Cựu bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn: từ “Anh hùng dê gái” tới “Anh hùng khai man thành tích”
Đôi lời: Hiếm có xỉ nhục nào rõ ràng, trần trụi hơn cho chế độ khi một quan đầu lĩnh đất Cố Đô, từng bị chính báo nhà nước vạch trần tư cách nhơ nhuốc, hèn hạ, ấy thế mà vẫn được khen thưởng trong đợt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“:
Trích: “Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế tâm sự, ông học ở Bác phong cách dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi khó khăn nhất thì người lãnh đạo phải dũng cảm đi đầu …
… Về bản thân mình, ông Hồ Xuân Mãn, với vai trò của một người lãnh đạo, ông nêu lên việc học tập Bác ở quan niệm ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’”.
Có lẽ ông đã “ứng vạn biến” nên mới thoát vụ “dê gái” ô nhục?
Thế rồi nay ông lại đang đối mặt với cái “án” khai man lý lịch.
Tại sao những câu chuyện đó lại có thể xảy ra và kéo dài dây dưa tới nhiều năm trời như vậy, giờ vẫn chưa tới hồi kết?
Xin dành bình luận cho độc giả, qua 3 bài báo dưới đây, từ 8 năm trước cho tới hôm nay.
BT
—
03/01/2014 08:39 (GMT + 7)
Vụ “Anh hùng khai man thành tích”: Tố cáo đúng sự thật
* Đề nghị hủy quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng đối với ông Hồ Xuân Mãn
TT – Ngày 2-1, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương có cuộc làm việc với những người tố cáo chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, khai man để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đoàn công tác mời ba trong bốn người đứng đơn tố cáo là các cựu chiến binh: Hoàng Phước Sum, Hoàng Văn Phận và Hoàng Tiến Dũng đến để thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và quyết định của Ban Bí thư.
Chỉ có hai thành tích đúng
Tại buổi làm việc, đoàn công tác cho biết qua thẩm tra xác minh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo để nhận danh hiệu anh hùng, chỉ có hai thành tích đúng, tám thành tích là khai man, ba thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có bốn thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết ông Mãn thoát ly tham gia cách mạng từ năm 1967 chứ không phải năm 1964 (lúc 16 tuổi) như trong báo cáo thành tích của ông. Ông Mãn cũng không tổ chức, chỉ huy một số trận đánh tiêu diệt nhiều sinh lực địch như ông khai. Trong đó, các thành tích tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968, tấn công TP Huế và dẫn đường cho Quân đoàn 2 tấn công từ phía bắc vào giải phóng Huế tháng 3-1975 đều không đúng sự thật. Kết luận này cũng khẳng định thành tích ông Mãn khai từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975 tổ chức đánh gần 100 trận, tiêu diệt 150 tên địch, phá hủy một máy bay và 37 xe quân sự là không đúng sự thật. Tương tự, các thành tích như phá tan chiến dịch Phượng Hoàng, diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng ở xã Phong Sơn đều không phải thành tích của ông Mãn.
Đoàn thanh tra cũng cho rằng việc ông chánh văn phòng Tỉnh ủy xác nhận vào bản thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu cho ông Mãn (lúc đó đang là bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế) là sai, phải xem xét xử lý trách nhiệm.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác công bố công văn của Văn phòng Trung ương Đảng do ông Trần Văn Thành (phó chánh văn phòng) ký. Công văn nêu rõ: tại phiên họp ngày 17-12-2013, sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương về kết quả giải quyết tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, Ban Bí thư quyết định những vấn đề như sau: “Đồng ý với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với đồng chí Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật thi đua – khen thưởng. Giao Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho đồng chí Mãn”.
Công văn của Văn phòng Trung ương Đảng còn cho biết ông Hồ Xuân Mãn đang mắc bệnh hiểm nghèo theo tờ trình của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Sức khỏe miền Trung nên chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn. Lúc nào cơ quan có thẩm quyền xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo sẽ tiến hành kỷ luật. Đây chỉ là tạm hoãn chứ không phải không kỷ luật.
Sẽ xử lý các cơ quan tham gia đề nghị
Chiều 2-1, ông Nguyễn Ngọc Thiên, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, cho biết theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: tờ trình của chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh.
Trước đó, Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua – khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua – khen thưởng trung ương. Tháng 8-2010, ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng trước khi về hưu một tháng.
NGUYÊN LINH – MINH TỰ
———–
1-2-2010
Trân Văn, phóng viên RFA
Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh?
Chuyện về một điển hình
Trong số hàng trăm tập thể, cá nhân được xem là điển hình của ba năm “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông Mãn đã học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào? Trân Văn tổng hợp báo chí trong nước và dư luận dân chúng qua các diễn đàn điện tử, các blog để tường trình.
Cách nay khoảng 5 năm, trên số 327, ra ngày 26 tháng 11 năm 2005, tờ Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam đăng một bài viết ngắn, với tựa là “Đất cố đô có vua”. Tác giả bài viết có tựa vừa dẫn kể rằng:
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó!
Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”.
Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả…các nhà hàng bên cạnh!
Tác giả bài viết “Đất cố đô có vua” kể thêm rồi nêu một số thắc mắc: Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là“chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là … “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thỏa đáng về hành vi của “quan”.
Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?
Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
Tuy tạo ra sự xôn xao lớn trong dư luận, song giống như nhiều sự kiện khác từng xảy ra tại Việt Nam, bài “Đất cố đô có vua” nhanh chóng rơi vào quên lãng vì lãnh đạo Đảng, Nhà nước không chỉ đạo xác minh, xử lý dù nhân vật chính được xác định là vị quan “to nhất tỉnh”.
“Tấm gương tiêu biểu”
Đến cuối tháng vừa qua, bài “Đất cố đô có vua” được rất nhiều diễn đàn điện tử và blog đồng loạt đăng trở lại, ngay sau khi có tin, ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy của khu vực “cố đô”, được công nhận là một điển hình suốt ba năm thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cũng thời điểm này, ông Hồ Xuân Mãn đã xuất hiện trên nhiều tờ báo trong nước để tự giới thiệu về mình với tư cách một “tấm gương tiêu biểu”, trong việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời công bố một số số liệu nhằm chứng minh, tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi đang được ông lãnh đạo đã đạt nhiều thành tích quan trọng: Chẳng hạn, trước đây, tỷ lệ người nghèo ở Thừa Thiên – Huế là 28% nhưng nay chỉ còn 8%. Thừa Thiên – Huế đã giúp 31.000 người thiểu số có nhà “4 cứng”. Thừa Thiên – Huế luôn là địa phương “nói đi đôi với làm”…
Ngay sau đó, một cư dân của Thừa Thiên Huế là ông Hà Văn Thịnh – hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Huế – đã viết bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, gửi cho báo điện tử VietNamNet. Về tính chất, “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy” trên VietNamNet giống như “thư chất vấn” của một trí thức sống tại Huế, gửi cho ông Hồ Xuân Mãn.
Trong “thư chất vấn” ấy, ông Hà Văn Thịnh nêu ra hàng loạt vấn đề, chẳng hạn: Nếu Thừa Thiên – Huế đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới!
Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao, bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh Thừa Thiên – Huế có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm kể trên?
Ông Hà Văn Thịnh nhấn mạnh: Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy.
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là…
Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
Ông Hồ Xuân Mãn có trả lời thư chất vấn của ông Hà Văn Thịnh hay không (?). Chúng tôi đã tìm nhưng chưa thấy. Kết quả duy nhất mà chúng tôi được biết là báo điện tử VietNamNet đã lột bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, của ông Hà Văn Thịnh ra khỏi website của họ.
Trên công luận và trong dư luận, ông Hồ Xuân Mãn còn được nhắc đến như một hoàng đế ở cố đô. Trong bài viết “Không phải là vua nhưng mộng ước cũng như… vua!”, ông Trương Duy Nhất, một nhà báo Việt Nam kể trên blog của ông về Lễ tế Nam Giao trong Festival Huế 2008: Tôi… hoảng hồn khi thấy trong nhóm quan chức phưỡn bụng trên thượng đàn trong lễ tế có một vị khoác… hoàng bào. Đó là ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên- Huế. Sao ông Mãn dám… liều thế nhỉ? Hay ông nghĩ mình là … Vua?
Cũng trong bài viết vừa dẫn, nhà báo Trương Duy Nhất tâm tình: Chỉ xin nhắc mấy chuyện nhỏ. Mấy chuyện mà càng ngẫm càng thấy… sợ! Người ta đã đùa giỡn bậc tiền nhân, chọc ngoáy ông… Giời, và nhạo báng thần linh! Kinh thật!
Vì sao blogger Trương Duy Nhất nhắc đến tiền nhân, trời, thần và ông cảm thấy “kinh”? Tổng hợp một số tin đã đăng trên một số tờ báo ở Việt Nam như: Tuổi Trẻ, Giác Ngộ,… người ta được biết, hai lần Thừa Thiên – Huế tổ chức Festival là hai lần trời nổi dông, gió to, mưa lớn và sau đó sấm sét đánh xuống hoàng thành Huế, đúng vào lúc các quan chức chính quyền, từ Trung ương đến địa phương thực hiện nghi lễ tế cáo trời đất. Lần thứ nhất, sét đánh sập cửa An Hoà hôm 4 tháng 6 năm 2008 và lần thứ hai, sét đánh sập cửa Quảng Đức hôm 24 tháng 3 năm 2009!
Còn bao nhiêu tấm gương tiêu biểu?
Ông Hồ Xuân Mãn chỉ là một trong hàng trăm cá nhân, hàng chục tập thể được tuyên dương là “những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ba năm vừa qua.
Thật ra không phải chỉ trong ba năm gần đây, Đảng và chính quyền Việt Nam mới yêu cầu toàn Đảng, toàn dân học tập Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 2003, Trung ương Đảng đã từng phát động một đợt “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ba năm sau, Bộ Chính trị quyết định mở rộng đợt học tập này.
Theo một chỉ thị do Tổng Bí thư Đảng CSVN ký thì sau khi học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn dân còn cần “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ năm 2007 cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng CSVN, mãi tới đầu năm 2011 mới kết thúc.
Năm nay, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Năm nay, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như ông Hồ Xuân Mãn?
———-
LĐ số 327 Ngày 26.11.2005 Cập nhật: 10:11:57 – 26.11.2005
Đất cố đô có “vua”!
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (YÁ tưởng này thật… khó hiểu!).
Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là… “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của “quan”. Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế? Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
Như một đồng chí cố vấn tối cao cuả ta trong Hôi đàm Paris mang theo một toán nữ đãng viên cán bộ, lập một nhà chưá nử cán bộ biến thành nhà thổ (2)chưá gái đĩ hộ lý cho cã ban
tham mưu “giãi trí cách mạng” hàng đêm.( Ban tham mưu cuà d/c lãnh đạo Lê Đức Thọ gồm các đ/c Xuân Thuỷ(2), Nguyễn Cơ Thạch, Lưu Văn Lợi-hiện còn sống tại Hànội ….)
Mục đích tối thuợng cuả nó là làm “Lợi ích cho Đảng”.Trần Dân Tiên từng dạy “Cái gì làm lợi ích cho Đảng cái đó là Đạo Đức” ( Đạo đức CM ?)
——————–
(1).Phái đoàn Cộng sản Bắc Việt lập một nhà gái đĩ miền Bác dành cho ban tham mưu. ( “They even had a brothel there for their personnel, staffed entirely with women from North Vietnam (p. 62, ” No Peace , No Honor” viết bỡi Larry Berman.)
(2).Lảnh tụ Xuân Thuỷ lúc trẻ bị ở tù vì lưà đảo.(Their leader, Xuan Thuy, was well known to me from information I had obtained from the French about him. He had once been sent to jail for swindle (cheat) his French employer. That
employer was still alive and living in Paris. I had passed all of his biographical information to the US delegation…..(508)Silent Missions , Vernona Walters
QLB – Chiến lược chạy án cho bố già Nguyễn Đức Kiên cũng khá đơn giản: Tất cả cũng theo triết lý của Kiên: “Cái gì không mua đuọc bằng Tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Dù bị bắt, nhưng với hàng trăm triệu đô la kiếm được bằng trốn thuế, bằng việc không phải trả lãi vay cho hàng chục ngàn tỷ rút từ Ẽximbank, từ ACB, vợ Nguyễn Đức Kiên cùng em gái là mắt xích chính mang tiền đi “rải như quân Nguyên”! Kết quả với chiến lược của Viện Phó VKS Nguyễn Hải Phong, một kế hoạch chạy án cho bô già Kiên đã được vạch ra với mục tiêu: Xoá sạch án cho đồng phạm như Phạm Trung Cang, bồi hoàn trả lại tiền cho Hoà Phát…. cuối cùng sẽ chỉ ‘cơ chế’ là có tội!!!!!! Đã là cơ chế thì làm gì con tội nữa??? Làm sao có Tào Án nào dám kết án cả cái Đảng cầm quyền này??? Thế là Kiên sẽ thoát tội ngon lành….
Phạm Trung Cang là một trong những lãnh đạo lâu năm của ACB và là 1 trong 6 thành viên của Hội đồng sáng lập; từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của ACB và là Phó chủ tịch từ năm 1994 đến năm 2011. Ông cũng giữ chức vụ Tổng giám đốc từ năm 1999 đến năm 2001. Ông giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Tín dụng trong nhiều năm, từng là thành viên Thường trực Hội đồng quản trị.
Tập thể cán bộ, đảng viên ngành Kiểm sát
http://diendancongnhan.blogspot.com/2014/01/duong-day-chay-cho-bo-gia-nguyen-uc.html#more
Tôi nhận được y/cầu từ chủ nhiệm chính trị đơn vị : cậu kê khai thành tích để nhận huân chương!
Tôi gặp cán bộ phụ trách công tác thi đua của đơn vị, người cán bộ bảo tôi hãy kê khai vào đơn, mẫu để nhận huân chương!
Tôi trả lời: Trong quá trình hoạt động công tác của tôi, nếu tôi có thành tích thì người làm công tác thi đua, công tác tổ chức quản lý của đơn vị phải biết chứ, và để khách quan thì các anh phải biết và phải làm báo cáo với trên về việc này để xét xem tôi có xứng đáng được nhận huân chương hay không, sau đó nên đưa ra hội nghị quân nhân đơn vị để bình xét, báo cáo trên đề nghị quyết định khen thưởng. Tại sao tôi lại xin được thưởng, xin được khen? Tôi nghĩ nó mất tính chất khách quan nên tôi không làm, TÔI KHÔNG ĂN MÀY PHẦN THƯỞNG.
Cậu thì cứ ngang bỏ mẹ, bao người kê khai được mà sao cậu thì không? cậu không nhận thì thôi.
Đấy, cán bộ phụ trách công tác thi đua của đơn vị đã trả lời tôi thế đấy, và suốt quãng đời mấy chục năm quân ngũ hoạt động rất tích cực gương mẫu và nhiều thành tích nhưng tôi VẪN KHÔNG CÓ HUÂN CHƯƠNG NÀO.
Kể cả ở phạm vi tập thể, phạm vi tổ chức của đảng cũng khai man thành tích tập thể, phóng đại tô màu là việc làm của người phụ trách công tác thi đua ở các đơn vị.
Phải nói thật, những người có thành tích xứng đáng được vinh danh thật thì không mấy nguời được tuyên dương vinh danh; nhưng bọn Lý thông thì lại được vinh danh để sau đó lên làm lãnh đạo.
Hồ Xuân Mãn chỉ là 1 ví dụ nhỏ và cụ thể bởi trong cái định chế “múa gậy vườn hoang” này. Với cái định chế đó, người làm chỉ huy, lãnh đạo tùy tiện có cảm tình thích ai thì tô hồng (xây dựng điển hình) cho kẻ đó có huân chương, có danh hiệu bằng khen, chiến sỹ thi đua, anh hùng; Tiếp sau đó đưa vào diện “quy hoạch cán bộ” để bồi duỡng cho đi đào tạo để đưa lên vị trí. Ngược lại, bôi xấu làm cho nó đen đi để không phát triển được nữa là việc làm của những cán bộ làm công tác tổ chức của đảng csVN.
Cái vinh dự “cuả người phúc ta” ấy luôn được những kẻ cơ hội khai thác triệt để, vì thế nó từ hủy hoại tính tích cực, tính trung thực của con nguời cs dẫn đến hủy hoại tính tích cực của quần chúng và đến nay, không một ai muốn hy sinh quyền lợi cá nhân cho người khác huởng là vì thế,(minh chứng rõ nhất là những câu chuyện về chiếc tăng nào húc đổ cổng và ai vào dinh Độc lập trước? hay những chuyện “nhặt sạn” về hồi ký thành Cổ mùa hè đỏ lửa 1972.. thậm chí nhân vật “Lê Văn Tám”; “Trần Dân Tiên” nổi tiếng cũng là bịa đặt hay dựng chuyện cho mình đánh bóng cho mình., hoặc vấn đề “danh nhân văn hóa thế giới của Bác” chưa có được thế giới vinh danh thì đài báo và hệ thống truyền thông vẫn tuyên truyền mấy chục năm qua làm dân tưởng có thực 100%…
QUAN , BÁN CHỨC .
Đầu tiên lãnh đạo cấp trên, hoặc có cò giới thiệu có thích phong anh hùng cho oai không (lấy tiếng và qua đó cái ghế của giám đốc, chủ tịch càng bền chắc)? Thế là mấy anh hám danh, nhiều quyền bắt đầu một cuộc chạy để lấy cái bằng anh hùng.
Thủ tục để phong anh hùng thật nhiêu khê, phải báo cáo thành tích, tiền lương, nộp thuế, lãi nhuận và đủ thứ trên đời, sau đó ra Hà Nội nộp, sửa tới sửa lui, thêm cái này bớt cái kia, phải đi không dưới chục lần, mà mỗi lần đi là chuẩn bị mấy chục bao thư nặng để cống nộp cho quan trên tốn kém cực kỳ, nhưng kỳ thực là các quan không tốn một xu, tất cả đều lấy tiền nhà nước. Tiền càng nhiều thì càng mau được phong, có thể nói chịu chi thì muốn mấy lần anh hùng cũng được, bởi mất gì của cụ. Dê Mãn và hàng ngàn anh hùng của đất nước này là vậy đó (khoảng 95 % anh hùng đều là giả), không có gì là ghê gớm đâu, thậm chí còn đáng khinh bỉ.
Vì họ rất sợ sự thật bất minh đến tai nhân dân . Và nhân dân sẽ hạ bệ họ ,sẽ không bầu cho họ nữa.
“Đảng viên nhan nhản, cộng sản thì lơ thơ”.
Đến lúc bực mình đồng chí gọi nhau
Cảm ơn BBT thỉnh thoảng cho anh em còm sĩ chúng tôi xem sự thiểu năng của các “đồng chí” CAM
Viet them 1 man cuoi:
Biet roi; nhung cu phai noi/nhac lai – Kho lam! (:)
Dao Ly / philosophy => Dao Duc / moral => Dao Luat / policy
Than men.
# Nhan vat Ho Chi Minh thuoc ve lich su / belong to the history. “Dao duc HCM – HCM’s moral” is one product from politburo of CPV.
# Cach dien giai ddHCM va thuc hien “phong trao hoc tap …” the hien TRINH DO VAN HOA THAP cua dang CS Viet Nam.
# Phe phan nhung giao dieu va tu tuong loi thoi can dua tren TU DUY VAN HOA MOI va CAO HON.
Nhưng! nếu xét và bình ở một “góc độ” khác thì mới cần phải nói trong bối cảnh “Thời kỳ quá độ” đẻ tiến lên XHCN mà đảng Ta đề ra trong xã nghĩa!Tầm cỡ “lãnh đạn”…mà “đảng viên đi trước rồi làng nước theo sau” vào thời quá độ ấy đã chỉ ra rằng:Đảng viên làm gương,đầu tàu…..v.v và v.v!Chuyện đó tuy quá xưa,Cũ nhưng! Nó lại ảnh hưởng đến thời nay!Bởi:khẩu hiệu dẫn chứng rằng: “Sống và học tập theo “gương” bác ……!” là hết chạy?
Thực tiễn thế nào và SỰ THẬT ra sao thì ngày nay ít nhiều chúng ta đã quá rõ khỏi cần phải “thanh minh thanh nga” gì nữa!Ông Tỉnh ông Huyện và thậm chi ông Bộ đều như thế cả!Xét tận răng của vấn nạn thì 2 vế”Thành tích” và “khai man” kia đã phơi trần truồng trước Sự Thật !?(gian dối,dấu diếm thành một thói quen trong ‘bộ phận đảng”!)
Chỉ có điều chưa có một công bố công khai từ phía cơ quan của đảng hay nhà nước!
http://danlambaovn.blogspot.ca/2012/08/bo-truong-cong-ba-que-xo-la-thu-tuong.html
Còn nhiều lắm…..nếu một khi được chính thức minh bạch hay bạch hóa/
Cái đạo đức Hồ Chí Minh là thứ đạo đức quy đổi xã hội, cái đạo đức “công-nông-binh”. Tất cả phải vì cái chung, cái chung ấy là cái đảng, là cái chủ nghĩa. Cái đảng là cái gia đình lớn, cái gia đình lớn quyết định lật ngược tôn ty trật tự toàn bộ gia đình nhỏ. Chính vì vậy, các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam chỉ mỗi việc “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào” là đủ, là đã thấm nhuần sâu sắc đạo đức Hồ Chí Minh.
Khi gia đình nhỏ đã phải cuốn và gói mọi thứ tích lũy tự bao đời tuân theo đạo đức Hồ Chí Minh, nghĩa là gộp vào gia đình lớn, tức là gia đình đảng. Gia đình lớn xay nhuyễn mọi thứ của gia đình nhỏ và dùng mọi thứ xay ra đó trang trí nội, ngoại thất gia đình lớn, còn vấn đề tổ chức, phân phối đạo đức xã hội thế nào là công cuộc của gia đình lớn tùy cơ ứng biến.
Chủ gia đình lớn gồm những ai? Hồ Xuân Mãn, Nguyễn Trường Tô, cùng bầy đàn vai vế lên tới tận chót vót trên kia chứ ai.
Khi gia đình nhỏ trống rỗng, giá trị đạo đức đương nhiên còn thế nào được. Và như vậy, xã hội chỉ còn biết lắng nghe, hoan nghênh nghị quyết trật tự đạo đức phát ra từ gia đình lớn, gia đình đảng. Từ đó, các chủ gia đình lớn thể hiện mọi hành vi, bất luận thế nào, đều là đạo đức Hồ Chí Minh.