Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

ĐỨC: ĐẦU TÀU KHÔNG TOA KÉO


Posted by basamnews on January 2nd, 2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 02/01/2014
(Tạp chí Der Spiegel - s 26/2013)
Ba chính trị gia có ảnh hưởng của châu Âu từ Luxemburg, Tây Ban Nha và Ba Lan kêu gọi Đức dn dắt Khu vực đồng euro thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà không theo đui những li ích của riêng mình.
Đây là một câu rất thẳng thắn, dường như được khắc lên đá, không có sự báo trước nào, một bình luận căn bản về đời sống chính trị tại châu Âu: “Không điều gì có thể xảy ra trong Liên minh châu Âu mà không có sự ủng hộ chủ động của Thủ tướng Đức Angela Merkel”. Đây là kết luận được đưa ra bởi tạp chí The Economist của Anh, ở phần đầu câu truyện trang bìa về nước Đức với tiêu đề: “Bá quyền miễn cưỡng”.

7 dòng tiếp theo, bài báo nhận định rằng châu Âu “đang lao vào thảm họa”.
Tại sao tất cả mọi người lại chống lại Merkel, nữ chính trị gia đang có tỷ lệ ủng hộ đứng đầu ở Đức?
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Der Spiegel, Thủ tướng Đức cho biết: “Vào thời điểm hiện nay, tôi thấy chưa cần thiết phải chuyển giao thêm nhiều quyền lực hơn cho ủy ban châu Âu tại Brussels trong những năm tới”. Với các nước láng giềng, câu nói này có nghĩa là: Nếu có một chính sách kinh tế và tài chính chung nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công, Berlin sẽ đặt ra nguyên tắc chỉ đạo cho chính sách này.
Lập trường của Đức trong các nỗ lực giải cứu đồng euro đang ngày càng được coi là không thể chấp nhận được, và đây không chỉ là ý kiến trên các con phố ở Athen hay Madrid. Theo một cuộc thăm dò ý kiến gần đây, phần lớn người dân Italy, Ba Lan và Cộng Hòa Czech cho rằng Đức là cường quốc kiêu ngạo nhất ở châu Âu. Và hầu như mọi người dân châu Âu, ngoại trừ người Pháp và đương nhiên cả người Đức nữa, đều cảm thấy rằng Đức là nước thể hiện tình đoàn kết ít nhất trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Tình cảm chống Đức ở các quốc gia láng giềng của nước này mạnh đến mức nào? Liệu thực sự có một nỗi lo sợ lan rộng trước sự thống trị của Đức tại châu Âu? Ba chính trị gia hàng đầu của châu Âu đã bàn luận về những vấn đề này với tạp chí Der Spiegel. Một người đến từ quốc gia nhỏ bé Luxembourg, một thành viên sáng lập Liên minh châu Âu; một người đến từ Tây Ban Nha, một nước gia nhập và người còn lại đến từ Ba Lan, quốc gia thành công nhất trong số các nước thành viên của Liên minh châu Âu tại Đông Âu.
Quan điểm từ Luxembourg
Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselbom, 64 tuổi, là ngoại trưởng phục vụ lâu năm nhất trong Liên minh châu Ầu. Ông là thành viên của đảng Lao động Xã hội Luxembourg và nổi tiếng thẳng thắn. Ông coi đây là một kiểu quyền cơ bản của Liên minh châu Âu, đó là liên minh này luôn tạo điều kiện cho các nước nhỏ nói lên quan điểm của mình mà không phải lo sợ về hậu quả.
Và đây chính là điều ông đang làm, thậm chí còn nhiều hơn mức bình thường trong thời gian qua. Ông nói rằng ông lo ngại khi nghe Berlin liên tục thuyết giảng: “Các vị phải, các vị phải, các vị phải”. Và đây là quan điểm của ông về bầu không khí trong các cuộc họp của ủy ban châu Âu tại Brussels: “Người Đức các anh chỉ luôn lo bảo vệ lợi ích của mình. Và chúng tôi dường như đã làm sai mọi thứ, vì vậy chúng tôi phải trả giá”.
Bên lề lễ kỷ niệm 150 năm thành lập đảng Dân chủ Xã hội của Đức (SPD), Thủ tướng Merkel đã hỏi Asselborn: “Ồ Jean, ông lại vừa nói xấu tôi à?” Điều mỉa mai là giữa hai nước chưa bao giờ có bất cứ xích mích nghiêm trọng nào, ngoại trừ vấn đề những người trốn thuế của Đức gửi tiền của họ tại các ngân hàng của Luxembourg, nhưng giờ nó hầu như đã được giải quyết.
Nỗi lo lớn nhất của Asselborn là người Đức có thể nhanh chóng bắt đầu tin rằng họ tốt hơn là nên tự làm mọi việc. Khi ông đọc các trang blog của người Đức hay các dòng tít trên tờ Bild, ông gặp phải một thái độ ám chỉ rằng: “Chúng ta không cần châu Âu hay đồng euro để phát triển mạnh”. Ông tin rằng cảm xúc của quyền hạn tuyệt đối này là rất nguy hiểm, vì nếu người Đức bắt đầu suy nghĩ theo xu hướng này, ý tưởng châu Âu sẽ kết thúc.
Ngưi Đức và lịch sử của họ
Asselborn không thích làm việc này, nhưng giờ ông lại phải đề cập tới chủ đề người Đức và lịch sử của họ, vì ông cho rằng nó chứa đựng chìa khóa cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông nói rằng xét cho cùng Liên minh châu Âu không được thành lập bởi lòng nhân ái thuần khiết. Nhân tố này chắc chắn đóng một vai trò, nhưng Kế hoạch Schuman, Cộng đồng Than Thép châu Âu, mà sau đó phát triển thành Cộng đồng châu Âu, cũng là một phương tiện để đạt được mục tiêu đối với người Pháp, những người muốn có được sự kiểm soát đối với khu vực công nghiệp Ruhr của Đức.
Quân đội Đức Quốc xã xâm lược Luxembourg vào năm 1940 và chiếm đóng quốc gia này trong hơn 4 năm tiếp theo. 6000 người Luxembourg đã trở thành nạn nhân của sự thống trị Đức Quốc xã. Mẹ của Asselbom bị chuyển tới trại lao động của đế chế Đức tại Berlin, còn cha ông, một công nhân ngành thép, lẩn trốn Đức Quốc xã.
Theo Asselbom, đương nhiên các chính trị Anh hay Pháp cũng có thể ngoan cố như vậy khi bảo vệ các lợi ích của quốc gia. Nhưng không ai so sánh họ với Bismarck hay Hitler, giống như trường hợp của Merkel.
Ông cho rằng người Đức không nên quên những gì họ nợ Liên minh châu Âu và đồng euro: rằng nước Đức hiện nay là quốc gia lớn duy nhất trong Khu vực đồng euro vẫn có được tăng trưởng kinh tế. Nhưng theo ông, người ta cũng nên hình dung nước Đức như là một đầu máy xe lửa mà không còn kéo theo toa xe nào. Chính hình ảnh này đang gây nên sự tức giận ở châu Âu.
Asselborn cho rằng chỉ có một con đường duy nhất thoát khỏi cuộc khủng hoảng, đó là trái phiếu châu Âu. Nhưng đây lại chính là điều mà Merkel không muốn. Tại sao lại như vậy? Ông nói: Giống như Luxembourg, Đức cũng trả lãi suất 1% để vay tiền. Có điều gì quá tồi tệ với việc trả lãi suất 2%?”
Ông lập luận rằng không có giải pháp nào khác để đưa Hy Lạp, đảo Cyprus hay Bồ Đào Nha hồi phục trở lại. Ngay cả nước Pháp cũng sẽ bị bóp nghẹt nếu không có sự tập thể hóa một phần số nợ của nước này và Italy sẽ rơi vào tình trạng còn tồi tệ hơn bây giờ. Ông nói: “Chỉ riêng Italy đã có tới 2.000 tỷ euro nợ và quỹ giải cứu của chúng ta chỉ có khoảng 700 tỷ euro”. Tuy nhiên, Asselborn không cảm thấy quá lạc quan, ông không tin rằng Merkel sẽ thay đổi quan điểm.
Nhưng Asselborn cho rằng Berlin chỉ đang làm mọi việc tồi tệ hơn khi viện dẫn người đóng thuế tại Đức là lý do cho chính sách của nước này. Xét cho cùng, mỗi điều khoản trong hiệp ước tài khóa đáng ra có thể được thực hiện theo luật hiện nay của Liên minh châu Âu. Tại sao lại lập một thỏa thuận bổ sung? Ông cho biết: “Việc này cho thấy Đức đã áp đặt mong muốn của mình lên các nước khác. Việc này là để truyền đạt quan điểm rằng nếu chúng tôi phải trả tiền, thì điều đó sẽ chỉ diễn ra theo các điều kiện mà chúng tôi đặt ra”. Như thể họ đang nói: “Chúng tôi đang áp dụng hệ thống của Đức lên châu Âu. Chúng tôi đang làm tốt, vì vậy người khác cũng sẽ làm tốt”.
Quan điểm của một người Tây Ban Nha về “Austericide”
Felipe Gonzalez, 71 tuổi, có một từ dành cho những yêu cầu thắt lưng buộc bụng được áp đặt lên nước ông. Ông gọi chúng là “Austericide” và ông rất chắc chắn về việc ai đang phân phát đơn thuốc chết người này cho Tây Ban Nha. Gonzalez nói: “Châu Âu được cho là sẽ tuân lệnh của Đức”.
Chính trị gia thuộc đảng Công nhân Xã hội này từng là Thủ tướng Tây Ban Nha từ 1982 tới 1996. Một trong số các ký ức không thể quên được của ông là một lời mời tới dự đại hội của SPD tại thành phố Mannheim phía Tây Nam nước Đức, một tuần trước cái chết của nhà độc tài Francisco Franco vào tháng 11/1975. Vào thời điểm đó, các quan chức của Đức đã phớt lờ những quy định hành chính và cấp cho Gonzalez, người đã bị buộc phải hoạt động ngầm tại Tây Ban Nha, một hộ chiếu có giá trị một ngày.
Gonzalez có các mối quan hệ tốt với ba cựu thủ tướng Đức. Ông là một người bạn tâm tình của Willy Brandt, một người bạn của Helmut Schmidt và một người bạn thân của Helmut Kohl. Ông là một trong số ít người đã chúc mừng Thủ tướng Đức Kohl chỉ vài giờ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Ông cho biết Kohl sau đó đã kể lại cho ông rằng cựu thủ tướng Đức có thể đếm trên một bàn tay số người đã gọi điện cho ông vào đêm đó. Và với sự giúp đỡ của Đức, Gonzalez đã có thể đưa đất nước ông trở thành một thành viên quan trọng của Cộng đồng châu Âu.
Nhưng giờ đây Gonzalez, một người bạn thực sự của nước Đức sau bao lần thử thách, đã cáo buộc nước này về hai vấn đề: Thứ nhất, tập trung quá mức vào các lợi ích ngắn hạn của mình trong cuộc khủng hoảng và điều thứ hai thậm chí còn nguy hiểm hơn, đó là thay đổi quan điểm cơ bản của mình về châu Âu.
Gonzalez nhấn mạnh rằng ông không định đổ hết mọi tội lỗi cho người Đức. Ông cũng có thể không khoan nhượng giống như Merkel khi liệt kê các sai lầm của người Tây Ban Nha, trong số đó có chính sách tự do hóa, vốn bắt đầu vào năm 1998. Chính sách này đã để cho các chính quyền địa phương tự quyết định chuyển đất đai cho mục đích phát triển khi họ thấy phù hợp, và việc này đã dẫn tới bong bóng bất động sản. Trong những năm bùng nổ kinh tế, người Tây Ban Nha trên thực tế đã hút hết các khoản tiết kiệm của người Pháp, Đức và Anh, nhưng sau đó lại chỉ dùng khoản nợ này cho sự tiêu thụ quá mức. Ông nói: “Thật ngu ngốc khi con nợ giờ đây lại đổ lỗi cho chủ nợ vì đã cho vay quá nhiều”.
Nhưng Gonzalez cũng cáo buộc Đức đã không phân tích kỹ lưỡng cuộc khủng hoảng. Ông tin rằng đây là một sai lầm khi nhận định vấn đề của Tây Ban Nha là vấn đề về khả năng thanh toán, “thay vì nhận ra rằng đây trên thực tế là một vấn đề về dự trữ thanh khoản”. Và chính sách thắt lưng buộc bụng mà Brussels yêu cầu áp dụng chỉ đang làm trầm trọng thêm vấn đề về dự trữ thanh khoản và chắc chắn dẫn tới vấn đề về khả năng thanh toán. Và việc người Tây Ban Nha bị buộc phải nuốt thứ thuốc độc gồm các yêu cầu thắt lưng buộc bụng sai lầm “cũng là một phần lỗi của người Đức”.
Gonzalez cho rằng đã có một sự thay đổi về chính trị mà bổ sung cho một câu nói được cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroder đưa ra. Thay vì đề cập tới một nước Đức của châu Âu, ông lại nói về một “thế hệ không có sự mặc cảm”, vốn đặc trưng cho “thế hệ Kohl”, mà trong đó có cả Merkel.
Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu không còn tranh cãi quyết liệt về tương lai của khối này nữa. Trước đây, cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl sẽ gõ ngón tay lên mặt bàn ở Brussels mỗi khi các thành viên khác trong Hội đồng châu Âu cố gắng lảng tránh thông qua một giải pháp, như họ thường xuyên làm trong quá khứ. Gonzalez kể lại: “Và khi nồng độ đường huyết của Kohl xuống thấp, như tôi cho là như vậy, ông ấy đôi khi sẽ đập nắm đấm xuống bàn, làm rung cả cốc”. Cảnh tượng kiểu này không còn xảy ra nữa. Cảm xúc đã nhường chỗ cho sự thờ ơ.
Và do tất cả mọi người đều lảng tránh đưa ra những quyết định thật sự mâu thuẫn cơ bản trong việc giới thiệu đồng euro vẫn chưa được sửa chữa. Gonzalez nói: “Chúng ta đã viết vào năm 1998 rằng đồng tiền chung sẽ không thể hoạt động hiệu quả mà không có một liên minh kinh tế và tài khóa”. Nhưng các nước thành viên lúc đó đã quyết định rằng hiệp ước bình ổn sẽ là đủ.
Gonzalez đưa ra một kết luận cay đắng: “Điểm chung duy nhất mà các quốc gia châu Âu có là chủ nghĩa chống châu Âu ngày càng tăng. Chủ nghĩa dân tộc đang phát triển một cách nguy hiểm và chúng ta không còn nhiều thời gian”.
Người theo chủ nghĩa duy thực của Ba Lan
Đây là một điều ngạc nhiên khi nghe một chính trị gia Ba Lan nói rằng ông sợ sự không hoạt động của nước Đức hơn là sức mạnh của nước này, đúng vào thời điểm khi vai trò thống trị của Đức trở nên rõ ràng.
Mặt khác, Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski, 50 tuổi, chưa bao giờ là một chính trị gia có thể dự đoán được. Ông đã tham gia phong trào Đoàn kết từ rất sớm, chiến đấu cùng với các chiến binh Hồi giáo Afghanistan chống lại sự chiếm đóng của Xôviết và làm việc tại viện nghiên cứu theo đường lối bảo thủ American Enterprise Institute.
Vào tháng 11/1989, ông cùng với nhà sử học Anne Applebaum, người sau đó trở thành vợ ông, đã ăn mừng tại Bức tường Berlin. Lúc đó, ông đã tự hỏi liệu nước Đức có sớm tràn đầy lòng tự mãn thêm lần nữa không, và liệu “người Ba Lan chúng tôi” có trở thành “nạn nhân của sự tự mãn này” không.
Nhưng Sikorski tự coi mình là một người theo chủ nghĩa duy thực. Ông cho rằng lời tuyên bố mà ông đưa ra vào năm 2011 “không phải là một lá phiếu của Ba Lan ủng hộ sự lãnh đạo của Đức ở châu Âu, mà là một sự công nhận thực tế”. Và với Sikorski, một phần của thực tế đó là châu Âu đang bị đe dọa. Ông gọi hiện tượng tái quốc gia hóa ở một số nước thành viên là “cực kỳ nguy hiểm”. Nhưng ông không chỉ muốn phàn nàn: “Chúng ta phải chấm dứt việc đưa ra các quyết định tại Brussels và sau đó, vì những lý do mang tính dân túy, về nhà và mô tả Brussels như là nguồn gốc của mọi điều tồi tệ”.
Sikorski cho rằng không ai cần phải sợ nước Đức. Ông nói: “Khi chúng tôi nắm giữ cương vị chủ tịch Liên minh châu Âu, chúng tôi thấy rằng một nước Đức dân chủ mà gắn kết chặt chẽ trong liên minh, cần các nước khác để có thể đưa ra những quyết định tích cực cả trong chính sách đối ngoại và đối nội. Đấy không phải là nước Đức mà chúng ta cần phải lo sợ”.
Sự độc lập của nưc Đức
Sikorski cho biết đương nhiên là nước Đức đã thay đổi. Hơn nửa thế kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, nước Đức “đã tuyên bố sự độc lập của mình”. Với Sikorski, tuyên bố này đến dưới hình thức sự từ chối của Đức tham gia cuộc chiến tranh Iraq. Ông nói: “Nước Đức đã đơn giản là nói không với nước Mỹ về một vấn đề địa chính trị quan trọng”.
Tuy nhiên, Sikorski trông đợi Đức “cũng nhận ra và tôn trọng lợi ích của các đối tác của mình”. Ông nói thẳng một cách không tế nhị: “Các bạn đã vi phạm hiệp ước ổn định giống như những người khác”. Ông giải thích rằng việc này đã trở thành cái cớ cho các nước khác làm theo Đức, và cho ủy ban châu Âu tại Brussels để không áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, Sikorski không cảm thấy lo sợ về việc phải lắng nghe chỉ toàn những đề nghị cắt giảm chi tiêu từ Berlin trong tương lai. Ông nói: “Chúng tôi ủng hộ trách nhiệm tài khóa”, và nhận định rằng người Đức không phải là những người duy nhất phải trải nghiệm siêu lạm phát. Người Ba Lan cũng đã trải qua tình trạng này trong những năm 1980 và 1990. Tuy nhiên theo Sikorski: “Chúng ta cũng phải tránh cách tiếp cận trái ngược, để không phải trải qua nhiều năm đình trệ như là hậu quả của chính sách tiền tệ quá chặt chẽ”.   
Ông chỉ ra rằng Luxembourg, Tây Ban Nha và Ba Lan, đồng minh mới của Đức trong Liên minh châu Âu, đều đề nghị Đức trở nên linh hoạt hơn.
Ngoại trưởng Ba Lan chế giễu: “Chắc chắn là bạn có thể có một đồng tiền cực kỳ mạnh, nhưng với cái giá phải trả về kinh tế”. Nếu nhiều quốc gia cắt giảm chi tiêu tới mức độ không thể chịu đựng được, ngay cả các nhà kinh tế cũng sẽ không có mọi câu trả lời. Theo Sikorski, đây chính là lý do tại sao Ba Lan đã giới thiệu một giới hạn nợ công trước mọi quốc gia khác, mà chiếm 60% GDP và thấp hơn rõ rệt so với giới hạn nợ của Đức hiện nay. Công cụ mà đáng nhẽ ra có thể được sử dụng một cách dễ dàng trong quá khứ, đó là nới lỏng chính sách tiền tệ trong một cuộc suy thoái, giờ không còn sẵn có đối với các nước thành viên Khu vực đồng euro.
Đề nghị của Sikorski cũng không khác với các đề nghị của Asselborn và Gonzalez. Ông nói: “Lãi suất cho trái phiếu châu Âu, mà sẽ được toàn Khu vực đồng euro đưa ra, sẽ rất gần với lãi suất cho trái phiếu chính phủ của Đức và thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho trái phiếu chính phủ của Hy Lạp và Tây Ban Nha”.
Nhưng Sikorski, giống như Asselborn và Gonzalez, không tin rằng trái phiếu châu Âu sẽ trở thành hiện thực. Ông nói: “Việc này sẽ đòi hỏi sự dũng cảm về chính trị và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, những điều mà người đóng thuế của Đức hiện nay chưa thể tập hợp được”.
Dường như người hùng mới của châu Âu không hề mạnh như chúng ta từng nghĩ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét