

Nhà thơ Dương Kỳ Anh
 
Gia đình ba thế hệ trí thức luôn hạnh phúc, rộn tiếng cười của GS Nguyễn Huệ Chi
Văn hóa gia đình Việt Nam – Kinh nghiệm dạy con của người nổi tiếng
Gần đây , tôi mới biết, cụ đỗ đầu xứ Nguyễn Hiệt Chi, ông nội GS Nguyễn Huệ Chi, là một trong sáu người đã sáng lập ra trường Dục Thanh (Phan Thiết) nổi tiếng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy học. Em cụ, Nguyễn Hàng Chi, mới 24 tuổi đã bị nhà cầm quyền Pháp và Nam triều xử chém năm 1908 vì cầm đầu phong trào chống sưu thuế của Nghệ Tĩnh.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

HẠM ĐỘI TQ TẠI BIỂN ĐÔNG

27/01/2014

Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông

Trọng Nghĩa
clip_image001
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010. © AFP/ Park Yeong-Dae
Theo nguồn tin báo chí Trung Quốc, một đội gồm ba tàu chiến cỡ lớn của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc vừa hoàn tất một tuần lễ đi tuần tra tại hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm được truyền thông Trung Quốc nêu bật là đích thân Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đã đi theo chỉ huy cuộc tuần tra, và đã lên thị sát từng hòn đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa.
Đội tàu Trung Quốc bao gồm ba chiến hạm thuộc loại quan trọng của hải quân nước này: Tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan) và hai khu trục hạm Vũ Hán và Hải Khẩu. Trường Bạch Sơn là tàu đổ bộ lớn nhất hiện nay của Trung Quốc, được trang bị một hệ thống vũ khí tối tân. Tàu này chở theo một đại đội Thủy quân lục chiến và hai phi cơ trực thăng. Còn Vũ Hán và Hải Khẩu là hai khu trục hạm nhiều kinh nghiệm hải hành, từng được Bắc Kinh phái qua hoạt động chống hải tặc ở Vịnh Aden.
Xuất phát từ một quân cảng ở đảo Hải Nam hồi đầu tuần, tiểu hạm đội nói trên của Trung Quốc đã bắt đầu hai ngày tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa – mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 – nối tiếp bằng ba ngày hoạt động ở vùng quần đảo Trường Sa.
Đáng chú ý là cuộc tuần tra này lại do chính Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt chỉ huy. Tại vùng Hoàng Sa, ngoài việc tuần tra, đội tàu này đã thực hiện một bài tập đổ bộ chiếm đảo.
Sau Hoàng Sa, tiểu hạm đội này đã xuống Trường Sa, vào theo báo chí Trung Quốc, ông Tưởng Vĩ Liệt đã lên từng hòn đảo hay bãi đá hiện do lực lượng Trung Quốc chiếm đóng để xem xét “tình hình sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đồn trúBáo chí Trung Quốc đã loan tin rộng rãi về chuyến tuần tra và thị sát này. Tân Hoa Xã đặc biệt trích dẫn một chỉ huy đơn vị đồn trú trên một bãi đá nói về cuộc sống của họ.
Điều có thể được xem là nhức nhối đối với người Việt Nam là sự kiện bãi đá đó – tên quốc tế là Johnson South Reef hay Chigua Reef – mà Trung Quốc gọi là Xích Qua, chính là Đá Gạc Ma mà họ đã chiếm đóng sau khi đánh bật lực lượng Việt Nam vào năm 1988 trong một trận hải chiến khốc liệt.
T. N.
Nguồn: Viet.rfi.fr

TRÍ THỨC NGỦ

2278. Nguyễn Tấn Dũng, trí thức, và trí ngủ

Posted by basamnews on January 26th, 2014
Friday, January 24, 2014 6:22:00 PM
Ngô Nhân Dụng
Tôi chưa bao giờ vào đọc “trang nhà” của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ ở Hà Nội. Nhưng qua email mới nhận được một bài đăng trên website của ông, dù không nhớ ai đã gửi cho, vì mỗi ngày chúng ta đều nhận được quá nhiều email. Bài này ký tên Mõ Làng, chắc là một người trợ bút viết theo lệnh ông chủ Nguyễn Tấn Dũng. Một bài nằm trong website tất phải phản ảnh những ưu tư, ý kiến và quan điểm của người chủ trương, cho nên tôi muốn đọc cho biết.
Mục đích chính của Nguyễn Tấn Dũng là dùng tên Mõ Làng để đả kích một số nhà trí thức trong nước, nhưng trước khi bắt đầu lăng mạ, mạt sát người ta – tiếng Việt nôm na nói là “chửi” – ông Nguyễn Tấn Dũng tường thuật một cuộc gặp gỡ với mấy nhà trí thức khác. Ông Dũng nhân dịp này đã phân biệt ra hai loại: “Một bên là trí thức chân chính, có trách nhiệm với đất nước. Bên kia mang danh trí thức nhưng chuyên quậy phá, đi ngược lại lợi ích dân tộc.” Những được khen ngợi là “trí thức, chuyên gia tâm huyết” được mời tới “làm việc” với ông thủ tướng đã được phong làm “trí thức” (thứ thiệt), còn những người đang chống chính sách của đảng Cộng sản thì bị ông gán cho nhãn hiệu “trí ngủ.”
Các ông, bà Trương Ðình Tuyển, Phạm Chi Lan, Lê Xuân Nghĩa, Trần Du Lịch, Nguyễn Ðình Thiên, Võ Trí Thành, vân vân, được ông Nguyễn Tấn Dũng mời. Mõ Làng còn gọi họ là “nhóm chuyên gia tư vấn,” hoặc tôn lên làm “mưu sĩ,” khi kể rằng ông thủ tướng “đã lắng nghe các mưu sĩ, trong đó có rất nhiều người đã về hưu…”
Sau khi tường thuật cuộc gặp gỡ những nhà “trí thức,” bài của Mõ Làng trên mạng Nguyễn Tấn Dũng mới tấn công “phe địch.” Nó phát pháo hiệu bằng tựa đề: “Ở ngoài đường phố, những ‘trí ngủ’ quậy tưng bừng với những mưu toan phá hoại.” Nói “ngoài đường phố,” rõ ràng là tác giả bài này còn đang bị ám ảnh bởi cuộc biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa 1974, mới diễn ra tại Hà Nội ngày 19 Tháng Giêng năm 2014. Sự kiện này chứng tỏ cuộc biểu tình tưởng niệm đã thành công, mặc dù đã bị đám công an của Nguyễn Tấn Dũng đàn áp. Quý vị tổ chức lễ tưởng niệm có thể an lòng, quý vị đã làm cho đám lãnh tụ Ba Ðình run sợ!
Mõ Làng đã nêu đích danh những người được tặng cho danh hiệu “trí ngủ.” Gọi chung họ là “Nhóm Huệ Chi, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Ðình Ðầu, Phạm Toàn, Nguyễn Xuân Diện… dẫn đầu đám NO-U, “dân oan” vân vân. Tóm lại, trong bài của Mõ Làng, “trí thức” là những người theo Nguyễn Tấn Dũng, còn “trí ngủ” là những người chống Nguyễn Tấn Dũng. Chúng tôi sẽ dùng hai từ ‘trí thức’ và‘trí ngủ’ theo lối đặt tên của Mõ Làng.
Có thể đoán các vị trên thấy mình được tấn phong danh hiệu “trí ngủ” đang mỉm cười, biết tên mình đã vào sử sách, khi các sử gia đời sau tường thuật công cuộc xóa bỏ chế độ cộng sản ở nước ta. Nhiều người khác không thấy tên chắc đang bực mình, tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng lại bỏ quên mình được! Trong thời gian tới, nhiều người sẽ phải tự giới thiệu: “Tôi cũng là ‘trí ngủ’ đây!” Hai chữ ‘trí ngủ’ có thể thành một danh hiệu khen ngợi, cũng như chữ “Ngụy” hồi hơn 30 năm trước. Cứ Việt Cộng gán ghép một danh hiệu nào để miệt thị những người chống đối, thì danh hiệu đó sẽ được đồng bào tán thưởng, trở thành có nghĩa tốt. Hồi sau năm 1975, các cán bộ vào Sài Gòn đi khám bệnh vẫn đòi được gặp “bác sĩ ngụy.” Cho con em đi học cũng chọn “thầy giáo, cô giáo ngụy.” Giống như vậy, nhiều người sẽ hãnh diện tự giới thiệu mình chính là “trí ngủ” của Nguyễn Tấn Dũng!
Bài của Mõ Làng trước hết kể lại cuộc gặp gỡ với các nhà “trí thức;” sau đó mới chửi bới các nhà “trí ngủ.” Vậy khi gặp ông thủ tướng, các “trí thức” đã làm những chuyện gì? Một tin giật gân được tung ra ngay từ đầu, có thể thành tựa lớn nhất trên các tờ báo: “500 tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần trong 2 năm tới.” Nguyễn Tấn Dũng kể rằng các “mưu sĩ” trong “nhóm chuyên gia tư vấn” đã khuyến cáo ông thủ tướng phải cổ phần hóa, tức là bán các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân; và chỉ thêm phải làm việc đó cẩn thận. Ngoài ra, họ còn đề cập đến các vấn đề khác, như giá xăng, giá than và giá điện. “Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Ðình Tuyển đề cập nỗ lực cải cách thể chế, đổi mới để đón gió cơ hội, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng,” trước khi ký hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP): “Cần chuẩn bị thông qua những cải cách thể chế kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh.” Tiến Sĩ Lê Xuân Nghĩa nhắc lại những khuyến cáo quốc tế nói rằng chính quyền Việt Nam cần lưu ý tập trung xử lý nợ xấu … Tiến Sĩ Võ Trí Thành cho rằng sau việc chấn chỉnh ngân hàng… “giờ phải đi vào giám sát, lành mạnh hóa tài chính căn cơ hơn.”
Ðọc xong rồi thấy, tất cả các ý kiến của “nhóm chuyên gia tư vấn” không có gì mới cả. Thí dụ công việc tư nhân hóa, hay cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, việc này đã được hàng trăm nhà kinh tế trong nước lên tiếng đòi thực hiện sớm, báo chí đăng đầy cả ra hàng chục năm nay. Tháng 11 năm ngoái ông Trần Du Lịch, trên diễn đàn quốc hội đã đòi phải làm ngay, làm từ các công ty lớn nhất. Ông nói: “Chúng ta mạnh dạn thoái vốn ở từng tổng công ty một, theo tổng công ty chứ không phải công ty con… Tại sao chúng ta để hàng trăm nghìn tỷ đồng ở đây (trong các xí nghiệp quốc doanh), trong khi thiếu tiền làm quốc lộ và nhiều việc khác? Nguồn lực nhà nước đang lãng phí.” Ông Trần Du Lịch được ông Nguyễn Tấn Dũng mời tới, chắc cũng ngạc nhiên tại sao ông thủ tướng lại mời mọi người đến chỉ cốt để nghe lại những ý kiến cũ này, rồi còn đem lên website của mình để khoe khoang? Trong khi chính ông Trần Du Lịch, một đại biểu Quốc Hội, đã nói và viết về chuyện cổ phần hóa bao nhiêu lần rồi? Còn những chuyện khác như như giá xăng, giá than và giá điện, người ta có cần mời cả một đoàn “mưu sĩ, chuyên gia tư vấn” tới để được dậy rằng nên định giá như thế nào hay chăng?
Bài tường thuật của Mõ Làng cho thấy cuộc họp giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và các “mưu sĩ, chuyên gia tư vấn” chỉ là một cuộc gặp gỡ Ăn Tất Niên chứ không cốt nghe người ta nói cái gì mới. Không biết các vị chuyên gia có nói hết các ý kiến của họ hay không. Cũng không biết bài tường thuật của Mõ Làng có kể hết lời lẽ và ý kiến của họ hay không. Cuối năm ngoái, nhà kinh tế Phạm Chi Lan đã tổng kết tình hình năm 2013 là “về cơ bản kinh tế Việt Nam trong năm 2013 vẫn tiếp tục gánh chịu những khó khăn của mấy năm trước dồn lại, và dù có cố gắng khắc phục cũng chưa tạo được những cải thiện rõ rệt.” Bà cũng nói về “trận đào thải doanh nghiệp dữ dội” trong năm qua, thế này: “Tất cả những khó khăn của doanh nghiệp kéo dài đến nay vẫn chưa được giải quyết về cơ bản. Thêm một cái đau nữa là càng về sau thì chúng ta càng mất đi những doanh nghiệp khá hơn,…” Bà cũng nói thẳng việc lập công ty VAMC để mua các món nợ xấu “giảm nợ xấu của ngân hàng có giảm thật không, bởi vì chỉ khi người vay nợ trả bớt nợ thì mới coi là giảm nợ, chứ chuyển nợ từ tài khoản này sang tài khoản khác thì cũng không có ý nghĩa gì… Chỉ là chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ kia thôi, bản thân khoản nợ đó vẫn chưa mất đi được.” Ðối với những thủ đoạn đánh bùn sang ao của người cầm đầu chính phủ, bà Phạm Chi Lan hỏi: “Vinashin giải thể và thành lập SBIC, thì khoản nợ to tướng của Vinashin ai trả?” Khi gặp ông Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2014, không biết bà Phạm Chi Lan có được ông thủ tướng trả lời cho câu hỏi này hay không? Ông là người từng được đồng đảng đặt tên bằng một “ẩn số,” gọi là Ðồng chí Ếch (X), lại thêm biệt hiệu là Dũng Vinashin; tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp cai trị của ông là công ty Vinashin đại vỡ nợ.
Nhưng bài của Mõ Làng chỉ thuật sơ sài phần trò chuyện với các vị “trí thức” vì phần quan trọng nhất là để tấn công vào các nhà “trí ngủ,” danh hiệu Nguyễn Tấn Dũng gán cho họ.
Những câu này chép theo văn Nguyễn Tấn Dũng: Ở trong nước các nhà “trí ngủ” đầu têu lập “Hội dân oan… làm đình trệ những công trình là quyền lợi lớn của đất nước.” (Chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng đồng hóa quyền lợi của các đại gia với quyền lợi đất nước). Họ ra “Tuyên bố 2583 với ý đồ xóa bỏ điều luật trừng trị những kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ (Ðã có chút tự do dân chủ nào đâu mà lợi dụng?) Ðối với bên ngoài, “Họ lén lút đưa một số thân nhân của những cái gọi là “tù nhân lương tâm” ra nước ngoài.” Câu này cho thấy cuộc vận động cho Trần Huỳnh Duy Thức, Ðịnh Việt Kha, Lê Quốc Quân đã có kết quả, làm đảng cộng sản run sợ!
Nhưng những lời buộc tội các nhà “trí ngủ” này mới đáng chú ý, vì mang tính chất thời sự: Họ xuống đường để “phản đối Trung Quốc” chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, vẽ đường 9 đoạn … phá hoại đường lối ngoại giao của Ðảng. Họ đòi truy phong “Liệt sĩ” cho những người lính cộng hòa đã chết trong trận Hoàng Sa… truy phong anh hùng, liệt sĩ cho những kẻ hèn nhát, những kẻ… chiếm giữ Hoàng Sa để làm tiền đồn chặn đường Hồ Chí Minh trên biển chứ đâu vì lãnh thổ quốc gia.
Chúng ta thấy ở đây Nguyễn Tấn Dũng đã vạch ra một đường ranh giới giữa “ta” và “địch,” cũng như giữa “trí thức” và “trí ngủ.” Phản đối Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, vẽ cửu đoạn tuyến, tức là “địch,” là chống đảng Cộng sản. Quý vị “trí ngủ” đã chống Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa; vậy các nhà “trí thức” của ông Nguyễn Tấn Dũng có dám chống hay không?
Nguyễn Tấn Dũng còn dám miệt thị các anh hùng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tử tiết bảo vệ Hoàng Sa để giữ gìn quê cha đất tổ, dám gọi họ là “những kẻ hèn nhát.” Thử đặt câu hỏi trước 90 triệu người Việt Nam thế này: Giữa Nguyễn Tấn Dũng và Ngụy Văn Thà, đứng trước súng đạn quân thù, quân cướp nước, người nào mới đáng gọi là hèn nhát? Viết như thế thì ngu ngốc thật!
Nhưng ngu ngốc nhất là Nguyễn Tấn Dũng đã mô tả việc hải quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa, chống trả quân xâm lược Trung Cộng, chỉ là “làm tiền đồn chặn đường Hồ Chí Minh trên biển.” Ðây là lời chính thức xác nhận “đường Hồ Chí Minh trên biển” cũng là con đường mở ra cho Trung Cộng chiếm các hải đảo nước ta. Có nhóm chuyên gia tư vấn nào dạy cho Nguyễn Tấn Dũng cãi chày cãi cối như thế hay không? Hay đây chỉ là lời lẽ một kẻ quẫn trí, trên bước đường cùng bạ chi nói đó? Thấy nó “cùng quẫn” không khác hành động thuê côn đồ tới phà đám tang Lê Hiếu Ðằng ở Chùa Xá Lợi, Sài Gòn hôm qua!
Về các nhà “trí thức,” chắc Nguyễn Tấn Dũng không thành lập một“nhóm chuyên gia tư vấn” giống ban cố vấn chính phủ thời ông Võ Văn Kiệt. Quý vị “trí thức” được Dũng khen ngợi chắc không được hưởng quy chế “mưu sĩ” hay “tư vấn” để nằm trong “sổ lương” của phủ thủ tướng. Chắc họ đã nhận được giấy mời đến gặp ông thủ tướng thì cứ tới thôi. Không ai ngờ lại đưa đến hậu quả mình được phong làm mưu sĩ, làm tư vấn. Cũng không ai nghĩ trước là sau đó tên tuổi của mình lại được đem dùng để so sánh với người khác, với mục đích chửi bới các nhà trí thức không có mặt!
Có ai muốn tên mình được nêu lên, được khen ngợi, để làm bàn đạp chửi bới người khác hay không? Có nhà “trí thức” nào đã gọi điện thoại minh xác với các nhà “trí ngủ” rằng mình không đồng ý với các lời chửi bới của ông Nguyễn Tấn Dũng hay chưa? Chắc nhiều vị “trí thức” nhận được thiệp mời với những lời lẽ lễ phép, thân mật thì vui lòng tới gặp Nguyễn Tấn Dũng, cũng chẳng mất mát gì. Không ai ngờ đây là một cái bẫy, bước chân vô rồi tên tuổi mình sẽ bị lợi dụng. Một lần nữa, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, phải nhắc đi nhắc lại, ghi nhớ một lời khuyên rất cũ trước đây 40 năm: “Ðừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ, vân vân.” Không cần chép đủ câu này vì chắc ai cũng thuộc lòng rồi.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

TRUY NÃ QUỐC TẾ

Sát tết, truy nã quốc tế tổng giám đốc dầu khí

Published on January 26, 2014   ·   No Comments
 
VODUYTHANH-PVC
NHỮNG BÀI TỐ CÁO DO TTXVA ĐĂNG TẢI:

Đến ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với 10 người là lãnh đạo, cán bộ Cty Cổ phần Thi công cơ giới – lắp máy dầu khí (PVC-ME), thuộc Tổng Cty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

BÀI THƠ LONG THÀNH - NGUYỄN DU




   Long thành cầm giả ca (Nguyễn Du - 阮攸, Việt Nam) 
 
Thể thơ: Cổ phong (cổ thể), thời kỳ: Nguyễn
Từ khoá: Thăng Long • ca nữ
Đã được xem 6573 lần
Đăng bởi Vanachi vào 12/07/2005 12:39
Đã sửa 8 lần, lần sửa cuối bởi Vanachi vào 12/06/2008 02:28
6 người thích 
5 bài trả lời 
 
 
 
龍城琴者歌
Long thành cầm giả ca
Chuyện người gảy đàn ở Thăng Long(Người dịch: Học Canh)
龍城佳人
不記名字
獨善絃琴
舉城之人以琴名
學得先朝宮中供奉曲
自是天上人間第一聲
余在少年曾一見
監湖湖邊夜開宴
此時三七正芳年
春風掩映桃花面
酡顏憨態最宜人
歷亂五聲隨手變
緩如涼風度松林
清如隻鶴鳴在陰
烈如荐福碑頭碎霹靋
哀如莊舄病中為越吟
聽者靡靡不知倦
盡是中和大內音
西山諸臣滿座盡傾倒
徹夜追歡不知曉
左拋右擲爭纏頭
泥土金錢殊草草
豪華意氣凌公侯
五陵年少不足道
并將三十六宮春
換取長安無賈寶
此夕回頭二十年
西山敗後余南遷
咫尺龍城不復見
何況城中歌舞莚
宣撫使君為余重買笑
席中歌妓皆年少
席末一人髮半華
顏醜神枯形略小
狼藉殘眉不飾粧
誰知便是當年城中第一調
舊曲新聲暗淚垂
耳中靜聽心中悲
猛然億起二十年前事
監湖湖邊曾見之
城郭推移人事改
幾度桑田變蒼海
西山基業一旦盡消亡
歌舞空留一人在
瞬息百年曾幾時
傷心往事淚沾衣
南河歸來頭盡白
怪底佳人顏色衰
雙眼瞪瞪 空想像
可憐對面不相知
Long thành giai nhân
Bất ký danh tự
Ðộc thiện huyền cầm
Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh
Học đắc tiên triều cung trung Cung Phụng khúc
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh
Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến
Giám Hồ hồ biên dạ khai yến
Thử thời tam thất chánh phương niên
Xuân phong yểm ánh đào hoa diện
Ðà nhan hám thái tối nghi nhân
Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến
Hoãn như luơng phong độ tùng lâm
Thanh như chích hạc minh tại âm
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái phích lịch
Ai như Trang Tích bịnh trung vi Việt ngâm
Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện
Tận thị Trung Hòa Ðại Nội âm
Tây Sơn chư thần mãn tọa tận khuynh đảo
Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo
Hào hoa ý khí lăng công hầu
Ngũ Lăng niên thiếu bất túc đạo
Tính tương tam thập lục cung xuân
Hoán thủ Trường An vô giá bảo
Thử tịch hồi đầu nhị thập niên
Tây Sơn bại hậu dư Nam thiên
Chỉ xích Long Thành bất phục kiên (kiến)
Hà huống thành trung ca vũ diên
Tuyên phủ sứ quân vị dư trùng mãi tiếu
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa
Nhan xú thần khô hình lược tiểu
Lang tạ tàn my bất sức trang
Thùy tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu
Cựu khúc tân thanh ám lệ thùy
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự
Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi
Thành quách suy di nhân sự cải
Kỷ độ tang điền biến thương hải
Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong
Ca vũ không lưu nhất nhân tại
Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì
Thương tâm vãng sự lệ triêm y
Nam Hà quy lai đầu tận bạch
Quái để giai nhân nhan sắc suy
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng
Khả liên đối diện bất tương tri.
Thành Thăng Long nhớ từ thuở nọ
Bậc giai nhân tên họ ai hay
Ðàn cầm thánh thoát mấy dây
Khắp thành quen miệng gọi ngay Nàng Cầm
"Cung Phụng khúc" xưa ngâm trong Nội
Phổ nên chương tiếng nổi một thời
Nhớ ngày đương độ vui chơi
Giám hồ yến tiệc gặp người tài hoa
Tuổi hăm mốt nõn nà lộng lẫy
Gió xuân êm hây hẩy bông đào
Men tô duyên não nùng sao
Nỉ non năm tiếng thấp cao tuyệt vời
Theo tay ngọc lòng người ủ rũ
Tiếng bổng trầm to nhỏ miên man
Khoan như gió lướt thông ngàn
Trong như tiếng hạc lạc đàn kêu sương
Mạnh như sấm phũ phàng xé đá
Tiến Phúc bia nổ phá ầm ầm
Buồn như khúc Việt ai ngâm
Nỗi lòng Trang Tích âm thầm mà đau
Ðiệu êm ấm nghe lâu chẳng mỏi
Chính khúc này đại nội triều xưa
Tây Sơn quân tướng thẫn thờ
Ngả nghiêng đến sáng còn chưa thỏa lòng
Quăng lụa thưởng tây đông tíu tít
Vàng tựa bùn cứ việc vung tay
Công hầu hào khí đua say
Ngũ lăng niên thiếu một bày sá chi
Dạo khúc xuân diễm kỳ lả lướt
Băm sáu cung thánh thót xinh xinh
Tràng An treo ngọc liên thành
Phẩm cao vô giá, tài tình riêng ai
Thoảng hai chục năm trời từ đấy
Tây Sơn thua, ta trẩy Nam Hà
Long Thành gang tấc còn xa
Ðiệu xưa nhớ mấy cũng là đành thôi
Tuyên phủ sứ lại mời dự tiệc
Thiếu chi người mày biếc má hồng
Cuối bàn phảng phất não nùng
Một nàng đầu tóc hình dung bơ phờ
Mình gầy võ mày thưa duyên nhạt
Ai biết nàng oanh liệt xưa kia
Khúc đâu lệ chảy đầm đìa
Khiến người nghe những đê mê xót thầm
Chợt nhớ lại bao năm chuyện cũ
Từng bên ai vui thú hồ xưa
Thành tàn duyên cũng xác xơ
Ngậm ngùi mấy cuộc biển mờ dâu xanh
Rồi một sớm bại thành là thế
Cảm khúc ca trời để một người
Trăm năm một thoáng bao dài
Ngậm ngùi chuyện cũ cho đời buồn đau
Ở Nam về, mái đầu đã bạc
Người đẹp xưa cũng khác hình xưa
Giương đôi mắt ngó mà mơ
Thảm thay ai biết bây giờ là ai
» Hiện dịch nghĩa

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

KÉO TƯỢNG ĐẠI MA ĐẦU LÊ NIN


KÉO ĐỔ TƯỢNG LEENIN KHÔNG THÀNH

Một nhóm học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam cho hay đã tìm cách kéo đổ tượng Lenin ở vườn hoa mang tên ông trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội, nhưng không thành.
Trả lời BBC ngày 24/1, ông Nguyễn Doãn Kiên, một người nói là đã trực tiếp tham gia, cho biết sự việc diễn ra lúc 3h30 sáng 23/1 và nhóm ông gồm có 4 người.
"Khi chúng tôi trèo lên tận nơi để thực hiện thao tác quàng dây cáp qua cổ bức tượng thì phát hiện ra là nó được lắp ốc vít bên dưới," ông nói.
"Dây cáp của bọn tôi không đủ lực để kéo đổ bức tượng nên trong lúc kéo thì xảy ra sự cố khiến dây bị đứt nên bức tượng vẫn chưa đổ."
Khi được hỏi về động cơ khiến nhóm của ông quyết định đi đến hành động nói trên, ông Kiên nói:
"Thực ra việc kéo đổ tượng Lenin đã được thực hiện khắp nơi trên thế giới rồi."
"Cộng sản Việt Nam chỉ là một cái vòi bạch tuộc của Cộng sản Trung Quốc, mà Trung Cộng đã bức hại Pháp Luân Công bao năm nay rồi."
"Bản chất cộng sản không thể cải biến được, mà chỉ có thể đào thải thôi."
Pháp Luân Công chưa được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và nhiều buổi tụ tập của các học viên Pháp Luân Công tại đây những năm qua đều bị giải tán.
Hồi tháng 9 năm ngoái, sáu học viên Pháp Luân Công từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng bị câu lưu nhiều ngày trước khi được trả về nước.

TIẾNG NÓI CÔNG KHAI

Sau sự việc hôm 23/1, ông Kiên đã đăng tải danh tính của cả bốn người trong nhóm của mình lên mạng và công khai thừa nhận rằng chính nhóm của ông đứng đằng sau vụ việc.
Giải thích với BBC về điều này, ông Kiên nói: "Lenin là một nhà độc tài nên việc hạ đổ tượng ông ta là việc quá chân chính, quá đúng"
"Công khai danh tính và nói rõ ý tưởng của mình là một việc đúng đắn nên chúng tôi không có gì phải lo lắng."
"Việc vạch trần bản chất của cộng sản thì thế giới họ đã làm từ lâu rồi, nhưng ở Việt Nam không ai dám nói ra."
"Phải đứng ra mà nói, dùng tên thật mà nói, mới có hiệu quả. Chứ người ta chỉ chửi đổng trên mạng như thế, không nói danh tính ra thì cũng không đáng tin lắm."
Những năm gần đây, viêc dỡ bỏ tượng Lenin đã xảy ra ở nhiều quốc gia muốn xóa bỏ dấu tích của quá khứ cộng sản.
Mới đây nhất, hồi 8/12 năm ngoái, những người biểu tình đã kéo đổ tượng Lenin ở trung tâm thủ đô Kiev, Ukraine, để phản đối ảnh hưởng của Nga tại nước này.

Tượng Lenin tại thủ đô Kiev, Ukraine, bị người biểu tình kéo đổ và đập vỡ
Bức tượng sau đó bị đập phá bằng búa tạ và những mảnh vỡ đã trở thành món hàng được ưa chuộng trên những trang bán đấu giá.
Cuối năm 2012, Mông Cổ cũng cho dỡ bỏ bức tượng Lenin cuối cùng khỏi thủ đô Ulan-Bator.
Thị trưởng Ulan-Bator, ông Bat-Uul Erdene, lúc đó đã gọi Lenin và những người cộng sản là "lũ sát nhân".
Tại Việt Nam, một loạt báo trong nước đã phải gỡ bài tường thuật về việc tượng Lenin bị đập vỡ trong cuộc biểu tình ở Ukraine.
Nguồn tin trong ngành lúc đó cho BBC hay biên tập một số tờ báo đã nhận 'chỉ đạo miệng' từ quan chức quản lý báo chí về việc phải dỡ bỏ bài về "lật đổ tượng Lenin".
Lệnh chỉ đạo này không được thể hiện bằng văn bản, có thể vì sợ bị rò rỉ ra ngoài như một số trường hợp đã xảy ra trước đó.
Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan phụ trách báo chí của Đảng, từng bị phản ánh đã "nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật" các báo không tuân thủ chỉ thị của ban này.

CUỘC TRÒ CHUYỆN QUA THƠ NGUYỄN ĐÀO TRƯƠNG&TRẦN ĐĂNG KHOA

Cuộc trò chuyện qua thơ
Nguyễn Đào Trường & Trần Đăng Khoa

           Thỉnh thoảng tôi vào đọc trang nhà Lão Khao(Trần Đăng Khoa). Nhưng chẳng để lại dấu ấn gì(Không viết commenf), vì văn chương của Lão ngất ngưởng như cái ghế Lão đang ngự. Mình tán tụng hươu vượn, rườm rà, tâng bốc mua vui  vô lối, ngại bạn đọc chê cười buộc cho tiếng rằng lụy. (Hơn nữa tự mình thấy không có khiếu nhanh tay, hoạt miệng).
           Mặc dù mối quan hệ giữa tôi với lão có thời kỳ khá ấm áp, thân tình. Nhớ khi Lão còn ngồi chơi xơi nước bên số 4 Lý Nam Đế, trụ sở tạp chí văn nghệ quân đội, chưa vướng víu vợ con, vô công rồi nghề rất nhàn cư, cộng với chất nghệ sỹ đích thực, tinh thần quý trọng người gìa quê hương, quanh đời chân lấm tay bùn, chân đất mắt toét lao động cật lực như hạng tôi, động viên khuyến khích phong trào người người làm thơ, nhà nhà làm thơ, lão đã tận tâm viết lời giới thiệu tập "CHIỀU CHÁT" của tôi, rất chi là xúc tích, giọng điệu đùa cợt hóm hỉnh hài hước mà vẫn nghiêm chỉnh sâu sắc, nhờ vậy tập sách qua nhà xuất bản Thanh Niên 62 Bà Triệu, lúc đó ông Phạm Đức cùng người Hải Dương làm giám đốc có hỏi tác giả một vài chi tiết, nhưng không gây khó khăn gì và rồi kí duyệt tác phẩm ra đời suôn sẻ, ngọt ngào. Tháng 2/2001 tập "CHIỀU CHÁT"chính thức phất hành, liền bị số kẻ hẹp tính ghen ăn tức ở, cơ hội, nịnh đời đã ném đá rầm rầm, tâng công tác động đến nhà cầm quyền, tỉnh ủy lệnh cho ủy ban nhân dân ông Nguyễn Hữu Oanh phó chủ tịch tỉnh Hải Dương gọi bà Đỗ Thị Hiền Hòa đương nhiệm chủ tịch hội văn học nghệ thuật, bà Hải Vân ủy viên ban chấp hành đích thân hai người trình tập "CHIỀU CHÁT" của tôi tới phủ đầu rồng định đưa tác giả, tác phẩm lên thớt, nhà báo thể thao Nguyễn Quang Minh liền được ông phó Oanh sai đọc chiều chát và phẩm bình. Những bọn cơ hội ngu dốt chuyên đi mòn đầu gối, tiến thân bằng cách vu oan giá họa, đánh đòn hội đồng bôi xấu hạ nhục người khác, luôn tị hiềm sợ ai đó hơn mình, chúng nó được dịp hả hê, hoan hỷ. Bạn bè thân tình, độc giả chân chính cứ tìm tập"CHIỀU CHÁT" và không khỏi ái ngại băn khoăn, lo lắng, thật là họa vô đơn chí. Nhờ tác giả luôn ăn hiền ở lành, lại có thần đồng canh cửa đền thiêng(bài viết của Lão Khao) nên tai qua nạn khỏi, tác giả, tác phẩm vẫn bình an cô sự, lai được nhiều người khen nữa chứ. Nhớ đến lời cụ Nguyễn Du"Đường xa nghĩ lại lâu ngày mà kinh", thật hú vía. Độc giả vẫn tìm mua"CHIỀU CHÁT" về đọc đến không còn một quyển. Mùa bóng đá Châu Âu đang diễn ra tại hai quốc gia, Lão Khoa mặc dù rất mù mờ về bóng đá, nhưng điều gì gây phấn khích Lão viết một bài đưa những nhận xét hài hước, sắc sảo buồn cười. Thấy có nhiều bạn đọc viết, để lại cảm nhận, tôi đọc phấn chấn, tự đưa vào vài câu vần vè chẳng ăn phập gì với bóng đá, để thăm dò vì lâu rồi chúng tôi không có dịp diện kiến và cũng có ý trêu ghẹo. Cứ tưởng khi đọc chắc Lão tức lộn tam bành, thế mà chẳng những không tức còn tỏ ra cảm ơn tôi đã qua thăm nhà Lão. Lão cũng có thời gian qua nhà đọc Blogs của tôi (Thật không ngờ).Vì vậy người xưa nói:"QUAN ĐẾN NHÀ DÂN, QUAN ĐƯỢC TIẾNG. DÂN PHẢI TIẾP QUAN DÂN MẤT BUỔI CÀY".  Đúng thật hôm nay không những một mà tôi đã mất mấy buổi cầy để tiếp lời Lão Khoa.
          Lão trả lời tôi bằng bài thơ"GỬi THI SĨ ĐÀO TRƯƠNG". Tự coi ghế cao là trời hành, lại muốn "Về quê làm gã Chí phèo. Tuyệt hay"(Thơ Trần Đăng Khoa). Sau đây xin đưa cuộc trò chuyện giữa tôi với Lão bằng những bài thơ dãi bày tâm sự trong vài ba ngày qua.
                                                                                           Nguyễn Đào Trường

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

NHỮNG CĂN NHÀ DO CƯỚP MÀ CÓ

5 biệt thự, căn hộ ‘bị lộ’ trong vụ Dương Chí Dũng

Published on January 24, 2014   ·   No Comments
 
Sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, em trai Dương Tự Trọng bị bắt theo, toàn bộ việc làm ăn phi pháp của vị quan đầu ngành Hàng hải dần được đưa ra ánh sáng.
Bên cạnh vụ tham ô hàng triệu đô la cùng các phi vụ hối lộ, làm ăn phi pháp, dư luận cũng được chứng kiến cuộc sống sung túc, giàu có của gia đình danh giá bậc nhất Hải Phòng này.
Lần lượt 6 ngôi biệt thự, căn hộ hạng sang bị đưa vào tầm ngắm của dư luận, bao gồm biệt thự của Dương Tự Trọng sống cùng bố mẹ tại Hải Phòng; căn nhà 3 tầng lầu trong con ngõ rộng rãi trên phố Nguyên Hồng (Hà Nội) của vợ chồng Dương Chí Dũng; 2 căn hộ hạng sang của bồ nhí Dương Chí Dũng tại tòa nhà có vị trí đẹp nhất nhì Hà Nội Pacific và căn nhà cao tầng rộng rãi của bạn gái Dương Tự Trọng cũng tọa lạc trên một con ngõ “siêu Vip” của quận Cầu Giấy.
Trước khi bị phát hiện tham ô và phải đứng trước vành móng ngực, hàng xóm nhà Dương Chí Dũng hầu như không biết ông làm gì cụ thể, chỉ biết là một quan to.
Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nguyên cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam. Còn Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an Tp.Hải Phòng. Với những chức vụ “to” như vậy, cũng không có gì khó hiểu khi gia đình Dương Chí Dũng chỉ … chọn biệt thự, nhà lầu hoặc căn hộ hạng sang cao cấp để sống.
Dưới đây là trọn bộ khối biệt thự, căn hộ hoành tráng của gia đình, anh em nhà Dương Chí Dũng:

THƯ GỬI THỦ TƯỚNG

23/01/2014

Thư gởi Thủ tướng về vụ bắt giữ trái phép 6 công dân lương thiện!


Đức, ngày 22.1.2014
Kính gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ngày hôm qua, 21.1.2014, tại „Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Văn phòng Chính phủ“ (VPCP) chính Ông đã yêu cầu, VPCP phải cung cấp cho Thủ tướng những „ thông tin về những vấn đề mới nổi lên, những vấn đề được báo chí, nhân dân phản ánh, quan tâm… phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác.“ Và ông cũng cho biết, sau khi nhận được các thông tin thì „các thành viên Chính phủ, trong đó có Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ và cả Thủ tướng Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình, giải đáp về chính sách hoặc những vấn đề người dân nêu lên.“. (Cổng Thông tin điện tử Chính phủ 21.1.14)

TƯỞNG NIỆM LÊ HIẾU ĐẰNG

NHÂN SĨ TRÍ THỨC HÀ NỘI HỌP MẶT TƯỞNG NIỆM ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG



Chiều nay, tại chùa Tảo Sách, Tây Hồ Hà Nội, một số nhân sĩ trí thức và các bằng hữu của Luật gia Lê Hiếu Đằng (1944 - 2014)  đã tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu cho Luật gia Lê Hiếu Đằng vừa rời bỏ trần gian hồi 22h đêm qua (22.1.2014) thọ 70 tuổi. 

Đến dự lễ tưởng niệm có các vị: Phạm Toàn, Nguyễn Trung, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A, Trần Thanh Vân, Nguyễn Nguyên Bình, Hoàng Xuân Phú, Nguyễn Đông Yên, Bùi Việt Hà, Đào Tiến Thi, Nguyễn Hữu Vinh, JB Nguyễn Hữu Vinh, Trần Vũ Hải, Thúy Hạnh, Phương Bích, Hiền Giang, Phạm Quỳnh Phương, Hà Huy Sơn, Nguyễn Xuân Diện....

Trong niềm kính tiếc vô hạn, đại diện nhà chùa đã tiến hành lễ cầu siêu và hướng dẫn các nhân sĩ trí thức thực hành nghi lễ cầu siêu cho Luật gia Lê Hiếu Đằng được siêu sinh tịnh độ, hưởng phúc cõi vĩnh hằng. 

Nhà giáo Phạm Toàn (83 tuổi) đã xúc động đọc một bài diễn văn để tưởng nhớ Ông Lê Hiếu Đằng và bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn về sự ra đi của Ông, khi tâm nguyện còn chưa thành. 

BÀI THƠ MANG TÊN LÊ HIẾU ĐẰNG

BÀI THƠ MANG TÊN LÊ HIẾU ĐẰNG

Bùi Chí Vinh: ANH LÊ HIẾU ĐẰNG MẤT, TÔI HOÀN TOÀN KHÔNG BẤT NGỜ TRƯỚC CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC NHƯNG HẾT SỨC BẤT NGỜ VÀ ĐAU LÒNG VÌ TƯỞNG RẰNG ANH PHẢI ĐƯỢC TÁI SINH SAU KHI SỐNG LẠI NHỜ TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG. ANH CHẾT ĐI VỀ MẶT THÂN XÁC NHƯNG LINH HỒN MÃI MÃI TỒN TẠI QUA NHỮNG BÀI THƠ TÔI VIẾT VỀ ANH, CỤ THỂ LÀ BÀI THƠ ĐẦU TIÊN MANG TÊN "LÊ HIẾU ĐẰNG" VIẾT CHO ANH HỒI CUỐI THÁNG 8-2013 VÀ BÀI THƠ THỨ HAI MANG TÊN "SUY NGHĨ VỀ TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG" VIẾT NGÀY 7-12-2013 ĐĂNG LẠI Ở ĐÂY.
boxitvn.netboxitvn.blogspot.com
01/09/2013

CƯỚP BIỂN ĐỘI LỐT NHÀ NƯỚC

GS Carl Thayer - Quy định đánh bắt cá mới của Trung Quốc: Cướp biển đội lốt nhà nước?

Quy định đánh bắt cá mới của tỉnh Hải Nam làm phức tạp hoá quan hệ của Trung Quốc với ASEAN
Carl Thayer | The Diplomat | 13.1.2014Người dịch: Lê Anh Hùng




Ngày 29.11.2013, tức chỉ 6 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, chính quyền tỉnh Hải Nam đã âm thầm ban hành quy định đánh bắt cá mới trên Biển Đông. Quy định này được loan báo vào ngày 3.12.2013 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.
Cả hai hành động này đều là đơn phương và nhằm mục đích củng cố cơ sở pháp lý cho yêu sách biển đảo của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hành động của Trung Quốc thách thức chủ quyền quốc gia của các nước láng giềng và tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng và châm ngòi cho xung đột vụ trang.
Quy định đánh bắt cá mới của tỉnh Hải Nam yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài muốn đánh bắt cá hay tiến hành khảo sát trên những vùng biển mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền phải được sự chấp thuận trước từ “cơ quan hữu trách” của chính phủ.

ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP

2268. ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP LUNG LAY?

Posted by basamnews on January 23rd, 2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 20/01/2014
(Đài RFA 15/1)
Kỷ niệm 35 năm ngày thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ vào đầu tháng 1/1979, đất nước Campuchia lại bị khủng hoảng nghiêm trọng với nhiều hậu quả đáng ngại cho nền kinh tể và cho người dân thật ra còn rất nghèo với lợi tức bình quân chưa tới một nghìn USD một năm. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Vũ Hoàng với ông Nguyễn Xuân Nghĩa:
- Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, ngày mùng 8/1/1979, nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia được Việt Nam thành lập tại Campuchia để chấm dứt 5 năm cai trị sắt máu của chế độ Khmer Đỏ trước đó cũng do Hà Nội yểm trợ. Vừa qua, lễ kỷ niệm biến cố này lại chìm trong lãng quên, hoặc nói cho đúng hơn, chìm trong bạo động và hỗn loạn khởi sự từ những nguyên nhân chính trị và kinh tế. Giới quan sát quốc tế cho là sau hai chục năm tương đối ổn định, đất nước Campuchia có thể lại rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.
Vì lý do đó, tiết mục chuyên đề của chúng ta sẽ đề cập đến quốc gia láng giềng mà ngày xưa, người Việt vẫn gọi là đất nước Chùa Tháp. Xin ông trình bày cho bối cảnh của câu chuyện.

KHẨN THÔNG BÁO

THÔNG BÁO KHẨN CẤP: VIDEO BÍ MẬT GIỮA NGUYỄN SINH HÙNG VÀ HÀ VĂN THẮM SẼ BỊ XÓA TRONG VÀI GIỜ

Published on January 23, 2014   ·   2 Comments
 
BBT TTXVA vừa nhận được thư khiếu nại do YOUTUBE chuyển đến, yêu cầu xóa những video do vi phạm tính riêng tư của những nhân vật có liên quan.
Nội dung thư liên quan đến những video sau đây:
  1. http://youtube.com/watch?v=a2-s1LBOrHc
  2. http://youtube.com/watch?v=eTXwkFnmMVo
  3. http://youtube.com/watch?v=hv2Sa_dx8dM
  4. http://youtube.com/watch?v=61aq__KFs10
  5. http://youtube.com/watch?v=9m78UoVJpvU
  6. http://youtube.com/watch?v=ENar6p6XWL8
  7. http://youtube.com/watch?v=R_1BOrfyTFA
Bạn đọc thường xuyên theo dõi tin tức trên TTXVA.ORG sẽ dễ dàng nhận ra đây là những video trong loạt bài chống tham nhũng TỐ CÁO NHÓM LỢI ÍCH của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam NGUYỄN SINH HÙNG

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC LÊ HIẾU ĐẰNG

CÔNG DÂN MẠNG TỎ LÒNG THƯƠNG TIẾC NHÀ YÊU NƯỚC LÊ HIẾU ĐẰNG

Anh ra đi vào lúc 22g 07 phút tối 22.1.2014 để lại bao tiếc thương cho nhiều người. Từ tối qua đến sáng nay đã có hàng ngàn status viết về anh trên trang xã hội Facebook và hàng chục bài viết về anh trên các trang tin khác cả trong và ngoài nước.  Xin trích đăng một số bài viết về anh và một số hình ảnh của anh được đưa lên mạng.
KTS Võ Thành Lân: 

JB Nguyễn Hữu Vinh
Lê Hiếu Đằng, một con người đã chiến đấu tỏ rõ khí tiết của mình đến khi chết. Ông đã dành gần trọn đời mình đi với Cộng Sản và khi nhận ra chân tướng nó, ông đã kịp thời gột bỏ như gột sạch những vết nhơtrong cuộc đời trước khi ra đi.
Ông là một tấm gương cao cả về nhân cách và chí khí, một tấm gương cho những kẻ bị ngộ độc thông tin và lừa bịp trên đời.
Xin vĩnh biệt MỘT CON NGƯỜI.
R.I.P

THẾ LÀ XONG! CHÀO ANH đẰNG

 Hạ Đình Nguyên

Thế là xong !
Anh đã từ biệt !
Anh thực sự đã yên nghĩ, đã khép lại một chu kỳ hoàn hảo : “Trăm năm trong cõi người ta”.
Lúc nầy, chúng ta lại nhớ lời nói đầy ý nghĩa của con người nổi tiếng Mandela, đúng với trường hợp của Anh:
"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc mình, với đất nước mình, người ấy có thể yên nghỉ.”
Chúng ta có thể nhất trí, “biểu quyết” rằng anh Đằng đã hoàn thành trách nhiệm của mình với dân tộc và đất nước,  theo cái nghĩa là anh hết mình cho đến giờ phút trước khi hôn mê và chấm dứt hơi thở.

RỒI ANH RA ĐI


Giấy khai tử ghi anh mất lúc 22 giờ ngày 22 tháng 01 năm 2014 nhưng chính xác anh ra đi lúc 22 giờ 7 phút. Anh chia tay mọi người trong thanh thản vì anh đã biết sẽ có ngày này. Những người bạn thân thiết của anh, những lớp đàn em của anh, những người mến mộ anh hầu như cứ đến mỗi lúc mỗi đông. Lớp chưa kịp biết tin, đến bệnh viện 115 nơi anh nằm điều trị cho đến những giây phút cuối cùng, lớp đã biết tin hoặc từ bệnh viện theo anh về đến trung tâm pháp y tại 336 Trần Phú.
Những mái đầu đã rất bạc như Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh KIm Báu, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Quốc Thái...và những mái đầu chớm hoa râm như ks Tô Lê Sơn và rất nhiều bạn trẻ khác mà tôi không thể nào nhớ hết đang dần dần quần tụ về bên anh. Anh vẫn nằm bên trong, anh em đứng bên ngoài lặng lẽ và cứ đông dần lên. Môt đêm trắng đầu tiên trong chuổi đêm trắng mà những người thân thiết, những người đồng chí hướng sẽ dành cho anh. Không ai buồn vì chuyện anh ra đi nhưng ai cũng buồn vì anh không còn lại để chung vui và chứng kiến những đổi thay của đất nước như mong ước cháy bỏng của anh từ lúc mới trưởng thành cho đến tận bây giờ.
Anh là một người kiên định lòng yêu nước. Anh là một thư sinh nhưng thấy đất nước lao đao anh phải từ bỏ bút nghiên để nhập cuộc và đến khi thấy đất nước vẫn lao đao anh lại tiếp tục nhập cuộc. Ngọn lửa yêu nước đến cháy bỏng trong anh không bao giờ nguội đi ngay trong những ngày anh trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh. Anh hoàn toàn không lo chiến đấu với căn bệnh đang hành hạ trong anh từng giây từng phút, anh chỉ lo với những chuyện bên ngoài xã hội, lo cho anh em, lo cho những người dân oan, lo cho những hoàn cảnh bị vùi dập vì sự bất công tạo ra bởi chính quyền mà anh đã từng góp phần dựng lên...
Thôi xin tạm dừng đây. Lúc nầy ở bên anh sẽ ý nghĩa hơn gấp vạn lần những lời nói.