[Vào lúc : 23:22 - 19/08/2012 | Chuyện mục : Ý kiến - đối thoại]
Luật
sư Vũ Hoài Nam hiện đang là nghiên cứu sinh tại đại học Sorbonnes- Pháp
phân tích : "Trước khi ông Thuận “sản xuất” tập thơ “Thi Vân Yên Tử “
(1998) thì ông Trần Trương đã cho xuất bản cuốn “Chùa Yên Tử - Lịch sử -
Truyền thuyết di tích và danh thắng” (1997) và tặng lại cho ông Thuận
một cuốn. Như vậy xét về mặt thời gian thì tập thơ của ông Thuận ra đời
sau cuốn sách của ông Trương. Xét về mặt nội dung tập thơ của ông Thuận
thì có quá nhiều ý tưởng và câu chữ trong tập thơ của ông Thuận được lấy
từ cuốn sách của ông Trương. Như vậy có thể nói ông Thuận đã bị cuốn
sách của ông Trương lôi cuốn và tạo ra nhiều “cảm hứng’ và ông Thuận
quyết định ra một tập thơ dựa trên ý tứ và từ ngữ lấy trong tập sách của
ông Trương. Trong bài phỏng vấn ông Trương cho đó là “bình thường” vì
“Khi chúng tôi có sự đồng điệu trong tâm hồn, lại cùng viết văn làm thơ
tả cảnh, thì việc sử dụng ngôn ngữ chung để nói về một điều thì chả có
gì lạ! Một bên tôi diễn đạt thành văn, còn một bên, anh Thuận, diễn đạt
thành thơ, thì sự trùng lặp sao gọi là “đạo” được?”. Vâng, cứ cho suy
nghĩ và cách nói như ông Trương là để bảo vệ cho một người bạn thì chúng
tôi hoàn toàn tôn trọng ông về mặt tình cảm. Tuy nhiên xét về mặt pháp
lý thì chuyện không đơn giản như ông nghĩ…”
DÙNG LÝ LẼ GÌ CÓ THỂ BÊNH VỰC KẺ ĂN CẮP ?
VŨ HOÀI NAM
Ngày
17 tháng 8 tôi đọc được bài viết “Tác giả Trần Trương: “Thi Vân Yên Tử”
không phải “đạo” văn” trên báo Công An Nhân Dân online của tác giả
Thanh Hằng mà thấy buồn cho báo chí nước nhà, cho nền văn hóa của đất
nước đang bị những giá trị ảo và sự dối trá hợm mình ngự trị.
Chúng
ta cũng nên một lần nữa quay lại nội dung của câu chuyện để hiểu dụng ý
của tác giả bài báo trên: Chuyện là có ông tiến sỹ tên Thuận nào
đó một ngày đẹp trời bỗng tức ( bực) cảnh sinh tình ‘chơi” liền một lúc
vài chục bài thơ sau đó in thành sách. Cuốn sách này được “biếu” rất
chạy, nhất là tại các chùa chiền (chắc vì thế có người bảo các bài thơ
có chất “thiền”?). Chưa thỏa mãn với cái danh nhà thơ tự phong của mình,
ông tiến sỹ nọ còn vận động Hội nhà văn đứng ra tổ chức cả một buổi hội
thảo “hoành tráng” và thuê một số bồi bút bốc thơ của ông lên tận mây
xanh. Và đỉnh điểm của sự vĩ cuồng đó là ông bê cả tập thơ trình lên hội
đồng giải Nobel, những mong làm rạng danh nền văn học nước nhà và lưu
danh thiên cổ.
Hỡi ôi, “hữu xạ tự nhiên hương’’, tập thơ của ông
“được” lọt vào mắt xanh của những người phê bình có lương tâm và thế là
những hạt sạn, những sự quái gở từ giá trị nghệ thuật, những nghi ngờ về
khả năng chép tay của một con người bình thường đến vi phạm niêm luật
Đường thi trong tập thơ của ông được mổ xẻ đến nơi đến chốn. Tuy nhiên
điều đó “chả ăn thua” vì có người sẽ nói rằng thưởng thức nghệ thuật ở
ta giờ đây cũng như “thày bói xem voi” mỗi người đưa ra một ý kiến khác
nhau là chuyện …bình thường. Miễn bàn!
Cục diện trận đấu dường
như chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào” thì đùng một cái, một bài báo của
một luật sư với các dẫn chứng rành rành cho thấy, ông Thuận đã gần như
bê y nguyên các nội dung trong một cuốn sách đã xuất bản trước đó về
Yên Tử để đưa vào thành “thơ” của mình. Lộ liễu và trắng trợn đến nỗi,
nhiều câu thơ ông ta chả cần biên tập lại làm gì cho…mệt, chỉ cần “bẻ”
và “ngắt” vài đoạn trong sách rồi sắp xếp cho đủ 5 hoặc 7 chữ là thành
“thơ”. Như vậy sự thật khách quan đã rõ: tập thơ là một sản phẩm ăn cắp
lộ liễu và trắng trợn. Thế là những tiếng nói của người có lương tâm
đồng loạt lên tiếng phê phán và cục diện trận đấu gần như đã nghiêng hẳn
về phía những tiếng nói có lương tri.
Bị tấn công dồn dập, biết
là khó có thể ngồi yên, phe “trót” bốc thơm cũng phải tìm biện pháp đối
phó. Sau khi bàn đi tính lại thì thấy còn mỗi một “cửa” là phản bác
lại luận điệu của phe tấn công cho rằng cuốn sách là tác phẩm “đạo” văn.
Lập luận đơn giản của họ là trong mối quan hệ giữa kẻ cắp và nạn nhân
thì chỉ cần nạn nhân “bỏ qua” cho là kẻ cắp thoát tội. Như vậy con bài
họ sử dụng ở đây là tác giả cuốn sách bị đạo thành thơ và trong sự việc
này chính là nạn nhân của việc ăn cắp.
Như vậy một kịch bản gần
như đã được dàn dựng, tác giả của cuốn sách đó là ông Trần Trương (hiện
là công chức nhà nước và giữ vị trí Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng
Ninh) đã được mời phỏng vấn chỉ đề khẳng định một điều là ông ấy không
trách chuyện ông Thuận lấy (cắp) văn của ông ấy để chuyển thành thơ. Từ
đó tác giả giật một cái tít dõng dạc khẳng định “Tác giả Trần Trương:
“Thi Vân Yên Tử” không phải “đạo” văn”. Đọc bài báo bỗng thấy tác giả là
một người có trình độ quá nông cạn, chỉ ở dạng một thợ viết hạng mới
học nghề không hiểu được thâm ý người trả lời. Tác giả nên biết rằng một
người viết ra được những câu văn trong cuốn “Chùa Yên Tử”- Lịch sử -
Truyền thuyết di tích và danh thắng” thì không phải là một con người
bình thường. Tôi biết khi bỗng dưng bị cuốn vào những chuyện “bất đắc
dĩ” thế này, một con người có cái tâm lý cả nể như ông Trương chắc hẳn
chẳng thiết tha gì. Hơn nữa ông biết mọi người chỉ chờ mỗi ý kiến của
ông nữa thôi là hội tụ đủ yếu tố để đưa kẻ cắp lên đoạn đầu đài. Do vậy
là một người thâm thúy (hoặc có thể có một sức ép nào đó) ông biết nên
trả lời thế nào cho “phải đạo”.
Và như người đọc đã thấy, trong
bài phỏng vấn ông không bao giờ trực tiếp cho rằng ông Thuận đạo văn
nhưng sao hình ảnh của một kẻ cắp cứ hiện ra lồ lộ ví dụ: “Tôi chỉ là
người viết văn ở địa phương, nhưng khi viết cũng luôn chú ý chắt lọc
ngôn từ để có nhạc điệu, hình ảnh, thì người khác, khi diễn tả về điều
đó, cũng phải dùng những hình ảnh, từ ngữ đó mới nói được.” Từ “dùng”
ông Trương nói ở đây là ngôn ngữ đời thường, nhưng trong ngôn ngữ luật
pháp thì đó chính là “sử dụng” mà “sử dụng” khi chưa được phép theo quy
định của pháp luật sẽ dễ bị coi như “ăn cắp” lắm đấy .
Tôi cũng
xin nói để tác giả biết rằng, là một tờ báo ngành công an thì ít nhiều
cũng là một cơ quan bảo vệ pháp luật. Do đó mọi kết luận của một tờ báo
cũng phải dựa trên chứng cứ khách quan và cơ sở pháp lý, chứ không sẽ bị
coi là một sự kết luận hồ đồ vô lối. Chỉ qua mấy câu nói của ông
Trương mà chị đã hùng hồn giật tít tuyên bố là “Thi Vân Yên Tử” không phải “đạo” văn”
thì chúng tôi e rằng kết luận của một cơ quan bảo vệ pháp luật mới chỉ
dựa trên “lời khai” của đương sự mà bỏ qua mọi “chứng cứ khách
quan” liệu có đáng tin?
Còn chúng tôi, đại diện cho những người
ủng hộ quan điểm cho rằng tác phẩm Thi Vân Yên Tử là một tác phẩm đạo
văn dựa trên những chứng cứ khách quan sau đây:
Trước khi ông Thuận
“sản xuất” tập thơ “Thi Vân Yên Tử “ (1998) thì ông Trần Trương đã cho
xuất bản cuốn “Chùa Yên Tử - Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh
thắng” (1997) và tặng lại cho ông Thuận một cuốn. Như vậy xét về mặt
thời gian thì tập thơ của ông Thuận ra đời sau cuốn sách của ông Trương.
Xét về mặt nội dung tập thơ của ông Thuận thì có quá nhiều ý tưởng và
câu chữ trong tập thơ của ông Thuận được lấy từ cuốn sách của ông
Trương. Như vậy có thể nói ông Thuận đã bị cuốn sách của ông Trương lôi
cuốn và tạo ra nhiều “cảm hứng’ và ông Thuận quyết định ra một tập thơ
dựa trên ý tứ và từ ngữ lấy trong tập sách của ông Trương. Trong bài
phỏng vấn ông Trương cho đó là “bình thường” vì “Khi chúng tôi có sự
đồng điệu trong tâm hồn, lại cùng viết văn làm thơ tả cảnh, thì việc sử
dụng ngôn ngữ chung để nói về một điều thì chả có gì lạ! Một bên tôi
diễn đạt thành văn, còn một bên, anh Thuận, diễn đạt thành thơ, thì sự
trùng lặp sao gọi là “đạo” được?”. Vâng, cứ cho suy nghĩ và cách nói như
ông Trương là để bảo vệ cho một người bạn thì chúng tôi hoàn toàn tôn
trọng ông về mặt tình cảm. Tuy nhiên xét về mặt pháp lý thì chuyện không
đơn giản như ông nghĩ, nhất là khi tập thơ của ông Thuận đã được in
thành sách xuất bản và được gửi đi tham gia giải Nobel thì vấn đề không
nằm trong chuyện tình cảm của hai ông mà nó liên quan đến tinh thần tuân
thủ pháp luật và lòng tự trọng của trí thức nước nhà.
Thưc tế
pháp luật về SHTT không cấm các tác phẩm dạng như tập thơ của ông Thuận.
Khi ông Thuận “sản xuất” tập thơ Thi Vân Yên Tử năm 1998 thì lúc đó Bộ
Luật Dân Sự 1995 đang có hiệu lực và lúc đó các tác phẩm dạng như của
ông Thuận được gọi là “tác phẩm phóng tác” (điều 147 khoản 1 BLDS 1995) .
Tuy nhiên để được công nhận là tác phẩm “phóng tác” thì tác giả của nó
cũng phải tuân thủ trình tự và điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể,
theo điều 757. khoản 1 BLDS 1995 auy định về các quyền của tác giả
dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể, theo đó “ Tác giả các
tác phẩm phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể được hưởng các quyền
tác giả đối với tác phẩm đó theo quy định tại Điều 751 hoặc Điều 752
của Bộ luật này, nhưng phải được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc
cho phép và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc,
nếu muốn thay đổi nội dung tác phẩm gốc, thì phải được tác giả cho phép
và phải ghi tên tác giả và tên tác phẩm gốc”.
Như vậy muốn phóng tác
tác phẩm của ông Trương thành thơ thì theo luật ông Thuận phải “xin
phép” ông Trương, đồng thời ông Thuận phải “trả thù lao” cho ông Trương
và ghi rõ là tác phẩm được sáng tác dựa theo tác phẩm gốc thì mới được
công nhận là tác giả một cách hợp pháp.
Ở đây chúng ta có thể “thông
cảm” cho việc ông Thuận sản xuất thơ với mục đích để “biếu” nên có thể
bỏ qua chuyện “tiền nong” (với lại bạn bè mà!) nhưng tuyệt nhiên không
thấy việc ông cất lời nói với ông Trương là cho (phép) mình được sử dụng
ý và lời trong sách của ông để phóng tác (tái chế) thành thơ và không
ghi tác giả và tác phẩm gốc đã tạo cảm hứng cho mình. Như vậy cũng nên
xem xét lại tư cách một người tự xưng là “nhà khoa học” khi không đếm gì
đến liêm sỉ của một kẻ làm nghiên cứu khoa học chân chính.
Đôi điều cùng tác giả Thanh Hằng
Vâng,
thưa tác giả Thanh Hằng, một người vào nhà chị thấy đồ vật gì đó “hay
hay” thì cầm luôn không hỏi ý kiến của chị sau đó “mông má” lại và đi
khoe khoang bảo rằng đó là “của mình” thì có được gọi là “ăn cắp” hay
không? Nếu cứ nói như chị thì xã hội mình tốt đẹp quá, tìm đỏ mắt cũng
chẳng ra một thằng ăn cắp dưới mắt nhìn của báo CAND Lập luận của chị
như thế mà vẫn thuyết phục (lừa) được ông tổng biên tập báo hay sao.
Vâng,
có thể dưới con mắt của một số người như ông Trương, như chị, như báo
CAND thì ông Thuận không phải thằng “ăn cắp”, nhưng với đa số những
người có lương tri như chúng tôi, bằng chứng cứ khách quan và suy luận
logic của mình thì ông Thuận không những là một kẻ cắp mà còn là một kẻ
cắp mạt hạng nữa cơ (vì ăn cắp cũng có nhiều loại ăn cắp chị ạ).
Chị
cũng nên nhớ rằng có hai loại pháp luật là pháp luật tự nhiên và pháp
luật do con người dựng nên trong đó pháp luật tự nhiên mà ta thường gọi
là lẽ phải, là công lý sẽ vượt lên trên tất cả những pháp luật nhân tạo
(nhiều khi mang tính bất nhân do con người tạo nên). Pháp luật nhân tạo
có thể không xử lý ông trọc phú Thuận một cách thích đáng nhưng tôi
tin rằng pháp luật tự nhiên sẽ trừng phạt ông ấy và nỗi ô nhục này có
thể mang theo ông ấy suốt đời này sang đời khác nếu ông ấy không sớm
tỉnh ngộ.
Còn về phần chị, nếu chỉ bênh vực một con người ở dạng cá
nhân thì không nói làm gì nhưng chị mượn tên tuổi một tờ báo để thể hiện
quan điểm bảo vệ cái xấu, cái ác một cách trơ trẽn thì tôi e rằng chị
đã làm xấu hổ bao nhiêu con người khác của báo CAND nói riêng và của
những người đã từng là độc giả của tờ báo này rồi đấy. Chuyện ông Thuận
bây giờ không chỉ là chuyện nội bộ của Hội nhà văn nữa khi mà ông ấy đã
gửi hồ sơ lên hội đồng giải Nobel rồi thì chắc chắn họ sẽ kiểm tra
nghiêm ngặt về quyền tác giả. Và chỉ cần một phép kiểm tra đơn giản nhất
họ cũng biết được tập thơ này là sản phẩm “ăn cắp” như thế nào. Và nếu
không nhầm thì đây là lần đầu tiên Việt Nam có tác phẩm dự giải thưởng
Nobel trong lịch sử thì cũng có thể sẽ là lần đầu tiên có tác phẩm được
trao giải “Ben nô” dành cho tác phẩm “đạo văn”. Ngoài ra, biết đâu một
ngày chị thành nhà văn nổi tiếng và có tác phẩm dự giải thưởng Nobel,
nếu thấy quốc tịch chị là Việt Nam họ sẽ bắt chị viết câu cam kết đầu
tiên trong hồ sơ Dành cho các ứng viên đến từ Việt Nam “tôi cam đoan tác
phẩm này là chính tôi sáng tác, không phải là một sản phẩm đạo văn” có
khi chị lại phải bật lên câu “nhục thế ” mà đó chính là kết quả của sự
bao che ngụy biện như bài báo của chị hôm nay đấy chị ạ.
Đôi điều cuối với ông Trần Trương
Ông
có thể bảo vệ ông Thuận bạn ông theo cách của ông nhưng tôi xin nhắc
lại với ông rằng ông đừng mạo muội đem so sánh ông Thuận với đại thi hào
Nguyễn Du ông nhé vì như thế khó lọt tai lắm. Với Nguyễn Du thì “Truyện
Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn” còn ngược lại
với ông Thuận kia nếu “Thi Vân Yên Tử còn thì trí thức nhục mà trí thức
thấy nhục là đất nước không yên đâu, ông ạ!
Paris, ngày 19 tháng 7 năm 2012
Bài đăng phổ biến
-
Đại tá Quách Hải Lượng: Trong lòng tôi vẫn còn những thắc mắc cho đến tận bây giờ, không giải thích nổi: tại sao trước 17/2/1979 mấy ...
-
1. Bổ sung, hồi 8h20′, độc giả Nguyễn Việt Thắng phản hồi: “Sáng nay, đi tập thể dục về, vừa bước vào nhà tắm đi tolet thì nghe VTV...
-
Trangha's Blog Đàn bà đích thực Trang chủ About Ảnh cá nhân Nước hoa Wallpaper photos Tin tức báo chí Trang Hạ c...
-
Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chứ...
-
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn được Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước cử tọa dự APEC CEO Summit tại Đà Nẵng, ngày 10/11/2017. ...
-
Lời dẫn: Có một số bạn đọc nhắn tin, cho rằng Google.tienlang không công bằng khi chỉ đăng các bài phê phán "Bên Thắng cuộc". V...
-
NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI ! Vũ Công Minh Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì n...
-
Biến cố Đồng Tâm và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nguyễn Đăng Quang. Sự kiện Đồng Tâm ở Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (14-22/4/2017) phải đ...
-
BÀI THƠ: BỐN CHỮ NHẤT, MẠC ĐĨNH CHI 青天一 朵 雲 烘爐一點雪 上苑一枝花 瑤池一片月 噫雲散雪消花殘月缺 Phiên âm: Thanh thiên nhất đóa vân, Hồng lô ...
-
Phạm Trần & Phạm Viết Đào. Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét