TƯỚNG NGỌ - RỒI CÓ SAO KHÔNG?
Xung quanh cáo buộc thứ trưởng công an nhận hối lộ
Osin Huy Đức: Hôm qua, khi Dương Chí Dũng khai đưa cho Phạm Quý Ngọ tổng cộng 1,5 triệu USD và đích thân điện thoại kêu Dũng bỏ trốn, Tướng Ngọ đã bác bỏ lời khai này (trên VNEpress). Nhớ, chiều 13-12-2013, khi Trần Hải Sơn khai đưa cho Dương Chí Dũng một vali tiền, Dũng chối, cho rằng đó là vali rượu nhưng Dũng vẫn bị Tòa vẫn tuyên tử hình.
Không thể không khởi tố vụ án khi Dũng đã nói quá rõ trước Tòa nhưng khởi tố thì các cơ quan tố tụng sẽ phải đối diện với một lựa chọn không hề đơn giản. Không lẽ chấp nhận lời khai của Trần Hải Sơn lại bác bỏ lời khai của Dương Chí Dũng. Không lẽ trước tòa, Dương Chí Dũng Cục trưởng không được đối xử bình đẳng như với Tướng Ngọ Trung ương ủy viên.
Đoan Trang: Câu hỏi pháp luật:
Nếu có những lời khai (chẳng hạn của Dương Chí Dũng) cho rằng cả Bộ trưởng Trần Đại Quang lẫn Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ – nghĩa là hai quan chức đầu ngành của Bộ Công an, riêng Trần Đại Quang còn là ủy viên Bộ Chính trị – đều có liên quan đến chạy án, tham nhũng, làm lộ bí mật công tác, v.v., thì theo bạn, căn cứ vào pháp luật Việt Nam hiện hành, cá nhân / cơ quan nào có thể đứng ra khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử Bộ trưởng Công an? Nói cách khác, ai sẽ là người điều tra khi chính cơ quan điều tra phạm pháp?
Có thể có 2 phương án trả lời:
1. Bộ Chính trị
2. Quốc hội.
2. Quốc hội.
Với phương án (1): Thì đấy là việc ''nội bộ'' của Bộ Chính trị rồi, nhân dân không được quyền biết, không được phép bàn thảo.
Với phương án (2): Theo bạn, căn cứ pháp luật Việt Nam hiện hành, Quốc hội có quyền lập ủy ban điều tra đặc biệt không? Nếu có, đó là luật nào? Làm cách nào để Quốc hội thành lập một ủy ban như thế?
Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Quan tòa sẽ khó mà khách quan khi xét xử vụ án do chính mình khởi tố. Bởi vậy, quy định "Hội đồng Xét xử có thẩm quyền khởi tố vụ án" theo Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành thường bị các luật gia phê phán, và trên thực tế, khi phát hiện tình tiết mới hoặc dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, HĐXX thường đề nghị VKS khởi tố thay cho mình, để tránh phần trách nhiệm về sau.
Tuy nhiên trong vụ việc lần này có thể thấy sự sốt sắng của HĐXX khi gần như ngay lập tức đưa ra quyết định khởi tố vụ án lộ mật.
Câu chuyện có thể không chỉ dừng lại ở đây, và các diễn biến vừa qua cho thấy một phe nào đó có vẻ như đang nắm rất chắc thiết chế tòa án trong trận đánh lần này.
"Khi được hỏi, bộ Công an sẽ vào cuộc thế nào nếu tòa trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra lại vụ án hay khởi tố vụ án làm lộ bí mật điều tra, Trung tướng Cộng từ chối trả lời."
Dương Chí Dũng đã khai cả Thứ trưởng lẫn Bộ trưởng công an, thì liệu có ai trong Bộ này dám tiến hành điều tra khi hai vị vẫn còn tại chức và nắm trong tay quyền sinh sát đối với các điều tra viên?
Hai cơ quan có quyền tạm đình chỉ công tác bộ trưởng để phục vụ điều tra là Quốc Hội và Chủ tịch nước, tuy nhiên, với điều kiện là có sự đệ trình của Thủ tướng.
Nhưng chẳng may, vì lý do gì đó, Thủ tướng kiên quyết không đệ trình thì sao?
Một phương án là Quốc Hội có thể lập Ủy ban Điều tra lâm thời theo đúng thẩm quyền quy định trong Luật Hoạt động Giám sát của Quốc Hội. Chỉ có điều, phiên họp gần nhất diễn ra vào tháng 5, vì QH Việt Nam chỉ họp xuân thu nhị kỳ.
Ủy ban Thường vụ QH, Nhóm đại biểu chiếm trên 1/3 số ghế QH và Chủ tịch nước là các chủ thể có quyền triệu tập cuộc họp bất thường. Trong thực tế chính trị Việt Nam có lẽ khả thi nhất là chủ thể thứ 3.
(giả định rằng các hướng xử lý nội bộ trong đảng bị bế tắc và các phe nhóm sử dụng các quy định luật pháp và thiết chế chính quyền để 'xử' nhau)
Luật sư Trần Đình Triển: CHUYỆN CHỈ CÓ 500 NGHÌN USD ĐƯA ÔNG THƯỢNG TƯỚNG NGỌ CHỈ LÀ CHUYỆN NHỎ
Mong các anh chị em FB, công luận, báo chí,... bình tĩnh. Phải cảm ơn Đảng, Nhà nước, nhân dân và nhiều vị lãnh đạo cao cấp đã quan tâm giải quyết vụ án này.
Tôi khẳng định ông Dương Chí Dũng không hưởng lợi dù 1 xu nào trong 1,666 triệu đô-la trong việc mua ụ nổi. Tại sao phải ghép ông vào tội tham ô tài sản trong 1,666 tr USD để buộc ông Dũng phải chịu mức án tử hình (càng sớm càng tốt). Tôi tham gia bào chữa cho anh Dương Tử Trọng từ giai đoạn điều tra và cho anh Dương Chí Dũng từ giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tại tòa sơ thẩm tôi đã có ý kiến đề nghị anh Dũng bình tĩnh không và chưa đưa thông tin về "mật báo và tiền", đưa Ông Ngọ trong vụ này vì chính anh là bị cáo nên mọi người dễ cảm nhận không khách quan,... chờ vụ xử "tổ chức người trốn ra nước ngoài"sẽ khách quan hơn,với tư cách nhân chứng,...
Ai cãi và che dấu vụ việc này và đổ lỗi cho ông Dương Chí Dũng vu khống ông Ngọ chăng? Mọi người bình tâm và cố gắng chờ đợi, tôi công bố thông tin, liệu Ông Ngọ có trốn chạy được trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không?!
Dân Luận tổng hợp
-----------------------//
Hà Hiển
Sau khi TAND Hà Nội quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật công tác, có lẽ dư luận đang nóng lòng mong chờ một vụ khởi tố bị can kèm theo đó là một vụ bắt giữ khẩn cấp sẽ sớm diễn ra trong nay mai.
Thế nhưng, cũng ngay sau khi có quyết định khởi tố này, Báo Công an Nhân dân đã có ngay một cuộcphỏng vấn với Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an về sự việc này và ý kiến của ông Hoàng Koong Tư có thể là một gáo nước lạnh dội vào không khí nóng hừng hực của sự mong chờ nói trên.
Theo lời ông Tư thì kết quả điều tra, xác minh đến nay đã cho thấy không có cuộc trao đổi bằng điện thoại nào giữa Dương Chí Dũng với thượng tướng Phạm Quý Ngọ, nghi can số 1 trong vụ án đã khởi tố nói trên nên chưa đủ căn cứ để kết luận là “đồng chí Phạm Quý Ngọ” có liên quan.
Việc đồng chí Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra đã khẳng định như đinh đóng cột như thế thì có rất nhiều khả năng vụ án vừa mới được mở ra sẽ sớm được khép lại vì không tìm ra đâu chứng cứ để khởi tố bất kỳ bị can nào.
Cho đến thời điểm này, với những lời khai của Dương Chí Dũng và dựa trên những suy đoán hoàn toàn logic, hầu như ai cũng tin một cách chắc chắn rằng ông Dũng phải được một “ông anh” nào đó báo tin thì mới chủ động chạy trốn như vậy, và nếu đúng như vậy thì việc không tìm thấy “ông anh” nào sẽ đánh tan huyền thoại rằng cơ quan điều tra của chúng ta là “giỏi nhất thế giới” như lời ca ngợi của một vị đại biểu quốc hội gần đây.
Nhưng sự khác nhau giữa việc tìm ra hay không tìm ra một bị can cụ thể không chỉ là ở chỗ “huyền thoại” ấy có bị đánh tan hay không mà còn ở sự khác nhau về độ nóng của nó.
Việc tìm ra một bị can là bước ngoặt quan trọng nhất và nóng nhất của một vụ án nói chung. Còn đối với vụ án cụ thể này thì việc không tìm ra một bị can cụ thể nào có khi lại tạo ra một bước ngoặt khác vượt ra khỏi tầm của một vụ án và nếu điều này xảy ra thì sức nóng của nó có thể sẽ thiêu cháy cả một cơ đồ mà người ta đã xây dựng hơn nửa thế kỷ qua!
Hà Hiển
---------------/
Báo Công An Nhân Dân vào cuộc.( hay Tổng cục an ninh khai cuộc )
Hôm nay (8/1), báo CAND chính thức vào cuộc chơi đang nóng rẫy tại Hà Nội. Cũng phải thôi, không thể nào tờ báo này mãi không bộc lộ quan điểm về chuyên ngành của họ mãi được. Chả lẽ cứ đưa tin chung chung mãi thua cả báo khác về ngay chính vấn đề thuộc lãnh vực của mình. Tuy nhiên tờ báo này vẫn không nêu tên ai là người đã bị Dương Chí Dũng nêu rõ tên tuổi tại tòa.
Ông Hoàng Kông Tư, quyền thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra đã trả lời phóng viên của báo CAND ngày 8/1/2014.
Phóng viên Báo Công an nhân dân: Xin đồng chí Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết quan điểm về việc ngày 7/1/2014, với tư cách là nhân chứng, Dương Chí Dũng đã khai tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép về việc một cán bộ cao cấp ngành Công an đã tiết lộ thông tin về vụ án và khuyên Dũng bỏ trốn?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Về thông tin này, trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.
Đúng như dự đoán, cuộc gọi điện thoại bằng sim rác sẽ là bằng chứng mò kim đáy bể, chính vì vậy mà Phạm Quý Ngọ bác bỏ thẳng lời khai của Dương Chí Dũng. Lời nói của ông Tư như một lời bào chữa có giá trị cho Phạm Quý Ngọ. Cơ quan anh ninh điều tra BCA đã xác minh và khẳng định không có cuộc gọi nào như đã khai báo.
Dương Chí Dũng còn thay đổi lời khai nhiều lần trước cơ quan an ninh điều tra ( lời ông Tư)
Nhưng vấn đề ở đây là cơ quan điều tra nào của BCA tiến hành điều tra vụ Dương Chí Dũng. Cơ quan cảnh sát điều tra BCA hay cơ quan an ninh điều tra BCA ( mà ông Tư nắm quyền )? Theo như lời ông Tư sẽ khiến người đọc báo cảm giác rằng cơ quan an ninh điều tra tiến hành vụ việc Dương Chí Dũng tham ô và bỏ trốn. Nào là lãnh đạo BCA chỉ đạo ANĐT khẩn trương xác minh điều tra, nào là ANĐT xác minh khai báo, nào là Dương Chí Dũng khai với cơ quan ANĐT....
Ở câu hỏi sau của phóng viên, ông Tư trả lời rằng ;
Phóng viên Báo Công an nhân dân: Những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an sẽ được xử lý như thế nào?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Đối với những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an và cá nhân khác; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiếp tục khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai.
Trong mớ hỗn độn của ngôn từ thông thường trả lời theo kiểu phong cách báo chí ở những vụ việc tế nhị. Ông Tư đã để lộ ra một điều. Đó là cơ quan an ninh điều tra '' sẽ phối hợp '' với các cơ quan khác. Điều đó cho thấy cơ quan ANĐT của ông Tư không phải đảm nhận vai trò chính để điều tra vụ án này, mà chỉ là vai trò '' phối hợp ''. Điều này cũng phù hợp với sự thật diễn ra là vụ án Dương Chí Dũng do cơ quan cảnh sát điều tra BCA và ban Nội Chính Trung Ương trực tiếp xử lý. Không phải cơ quan an ninh điều tra thụ lý vụ việc.
Ông Tư nói cơ quan an ninh điều tra sẽ không bỏ lọt tội phạm và câu cuối là '' không để oan sai ''. Với những gì ông nói trước đó về xác minh list điện thoại, có vẻ ông Tư sẽ ngiêng về quan điểm '' không để oan sai '' hơn là bỏ lọt tội phạm. Vì rành rành ông đã trả lời báo chí rằng kết quả xác minh của cơ quan an ninh điều tra đã cho thấy lời khai của Dương Chí Dũng là không có cơ sở.
Đến nay đã có một vị quan chức an ninh cao cấp là thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra Hoàng Koong Tư đưa thông tin khẳng định lời khai của Dương Chí Dũng về Phạm Quý Ngọ là không có cơ sở. Những ngày sau sẽ còn có ai nữa.?
Trong ngày gay cấn của phiên tòa diễn ra. Bộ trưởng công an Trần Đại Quang , thứ trưởng công an Bùi Văn Nam đã tổ chức các cuộc hội thảo khác nhau trong ngành về lý luận, quy tụ nhiều cán bộ công an cao cấp tham dự. Các cuộc hội thảo lý luận này chắc sẽ khiến nhiều cán bộ công an cấp cao phải rời xa trụ sở của mình là điều đương nhiên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm và kiểm tra tinh thần chiến đấu của quân đoàn 1, bản tin VTV1 đưa về cuộc đi thăm này có nói đến sự thần tốc của quân đoàn 1 cơ động suốt chiều dài đất nước trong lịch sử, cũng như nói đến tinh thần chiến đấu thời đại mới sẵn sàng bảo vệ tổ quốc và sẵn sàng trấn áp những'' thế lực thù địch trỗi dậy'' ảnh hưởng đến Đảng và Nhà Nước.
Một nhận xét rất động cơ cá nhân của người viết bài này.
Cơ quan an ninh điều tra của ông Tư chỉ giỏi làm những vụ ''trốn thuế '' vài trăm triệu như vụ Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân hay vụ những tên phản động nhận vài trăm usd của thế lực bên ngoài... mà thôi.
Những vụ án tiền tấn , tỷ như Bầu Kiên, Huyền Như, Vinashin, Vinalines, Phạm Quý Ngọ...này rõ ràng cơ quan an ninh điều tra chỉ đáng ''phối hợp ''.
>> Đọc thêm:
Thủ trưởng Cơ quan ANĐT nói về lời khai của Dương Chí Dũng
Thủ trưởng Cơ quan ANĐT nói về lời khai của Dương Chí Dũng
Công Gôn thực hiện
(Chinhphu.vn) - Ngày 8/1, Trung tướng Hoàng Kông Tư, quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã trả lời báo chí về lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến một số cán bộ Công an tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo Điều 275 Bộ luật Hình sự.
Xin Trung tướng cho biết quan điểm về lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa sơ thẩm ngày 7/1 xét xử vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép về việc một cán bộ cao cấp ngành Công an đã tiết lộ thông tin về vụ án và khuyên Dũng bỏ trốn?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Về thông tin này, trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ Công an.
Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list (danh sách) điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.
Những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ Công an sẽ được xử lý như thế nào, thưa ông?
Trung tướng Hoàng Kông Tư: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Đối với những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an và cá nhân khác; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiếp tục khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai.
Người Buôn Gió
------------------//
Ai sẽ điều tra Phạm Quý Ngọ?
Trần Dân
Lời bình của Huy Đức: Hôm qua, khi Dương Chí Dũng khai đưa cho Phạm Quý Ngọ tổng cộng 1,5 triệu USD và đích thân điện thoại kêu Dũng bỏ trốn, Tướng Ngọ đã bác bỏ lời khai này (trên VNEpress). Nhớ, chiều 13-12-2013, khi Trần Hải Sơn khai đưa cho Dương Chí Dũng một vali tiền, Dũng chối, cho rằng đó là vali rượu nhưng Dũng vẫn bị Tòa vẫn tuyên tử hình.
Không thể không khởi tố vụ án khi Dũng đã nói quá rõ trước Tòa nhưng khởi tố thì các cơ quan tố tụng sẽ phải đối diện với một lựa chọn không hề đơn giản. Không lẽ chấp nhận lời khai của Trần Hải Sơn lại bác bỏ lời khai của Dương Chí Dũng. Không lẽ trước tòa, Dương Chí Dũng Cục trưởng không được đối xử bình đẳng như với Tướng Ngọ Trung ương ủy viên.
Chiều ngày 8/1/2014, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Dương Tự Trọng và đồng bọn tổ chức Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã quyết định khởi tố vụ án về “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự, căn cứ vào lời khai của Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn tại phiên tòa, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và trao cho Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà nội giải quyết theo thẩm quyền.
Cũng trong ngày này, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra vụ án Dương Tự Trọng và đồng bọn, cho rằng chưa đủ kết luận Thượng tướng Phạm Quý Ngọ trao đổi qua điện thoại với Dương Chí Dũng vào ngày 17/5/2012.
Ở Việt Nam có nhiều loại cơ quan điều tra, trong đó có Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Cơ quan cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra các cấp thuộc lực lượng Công an Nhân dân. Do việc tiết lộ bí mật nhà nước được xác định ở Hà nội, có thể những cơ quan sau đây có thẩm quyền điều tra vụ án mà Tòa án Nhân dân Thành phố Hà nội đã khởi tố:
1) Cục điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cáo
2) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A92)
3) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Tổng cục 6)
4) Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà nội.
2) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A92)
3) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Tổng cục 6)
4) Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà nội.
Do Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã cho rằng không kết luận được ông Phạm Quý Ngọ đã tiết lộ bí mật cho Dương Chí Dũng, nên khó có khả năng Cơ quan này được giao nhiệm vụ điều tra đối với ông Phạm Quý Ngọ. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trước đây do Phạm Quý Ngọ làm thủ trưởng, những điều tra viên của Cơ quan này phần lớn là chiến hữu, cấp dưới của ông Ngọ, nên không thể giao việc điều tra vụ án này cho họ.
Cục điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có vẻ chưa đủ tầm và lực lượng để đối phó với Thượng tướng Phạm Quỳ Ngọ.
Chúng tôi cho rằng, Ban Nội chính Trung ương sẽ đề nghị Ban chỉ đạo chống tham nhũng (do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, cựu Bí Thư Thành ủy Hà nội làm trưởng ban) yêu cầu Công an Hà nội nhận điều tra vụ án tiết lộ bí mật này. Đây là cơ hội cho Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Sở Công an Hà nội trổ tài. Cơ hội thăng quan tiến chức rộng mở cho tướng Chung, mới 47 tuổi. Nếu ông thành công điều tra vụ án này, nhiều khả năng ông sẽ tiếp quản chức Thứ Trưởng Bộ Công an của Thượng tướng Ngọ.
Tướng Chung có kinh nghiệm điều tra, chinh chiến, chắc sẽ không phụ lòng những người tin vào ông. Đứng đằng sau tướng Chung sẽ là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Bá Thanh và đặc biệt ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà nội, một ứng cử viên sang giá cho chức Tổng Bí Thư khóa tới. Ông Chung sẽ không được phép thất bại, có nghĩa ông phải chứng minh tướng Ngọ đã tiết lộ bí mật cho Dương Chí Dũng và không những thế còn nhận hối lộ như Dương Chí Dũng đã khai tại phiên tòa. Rõ ràng, Dương Chí Dũng và gia đình sẽ tìm mọi cách để đưa ra các tình tiết chứng cứ giúp cơ quan điều tra chứng minh ông Ngọ phạm tội để Dũng thoát hình phát tử hình.
Dương Tự Trọng, một cựu thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an Hải Phòng vì muốn cứu ông anh chắc sẽ được gia đình thuyết phục hợp tác với đồng nghiệp cũ của Công an Hà nội, sẽ khai ra những chi tiết mà đến nay Trọng chưa chịu khai (theo Vũ Tiến Sơn, chính Trọng thông báo Phạm Quý Ngọ yêu cầu Trọng đưa anh trai ra nước ngoài nghỉ dưỡng một thời gian). Sẽ thật lý thú và đáng theo dõi một cuộc chiến cân não giữa một bên là hai người từng làm thủ trưởng cơ quan điều tra hai Thành phố lớn đấu với một bên là người từng làm thủ trưởng cơ quan điều tra một tỉnh lẻ (Thái Bình), sau đó đứng đầu cơ quan điều tra của Bộ Công an. Ai sẽ thắng ai?
Tác giả gửi Quê Choa
----------------/
Khía cạnh pháp lý trong lời khai
của Dương Chí Dũng
Ảnh bên: Ông Dương Chí Dũng được dẫn giải vào phòng xử án hôm 12 tháng 12, 2013
Phiên tòa xử Dương Tự Trọng vào ngày 7 tháng 1 về tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài đã dấy lên một làn sóng dư luận chưa từng có khi Dương Chí Dũng với tư cách nhân chứng khai rằng chính thứ trưởng Bộ công an là Trung tướng Phạm Quý Ngọ đã nhận nửa triệu đô la để thông báo cho đương sự chạy trốn. Mặc Lâm phỏng vấn Luật sư Trần Vũ Hải để tìm hiều thêm khía cạnh pháp lý về lời khai quan trọng này.
Thưa luật sư như ông đã biết việc Dương Chí Dũng tố cáo Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ trước phiên tòa về việc ông này nhận số tiền 500 ngàn đô la để rò rỉ thông tin tư pháp. Trước nhất xin luật sư cho biết nhận xét tổng quát của ông về vụ này ra sao dưới khía cạnh pháp lý.
Luật sư Trần Vũ Hải:Theo tôi hiểu lời khai của ông Dương Chí Dũng về ông Phạm Quý Ngọ thực chất có thể coi là một lời tố cáo và do đó pháp luật Việt Nam phải xem xét vấn đề trong tình huống này. Ông Dương Chí Dũng đã khai điều này tại cơ quan điều tra nhưng cũng không rõ những lời khai này không có trong các hồ sơ vụ án của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng hay không. Cũng có thể tòa có xem rồi nhưng cho tới nay báo chí chưa loan tải rằng có những lời khai đó.
Đến nay thì tòa đã chấp nhận những lời khai đó một cách công khai thì đương nhiên tòa án phải xem xét theo bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đó là yêu cầu tòa khởi tố vụ án ngay tại lúc này.
Xâm phạm hoạt động tư pháp
Để tránh tình trạng công an xử công an, theo Bộ luật hình sự hiện hành thì cơ quan nào, ngoài Bộ Công an, có thể ra quyết định khởi tố ông Phạm Quý Ngọ thưa luật sư?
Nếu cơ quan điều tra Bộ công an biết rồi mà không có quyết định khởi tố vụ án thì Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan điều tra của Bộ công an điều tra tiếp. Hoặc nếu cho rằng đây là hành động xâm phạm tư pháp thì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thề điều tra, bởi vì cơ quan điều tra của Viện Kiềm sát Nhân dân Tối cao có trách nhiệm trước việc xâm phạm hoạt động tư pháp.
Trong vụ này thì ông Phạm Quý Ngọ là trưởng ban chỉ đạo chuyên án tham nhũng Vinalines tức là người có vai trò nhất định trong cuộc điều tra nên đây có thể coi là hành động xâm phạm hoạt động tư pháp. Xâm phạm hoạt động tư pháp là gì? Đó là lẽ ra cơ quan điều tra phải tiến hành bắt giam ngay ông Dương Chí Dũng nhưng người trong cơ quan điều tra cụ thề là Phạm Qúy Ngọ lại báo cho Dương Chí Dũng biết đề bỏ trốn. Hơn nữa theo lời khai của Dũng thì ông này đã đưa tiền cho ông Phạm Quý Ngọ và nếu lời khai này là đúng thì rõ ràng là phải khởi tố vụ án.
Tuy nhiên chưa thể dùng những lời khai này để kết tội ông Phạm Quý Ngọ được mà cần phải tìm những chứng cứ khác để xem những lời khai đó như báo chí đã viết có chân thật hay không. Ông Phạm Quý Ngọ có bổn phận phải trả lời cho dư luận những lời khai đó là như thế nào.
Cơ sở nào để kết tội Phạm Quý Ngọ?
Vâng ngay sau khi ông Dương Chí Dũng tố cáo công khai trước tòa thì ông Phạm Quý Ngọ đã lên tiếng cho công luận ngay rằng ông ta không phạm tội và không có bằng chứng gì để khép tội ông ta cả. Ngay các cuộc gọi điện thoại thì trên cái list mà ông ta có cũng không có cuộc gọi nào của Dương Chí Dũng. Luật sư nghĩ sao về một phản ứng nhanh chóng như vậy?
Lời khai của Dương Chí Dũng rất là chi tiết và còn nhiều người làm chứng thì dụ như vợ ông tài xế của Dương Chí Dũng và khi ông này đến nhà Dương Chí Dũng như thế nào…và những lời khai phải được xem là ít nhất những động thái ấy có đúng hay không còn câu chuyện số tiền 500 ngàn đô la thì lại khác. Rất khó xác minh nhưng ít nhất về hành tung của Dương Chí Dũng đã khai thì theo chúng tôi xác minh việc này không phải là quá khó.
Đối với những cuộc gọi điện thoại với ông Phạm Quý Ngọ thì ông này khi trả lời báo chí đã nói có một cái list rồi và không có đâu, tuy nhiên Dương Chí Dũng lại nói rằng đây là gọi qua những sim rác thì tôi nghĩ rằng giờ đây điều khó khăn là nếu kiểm tra lại các cuộc gọi giữa sim rác này tới sim rác kia là việc khó khăn. Nếu cách đây chỉ vài tháng thì còn khá dễ nhưng thời gian đã lâu, hơn một năm rồi có còn lưu lại hay không cũng không rõ lắm. Việc này đã xảy ra 20 tháng rồi.
Tóm lại cần phải có những cuộc điều tra kỹ hơn và Dương Chí Dũng là nhân chứng chính trong vụ này. Theo luật, do ông đã tố cáo việc đưa hối lộ nên ông cũng được miễn truy cứu về tội đưa hối lộ. Nếu vụ đưa hối lộ này là đúng thì thậm chí theo luật Việt Nam ông sẽ được coi là đoái
công chuộc tội và có thể được ân giảm án tử hình trong phiên sơ thẩm vừa qua.
Án tại hồ sơ?
Chúng tôi đặc biệt chú tới câu tuyên bố của ông Phạm Quý Ngọ là “án tại hồ sơ”. Điều này gợi lên sự nghi ngờ là ông Ngọ đã chủ động xem xét tất cả hồ sơ mà Dương Chí Dũng khai với cơ quan điều tra?
Chúng ta thấy ngạc nhiên tại sao ông Ngọ lại biết rõ hồ sơ của mình? Hồ sơ về ông phải được giữ bí mật, ông có thề biết kết quả điều tra như thế nào một cách tổng quát thôi. Tuy nhiên ông Phạm Quý Ngọ là một Thứ trưởng Bộ Công an trước đây thì việc phụ trách điều tra chắc chắn sẽ có sự nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng việc này lãnh đạo cấp cao nhất phải xem xét và trả lời trước công luận.
Chúng ta nên nhớ rằng Việt Nam cũng như nhiều nước khác không phải chỉ có một cơ quan điều tra. Ví dụ như ngoài cơ quan của Tổng Cục cảnh sát còn có cơ quan điều tra của an ninh và cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát họ có điều kiện điều tra chéo nhau và những lời khai của Dương Chí Dũng phải được làm rõ.
Thoát tội từ cánh cửa của Đảng.
Theo báo chí cho biết thì ông Ngọ đang nằm nhà thương khi vụ án Dương Tự Trọng bắt đầu đưa ra xét xử, theo ông thì trong Bộ luật hình sự Việt Nam có điều khoản nào miễn giảm cho tội phạm khi đương sự bệnh nặng hay mất khả năng trả lời trước tòa hay không?
Đây cũng là chi tiết khá lý thú. Nếu thật sự ông Phạm Quý Ngọ đang điều trị một bệnh hiềm nghèo thì theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không bị xem xét kỷ luật. Ở ViệtNam muốn xử lý hình sự một đảng viên thì ít nhất phải tìm cách đình chỉ đảng viên của ông ta và tôi nghĩ đây là một vấn đề khá khó khăn. Việc ông ta lách điều khoản của Đảng đã chứng tỏ ông ta có vấn đề.
Còn việc triệu tập ông ta như một bị cáo thì Đảng cộng sản có quy định nào cho đảng viên hay không? Cơ quan nào có quyền triệu tập thưa luật sư?
Cái việc triệu tập nếu có thì có thể do Viện kiểm sát đề nghị, hai là luật sư đề nghị. Thí dụ luật sư của ông Dương Tự Trọng có thể đề nghị triệu tập và tòa án nếu thấy cần thiết cũng có thể triệu tập. Tuy nhiên nó có một cái khó, theo luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam thì lệnh triệu tập phải được đưa ra trong quyết định ra xét xử hoặc ngay trước khi phiên tòa mở ra.
Trong trường hợp này thì luật sư có quyền đề nghị hoãn phiên tòa và trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát. Hiện này thì luật sư của ông Dương Tự Trọng đang đề nghị như vậy và khi ấy mới có thể triệu tập ông Ngọ. Còn đang trong quá trình phiên tòa mà triệu tập ai đó thì Việt nam chưa có quy định mà cuộc triệu tập phải diễn ra khi bắt đầu phiên tòa.
Theo chúng tôi thì phải hoãn phiên tòa và trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ lời khai của ông Phạm Quý Ngọ.
Xin cám ơn luật sư.
Mặc Lâm & Ls Trần Vũ Hải
----------------//
( Copy-post loạt bài trên đây từ http://bolapquechoa.blogspot.com/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét