Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

VŨ DUY CHU nhận diện Thi Tặc

VŨ DUY CHU nhận diện Thi Tặc


[Vào lúc : 16:50 - 16/08/2012 | Chuyện mục : Tác phẩm của đồng nghiệp]
Hải tặc ở ngoài biển
Lâm tặc ở rừng xanh…
Đinh tặc trên xa lộ
Tôm tặc ở đầm tôm
Nhưng tặc ghê gớm hơn
Lũng đoạn nền văn học
Chúng trong Hội Nhà văn
Nên gọi là thi tặc...
Nào là thơ của Thánh
Mỗi vần mỗi linh thiêng
Có đất trời chứng giám
Ẵm chắc giải Nobel


Bây giờ loại thơ dù hay dù dở thế nào cũng xuất bản được, miễn không sai phạm vấn đề an ninh chính trị và thuần phong mỹ tục. Thậm chí thơ càng đơn giản càng ít ẩn ý càng dễ cấp giấy phép. Do đó, đùng đùng đại gia đăng đàn thi ca. Tên tuổi ông Hoàng Quang Thuận lừng lẫy hơn tất cả mọi đại gia làm thơ vì sử dụng kỹ nghệ sáng tác hiếm có một nhà khoa học nào dám phát ngôn oang oang giữa bàn dân thiên hạ… Không rõ tiền nhân nào rãnh rỗi đến mức mượn bút của ông Hoàng Quang Thuận để làm thơ, nhưng không ít người vui tính trong giới văn chương đã nhảy lên hò reo ca ngợi những câu chữ được mệnh danh “thiền thi” ấy… Khi nghe tin ông Hoàng Quang Thuận được “tiền nhân mượn bút”, nhiều nhà thơ tỏ ra tiếc rẻ sao tiền nhân không chịu ban ơn… mượn bút của mình!? Thậm chí, có nhà thơ mua hàng chục cây bút loại đắt tiền nhất để bên cạnh gối mỗi tối, mà vẫn không thấy tiền nhân đến... mượn. Hay là tiền nhân đã chuyển sang xài lap-top? Mua thêm chục cái lap top đủ mọi nhãn hiệu, trước khi đi ngủ luôn khởi động sẵn, rốt cuộc tiền nhân cũng... chê!

Thử lý giải hiện tượng thơ Nhập Đồng


[Vào lúc : 10:49 - 16/08/2012 | Chuyện mục : Ý kiến - đối thoại]
Giả thiết rằng Hoàng Quang Thuận không hề viết những vần thơ đó, mà có một người khác viết thay. Giả thiết này hoàn toàn có cơ sở, hoàn toàn có chỗ đứng trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Đã xảy ra không ít chuyện cười ra nước mắt, ví như: cuốn sách của giáo sư A viết được ca ngợi hết lời, mai mốt giáo sư B kiện giáo sư A đạo văn của ông; trong lúc giáo sư A đang bối rối chưa hiểu tại sao mình đạo văn và đạo bao giờ, đạo của ai, còn giáo sư B bắt đầu được tâng bốc lên tận mây xanh, thì bất thình lình trên mạng có người tố cáo vẫn cuốn sách ấy ông giáo sư B đạo văn của một ông giáo sư lạ hoắc ở tận bên Mĩ mà chẳng ai để ý đến. Câu chuyện trái khoáy này có cách lí giải hết sức đơn giản: rằng giáo sư B khi nhận công trình viết sách chỉ nhận tiền, công việc giao hết cho cậu học trò làm, cậu học trò bất đắc dĩ phải làm nên làm đối phó bằng cách dịch lại sách của một ông giáo sư Mĩ; khi giáo sư A nhận một công trình viết sách khác, ông lại giao cho cậu học trò, cậu này lười hơn nên mở sách của giáo sư B ra chép nguyên văn. Cuối cùng cả hai vị giáo sư đều không biết mình đạo văn, nên khi bị tố cáo các vị ấy chỉ là nạn nhân.

Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” chắc chắn sẽ còn dư âm nhiều mệt mỏi trong đời sống văn chương. Bởi lẽ những câu thơ phần lớn dễ dãi và ngây ngô lại được tán dương ầm ĩ trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng, và được phô diễn ồn ào tại trụ sở Hội nhà văn VN – nơi xưa nay cứ ngỡ sự hèn mạt và sự nhiễu nhương phải đứng ở bên ngoài. Câu hỏi đặt ra: nếu ông Hoàng Quang Thuận không có nhiều tiền, thì liệu có ai tin những cái gọi là thơ do ông ấy viết lại có thể tỏa ra thứ ánh sáng màu nhiệm huyền bí được mệnh danh “tiền nhân mượn bút” không? Để bạn đọc có thêm tư liệu, lethieunhon.com xin giới thiệu bài “Tổng kết hội thảo Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” của nhà phê bình Nguyễn Hữu Sơn – người đã ngồi bàn chủ tọa cuộc hội thảo đầy thị phi này! Tất nhiên, những nét sơ lược được liệt kê chưa đủ phản ánh hết không khí thi đua lập thành tích ca ngợi Hoàng Quang Thuận, vì có cái tham luận khen vượt kế hoạch, và cũng có cái tham luận khen quá chỉ tiêu!

Sáng nay 16-8-2012 vào mạng, đã thấy hai trong số hàng trăm tờ báo chính thống là tờ SGGPonline và THANH NIÊNonline lên tiếng lại về vụ án ăn cắp thơ ( đạo thơ) động trời của ông GSTS. Hoàng Quang Thuận.  Khi luật sư Nguyễn Minh Tâm đã dày công chỉ ra cụ thể việc ăn cắp thơ của Hoàng Quang Thuận rõ như ban ngày thế mà bà nhà văn Võ Thị Xuân Hà còn cố bao che, nói là sẽ xin lập một hội đồng làm rõ Hoàng Quang Thuận có đạo văn hay không ? Nhà văn Võ Thị Xuân Hà tổng biên tập “Tạp chí Nhà Văn” – người được lệnh của ông Hữu Thỉnh đứng ra tổ chức hội thảo tụng ca “Thi Vân Yên Tử” của Hoàng Quang Thuận, vừa nói trên SGGPonline như sau: “Riêng chuyện ông Thuận có đạo văn hay không thì không nên kết luận vội vã. Theo thông tin chúng tôi có được thì cuốn Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng của tác giả Trần Trương tái bản năm 2005, trong khi những bài thơ trong cuốn Thi Vân Yên Tử của ông Thuận xuất hiện năm 1998, chưa thể khẳng định ai “đạo” của ai.”

Ông Hoàng Quang Thuận nói về cái hội thảo ầm ĩ: “Thực chất tôi không có ý muốn tổ chức hội thảo này vì tôi là một nhà khoa học tham gia vào văn chương không phải là lĩnh vực sở trường, nhưng vì Hội Nhà văn và Tạp chí Nhà văn muốn tổ chức”. Thế nhưng, nhà khoa học béo tròn và trắng hồng, lại nói về thơ mình bằng quan niệm phản khoa học “hiện tượng tôi được “tiền nhân mượn bút” là một chuyện “khó lý giải nhưng có thể hiểu được”, nhưng đừng nên vì chưa lý giải được mà nói về điều đó với ngôn ngữ bậy bạ”. Đồng thời ông Hoàng Quang Thuận phân bua về tư cách ứng viên Nobel của mình: “Tôi không hề gửi bất cứ tập nào đi dự giải Nobel văn chương mà là những người dịch và giới thiệu tác phẩm làm điều đó. Ví dụ tập “Thi vân Yên Tử” do GS-TS Nguyễn Đình Tuyến dịch sang tiếng Anh và chính ông Tuyến gửi đi dự giải Nobel”. Sự thật như thế nào, có lẽ phải chờ câu trả lời của tập đoàn mua bán danh cho ông Hữu Thỉnh cầm đầu!

Đến lúc thần thánh và thơ ca
Được sử dụng làm công cụ lừa gạt
Em còn góc nào để trú ẩn nữa không?
Thơ bị nhiễm nặng nề ma túy
Cả điôxin và HIV
Họ kéo cả linh thiêng thần thánh
Trà trộn vào thơ để lừa gạt cộng đồng...

Sự kiện sẽ được ghi dấu như một vết nhơ trong lịch sử văn học Việt Nam: Ngày 8.8.2012, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam  đã diễn ra Hội thảo  “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn – Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Có 21 bản tham luận, đề cập đến chủ đề tư tưởng, thể loại và yếu tố tâm linh, xuất thần của hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận. Khi ông Dương Kỳ Anh đọc tham luận, tuy chữ nghĩa lởm khởm như học trò trường huyện, nhưng cái mùi xu thời bốc lên nồng nặc khiến nhiều người không chịu nổi phải bỏ ra khỏi hội trường. Còn khi ông Hữu Thỉnh đọc tham luận, thì cử tọa chỉ biết thở dài ngao ngán vì tội nghiệp cho một kẻ cầm bút đã đến tuổi “lão lai tài tận” mà vẫn còn “tham sân si”. Ngay cả bài thơ “Am xưa” của Hoàng Quang Thuận làm nhái một cách sống sượng theo bài thơ “Hạnh An Bang phủ” của Trần Thánh Tông, cũng được Hữu Thỉnh khản giọng ngợi ca. Tuy nhiên, với trình độ thẩm mỹ của Hữu Thỉnh thì điều ấy không có gì đáng ngạc nhiên. Cái đáng kinh hãi và đáng thương hại nhất là thái độ quỵ lụy tài lộc của người đứng đầu cả Hội Nhà văn VN lẫn Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật VN thể hiện qua những mỹ từ vuốt ve, mơn trớn. Để lưu lại vết tích tha hóa này và để cảnh tỉnh sự suy đồi đang đe dọa giới văn chương hôm nay, lethieunhon.com in nguyên văn tham luận của Hữu Thỉnh về thơ Hoàng Quang Thuận!

Đơn xin tổ chức hội thảo thơ cấp quốc gia


[Vào lúc : 12:34 - 14/08/2012 | Chuyện mục : Chuyện làng văn nghệ]
Ban ngày bận bịu mưu sinh để đói phó với lạm phát phi mã, ban đêm phải theo dõi tin tức về biển Đông nóng bỏng, nhưng tôi vẫn hé mắt thấy nhiều vị đến tuổi già bỗng thành nhà thơ trẻ. Vì vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng mình cũng có thể ghé chân vào chiếu thi ca! Vừa qua, Hội nhà văn VN đứng ra đăng cai hội thảo thơ cho ông Hoàng Quang Thuận. Ôi, tuyệt vời làm sao. Cái tham luận nào cũng thánh thót, cũng nức nở, cũng ngân nga. Nhất là tuyệt kỹ tự bóc lưỡi để hót cho hay của ông Hữu Thỉnh và ông Dương Kỳ Anh khiến tôi vừa bay bổng vừa lâng lâng suốt cả tuần lễ. Được biết, thơ của ông Hoàng Quang Thuận sáng tác bằng cách ngắt xuống dòng những câu văn xuôi trong tập “Chùa Yên Tử - Lịch sử, truyền thuyết di tích và danh thắng” mà các nhà thơ lừng lẫy và các nhà phê bình lỗi lạc vẫn tung hô lên tận mây xanh. Tôi trộm nghĩ, mình cũng làm được như ông Hoàng Quang Thuận. Nếu lãnh đạo Hội nhà văn VN đồng ý tổ chức hội thảo cho tôi, thì tôi sẽ lập tức đi mua mấy cuốn sách viết về chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Thiên Mụ để… “mượn bút tiền nhân” sản xuất ngay mấy tập thơ vần điệu du dương và sáo rỗng!

Nhớ lại dịp kỉ niệm Đại lễ Nghìn năm Thăng Long, tôi mang thơ Hoàng Quang Thuận ra đàm đạo cùng với mấy người bạn không phải là fan hâm mộ của thơ. Nghe xong một anh bạn nói thơ viết như thế nếu anh sáng tác một lúc cũng được cả đống. Như để chứng minh, anh ứng khẩu thành thơ đọc cho mọi người nghe một câu mà theo anh nghe qua một lần có vẻ là thơ thiền, nhưng nghe lại sẽ thấy vừa vô lí vừa ngu. Câu thơ anh ứng khẩu là “Chuông chùa một tiếng thinh không/ Điểm vào tĩnh lặng cho lòng buồn tênh”. Sợ mọi người không tin, anh ứng khẩu tiếp một bài gọi là thơ kể về nỗi đau của vua Lý Công Uẩn trong dịp Đại lễ phải mặc áo Tàu, nhìn cảnh Hà Nội vui chơi nhảy múa giẫm nát hết cả cây cối trong khi miền Trung đang trong cơn bão lũ hiểm nguy người dân đang chờ cứu đói, nhìn thấy kẻ trộm kẻ cắp nhiều nhan nhản thừa lúc đông người đổ về xem lễ hội để móc túi...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét