Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Thi vân Yên Tử...

"Thi vân Yên Tử" của Hoàng Quang Thuận có phải thơ nhập đồng ???
Luật sư Nguyễn Minh Tâm


TNc: Ối giời ơi, lại thế này nữa sao ! Tôi thốt kêu lên như vậy khi đọc bài của luật sư Minh Tâm từ Sài Gòn vừa gửi ra. Không thể ngờ thơ thần, thơ Phật của anh Hoàng Quang Thuận đã làm cho bao vị tai to mặt lớn và một số thi nhân Hội Nhà văn VN mụ mị, tấu lên bài ca siêu việt như bị nhập đồng. Hóa ra HQT chuyển thành văn vần các bài viết của ông Trần Trương mà thôi ! Cám ơn LS Nguyễn Minh Tâm đã vì sự trung thực đóng góp để bạn đọc không bị hỏa mù....

 Tôi quen anh Hoàng Quang Thuận đến nay cũng gần hai mươi năm, đã từng cùng nhau đi chùa dâng hương lễ Phật. Một sự trùng hợp thật ngẫu nhiên, hai cặp vợ chồng chúng tôi đều cùng tuổi Quý Tị và Giáp ngọ. Thời đó, hai gia đình thường gặp nhau. Đã lâu lắm, do bận công việc nên không gặp nhau nữa. Nhưng tôi vẫn nhớ về anh, như một người bạn tâm tình.

Thứ hai, ngày 13 tháng tám năm 2012

Nhà phê bình Nguyễn Hòa nói gì về cái gọi là "thơ thiền" Hoàng Quang Thuận

THƠ “NHẬP ĐỒNG”?

NGUYỄN HÒA

Dàn "tụng ca"
H
ơn 10 năm trước, ở vùng cực nam của đất nước bỗng nổi lên tên tuổi của nhà thơ Hùng Anh. Hồi ấy, cùng với việc được đọc một số bài vở người ta sản xuất để tán dương nhà thơ này, tôi còn được xem trên vô tuyến truyền hình cảnh nhà thơ ngồi thuyền lướt sóng và... hát cải lương! Vậy mà đúng vào lúc nhà thơ đang "lên hương" trên thi đàn thì ông "xộ khám", và từ đó tên tuổi của ông cũng mất hút luôn. Chỉ thương cho 1 tuyển tập thơ phải xé mất mấy trang đầu, vì xếp theo vần tên tác giả thì tác phẩm ông chỉ in sau "lời giới thiệu"!
Cũng khoảng thời gian này, thi đàn còn rộ lên lời tán dương thơ của Nguyên Linh- 1 vị Thứ trưởng. Có người viết báo kể rằng đã gặp ở sân bay Nội Bài 1 người Việt ở nước ngoài mua cả trăm tập thơ của vị Thứ trưởng, về cho con cháu đọc để đừng quên quê hương. Rồi có người đưa tôi hơn 10 tập thơ của ông kèm theo lời mời đến rừng Cúc Phương đốt lửa trại để bình thơ. Và tôi từ chối, vì không có ý định tham gia vào một dàn tụng ca. Sau đó trong 1 bài viết, tôi đặt câu hỏi: "Không biết đến khi ông Nguyên Linh về hưu thì người ta có ca ngợi thơ ông nữa không?". Câu trả lời đã có ngay sau khi vụ án Lã Thị Kim Oanh kết thúc. Ông Thứ trưởng rời nhiệm sở, cũng từ đó, chẳng còn mấy ai nhắc tới thơ ông! Viết đến đây, tôi lại nhớ ngày nhà thơ Vũ Duy Thông còn làm Vụ trưởng Vụ Báo chí. Ngoài việc in thơ quanh năm, mỗi độ tết đến xuân về là thơ ông lại tràn ngập trên báo tết.
Ngày đó trong 1 bài viết, tôi nhận xét cứ sau mỗi dịp tết là ông Vũ Duy Thông có thể in 1 tập thơ dày, và tôi đặt câu hỏi: Rồi đây, khi ông không còn đương chức, thì có báo nào in thơ Tết cho ông nữa không? Câu trả lời chẳng phải tìm đâu xa, mấy năm nay, lật các trang báo tết, tôi thấy vắng bóng thơ của Vũ Duy Thông!
Liệt kê mấy sự kiện như vậy vì qua đó tôi muốn nói rằng lâu nay, hễ thấy có sự ồn ào tán dương thơ của một tác giả nào đó là tôi lại nhắc mình cần tỉnh táo để không bị cuốn vào sự ồn ào của mấy điều trong thơ, ngoài thơ. Với Hoàng Quang Thuận cũng vậy, cùng với thơ của ông, tôi còn quan tâm tới vài điều "thần bí" mà tác giả cùng một vài người đã xây dựng xung quanh sự ra đời của những bài thơ. Chuyện bắt đầu từ năm 2009, khi nhà thơ Dương Kỳ Anh đăng bài Người có thơ gửi dự giải Nobel văn học trên báo Tiền Phong. Đọc bài này tôi nghĩ, tác giả gửi tác phẩm dự giải là chuyện bình thường, ai hứng chí và tự tin về thơ của mình đều có thể gửi, vậy có gì đáng phải quảng bá. Chẳng nhẽ một người làm thơ trở nên nổi tiếng chỉ vì đã gửi tác phẩm dự giải Nobel?

Liên danh thơ thẩn Hoàng Quang Thuận...

Liên danh thơ thẩn Hoàng Quang Thuận - Hữu Thỉnh, một vụ lừa đảo lớn, lừa đảo cả trời phật... 
Trần Mạnh Hảo

Trong cơn tụng ca vang trời đại thi hào thơ thần thơ Phật Hoàng Quang Thuận ( lại một đại xu hào mới xuất hiện sau đại xu hào thơ NQT…tân con cóc bốc thơm bởi hội thảo tuyên truyền dối trá) của hội nhà văn VN và các cơ quan ngôn luận trong nước tập trung ca ngợi thơ ( thẩn) thiền của ông Giáo sư tiến sĩ tên Thuận, như một gáo nước lạnh dội vào một phong trào ca tụng lên mây này là bài viết rất đúng và rất hay của nhà thơ Trần Trương : “Huyễn hoặc hay hão huyền” trên hai  website văn học uy tín nhất trong nước của nhà thơ Trần Nhương và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn : http://lethieunhon.com, http://trannhuong.com
Tiếp theo nhà thơ Trần Trương, một Trình Giảo Kim phê bình văn học bất ngờ làm choáng váng liên doanh thơ thẩn Hoàng Quang Thuận – Hữu Thỉnh là bài viết như búa tạ của nhà phê bình Nguyễn Hòa : “ Thơ nhập đồng nhuốm màu hoang tưởng”, vạch rõ trò ngụy tạo thi ca rất láu cá và ẫu trĩ, thiếu lương thiện của trò tuyên truyền dối trá thi ca kia.
Nhưng phải đến bài viết của luật sư Nguyễn Minh Tâm in trên hai website danh giá trên : “ Thi Vân Yên tử” được sao chép từ đâu “ mới hạ gục liên danh thơ thẩn ma quỷ của ông gà sống thiến sót GSTS. Hoàng Quang Thuận- viện trưởng viện công nghệ thông tin và ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh. Theo tác giả Nguyễn Minh Tâm đã dẫn chứng rất chính xác , rằng toàn bộ tập thơ “Thi Vân Yên tử” của Hoàng Quang Thuận là sản phẩm đạo văn, nói trắng ra là một công trình ăn cắp văn của người khác rồi thêm vần vèo thành cả trăm bài thơ thẩn được dán mác là thơ thiền, thơ thần thơ Phật.
Phát hiện này của luật sư Nguyễn Minh Tâm đã tố cáo GSTS Viện trưởng Hoàng Quang Thuận là một kẻ dối trá vô cùng tận, dám lấy tập thơ thẩn ăn cắp của mình ra rồi thề thốt trên báo chí rằng, tuy là thơ tôi viết ra nhưng thơ này là thơ của Trời, của Thân Phật nhập vào tôi viết ra ngót 150 bài thơ ( thánh thi) trong một tiếng đồng hồ…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét