Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

CÁCH TRỊ DÂN CỦA TỬ SẢN NƯỚC TRỊNH THỜI XUÂN THU

Mõ Sài Gòn.
tka23 post

 -Đạo làm tướng, là phải biết khi nào... nhặt khi nào khoan. Chớ không thể cứ nhắm mắt mà phang tràn cho được! Bởi Khoan thì dân lờn. Nghiêm thì dân oán, mà dân oán hoặc lờn đều trở ngại cho việc nước cả. Cho nên phải có Khoan, lại phải có Nghiêm, thì mới đỡ đần cho nhau đặng.
Lúc ấy, có Bật Tử Tiện là học trò của Khổng Tử, nghe thế, mới bụng bảo dạ rằng:
- Tưởng việc nước ra sao. Hóa ra cũng giống như chơi... bài ba lá. Hễ tụ này không được phải đặt lại tụ kia, thì cần chi phải là người quân tử?
Thời Xuân thu, có Tử Sản, tự là Công Tôn Kiều, làm quan Đại Phu nước Trịnh hơn bốn mươi năm, thường đề ra những kế sách để giúp vua vỗ về bá tánh, trị quốc an dân, nên thường đem điều hay lẽ phải, mà nói với vợ rằng:
- Đối với trong thì dân bình trị. Đối với ngoài thì các nước nể nang. Được như thế là nhờ ta mỗi ngày khi thức dậy - đều tự vấn lương tâm - mà xét rằng:
Đối với mình, ta có tự trọng không?
Đối với người, ta có thành kính không?
Đối với dân, ta có thiên lệch không?
Và đối với những lầm lỗi của ngàn phương bá tánh, ta xử có tình có nghĩa chăng?           
      Bốn điều đó, như những tấm gương, đã giúp ta đem sự yên vui về cho nước Trịnh.
Vợ của Tử Sản là Vương thị, thấy vậy, mới nhỏ nhẹ mà nói với chồng rằng:
- Ai có thân người ấy lo. Ai có hồn người ấy giữ. Nay chàng cứ miệt mài lo về trăm họ, mà quên đi bệnh bao tử đang hoành hành trong thân xác, là cớ làm sao?
Tử Sản mĩm cười, đáp:
- Giá trị cao cả của con người ở trong trái tim. Vậy phải nâng nó lên mà mơ ước điều đại sự. Chớ không thể đóng lòng của mình trước, mà mong muốn mai này thiên hạ sẽ mở ra, thì có khác chi giữa đêm Đông mơ nắng chiều cuối Hạ.
Vương thị lắc đầu, nói:
- Lúa tới đâu, trâu tới đó. Hà cớ chi phải đày đọa xác thân, đến nỗi trong giấc mơ cũng kêu gào tên... bá tánh?
Tử Sản lại cười thêm phát nữa, rồi dịu giọng nói rằng:
- Khi nào tôi kêu chỉ một người. Bà mới phải lo. Chớ kêu tá lả bùng binh thì chẳng ăn thua đến tình phu phụ. Vương thị bỗng nghẹn cả lời mà chẳng biết nói sao. Mãi một lúc sau mới thì thầm bảo dạ:
- Cá không ăn muối cá ươn, còn chồng mà cãi vợ, thì rõ ràng đang thiếu... muối, nên hổng chóng thì chầy. Hổng trước thì sau, ắt phải có ngày chu du miền tiên cảnh...
Một hôm, trời trở lạnh. Tử Sản thấy trong mình không được khoẻ, bèn cho người mời Tử Thái Thúc đến, mà bảo rằng:
- Ta như ngọn đèn dầu sắp tắt, nên có đôi lời nhắn nhủ. Mong ngươi chẳng đặng quên, để tâm huyết ta không đi vào cõi lạnh...

VÌ SAO TRUNG QUỐC KHÔNG ỨNG XỨ ĐÚNG TẦM MỘT NƯỚC LỚN: CÀ KHỊA VỚI CẢ CHÂU Á?


Phạm Viết Đào.
Đây là một dấu hỏi đang làm rôm rả dư luận chính trường vỉa hè mà chắc chắn cũng đang làm điên đầu các cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại, quốc phòng của hàng loạt quốc gia nhất là các quốc gia châu Á, nơi trực tiếp chịu trận mọi sự giở quẻ của Bắc Kinh…Xưa nay, binh pháp của người Trung Hoa thường được đúc kết bằng các định đề, các bài vở sau đây:
-Giương đông kích tây;
-Ném đá dò sông;
-Giết gà dọa khỉ ;
-Hư hư, thực thực;
-Hư mà thực, thực mà hư…( Nói dzậy mà không phải dzậy )
-Phòng ngự bằng phương pháp tấn công…
Vậy thì hành động chạy đua vũ trang cả trên bộ, trên không, trên biển; hàng loạt những chính sách đầu tư trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ đều có chung một mục đích; Vậy mục đích đó là gì ? Và để đối phó với các hành động quái quỷ của một quốc gia trên 1 tỷ dân này, với những nước cờ quân sự, ngoại giao lắt léo “giở ông giở thằng" ra, nửa"quân tử Tàu", nửa tiểu nhân cu đỉn này nước Nga đã quyết định chơi rắn, nổ súng bắt giữ tàu cá Trung Quốc; Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này, cho rút Đại sứ Nhật ở Bắc Kinh về nước; Phlippines thì đã giương súng, xua tàu sẵn sàng ra ăn thua với sự bài bây của hải quân Trung Quốc; Mỹ thì có vẻ vừa giơ gậy vừa tung quả cá rốt ra với Trung Quốc…Còn trên bộ thì Trung Quốc và Ấn Độ đang gầm ghè nhau bằng các cuộc tập trận ở khu vực biên giới ở 2 nước…
Vậy thì tại sao Trung Quốc lại trở thành một “ hiện tượng “ côn đồ nước lớn vào thời buổi mà thế giới văn minh ngày càng cảm thấy sâu sắc về sự phụ thuộc vào nhau, lẫn nhau trong việc tìm các lời giải cho các vấn đề lợi ích chung, mang tính toàn cầu. Để có thể bắt tay tìm lời giải chung cho các vấn đề ảnh hưởng đa phương, không quốc gia nào không tính đến việc mua sắm cho mình "những chiếc áo manh quần" ngoại giao bắt mắt, tập cho mình luôn có được những nụ cười dễ mến và thân thiện để tạo với thế giới rằng: họ là đối tác có thể biết chơi đẹp, lịch sự, biết điều và tin cậy được…
Hành động của Bắc Kinh trong những năm gần đây cho thấy có điều gì đó bí hiểm trong các hành động côn đồ, bán vũ trang của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh; Những hành động đối ngoại này là nhất quán và được đề ra từ Bắc Kinh chứ không phải do sự sơ sẩy kiểu Việt Nam: Trên bảo dưới không nghe…
Theo người viết bài này, những hành động của Bắc Kinh trong những năm tháng gần đây là sản phẩm của định đề, binh pháp cổ Trung Hoa:” Phòng ngự bằng phương pháp tấn công"; Nếu quý vị nào có kiến giải khác, xin cho thêm những cao kiến?
Câu hỏi đầu tiên: Vì sao Trung Quốc, nước có tổng thu nhập quốc dân đứng thứ 2 hành tinh, là chủ nợ của hành loạt quốc gia, khối kinh tế trong đó có cả những con nợ sộp, máu mặt: Mỹ, Tây Âu và cả Nga?
Vậy thì Trung Quốc đang yếu cái gì,ở đâu và nên đang phải gồng mình lên để chống đỡ điều gì ? Theo người viết bài này thì Trung Quốc đang có những “ tử huyệt” nằm ngay trong cái đang được coi là thế mạnh của Trung Quốc…

ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN PHẢI ĐƯA VIỆC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM RA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN


Phamvietdao.net: Việc Trung Quốc ngày càng trở nên hung đồ, “Chí Phèo” trong các hành vi quân sự, ngoại giao cấp nhà nước… gây hấn, đe dọa xâm lấn bằng vũ lực các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế không thể tranh cãi của các quốc gia khác trên Biển Đông và Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam; Về phía Việt Nam, theo chủ blog, bên cạnh các hành động tự vệ tương thích: tăng cường lực lượng tự vệ phòng thủ thì phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực pháp lý, trên diễn đàn công luận quốc tế…Nếu chúng ta làm tốt, kịp thời cuộc đấu tranh này thì hy vọng: sẽ phần nào giảm bớt những cuồng vọng của các thế lực diều hâu trong chính giới Bắc Kinh; tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của những quốc gia, chính phủ và nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý…
Chủ blog tin tưởng rằng, chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử, chân lý, chính nghĩa để chiến thắng trong cuộc đấu tranh đòi Trung Quốc hoàn trả lại quần đảo Hoang Sa vô điều kiện bởi 2 lý do sau đây:
1/ Chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử không thể chối cãi chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam; những bằng chứng này có ngay trong các sử liệu, văn kiện có giá trị lịch sử của ngay Trung Quốc và thế giới; Tấm bản đồ in thời nhà Thanh 1904 là một trong những bằng chứng hùng hồn…
2/ Trung Quốc là một trong 5 ủy viên đồng thường trực Hội Bảo an Liên hiệp quốc; Trung Quốc có quan hệ làm ăn, buôn bán, giao lưu văn hóa với rất nhiều quốc gia trên thế giới,do đó Trung Quốc không dễ gì hành xử theo lối Chí Phèo mọi lúc, mọi nơ và mãi mãi được; Thế giới ngày nay lại không giống với cái “làng Vũ Đại” nơi nảy nòi ra hiện tượng Chí Phèo; Các quốc gia bị Trung Quốc gây hấn và đe dọa gây hấn, bị xâm lấn lãnh hải lại không giống với Bá Kiến mà sẵn sàng ăn thua, “lành làm gáo vỡ làm môi” với Trung Quốc nếu Trung Quốc quá đáng…Trung Quốc cũng thừa biết rằng: tranh chấp trên biển không giống, không dễ được phạt vạ như hành động rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo; “ Trạng chết Chúa cũng băng hà; Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn “…
Để góp phần thúc dục, hậu thuận cho việc Chính phủ sớm thành lập một tổ chức pháp lý chuyên trách, thu thập, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chứng cứ pháp lý để khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển về hành vi xâm lược quần đảo Hoàng Sa, một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; Sắp tới bog Phamvietdao.net sẽ soạn và đưa lên mạng một văn bản dạng đơn hoặc thỉnh nguyện thư gửi Chính phủ Việt Nam và Tòa án quốc tế về Luật Biển; Văn bản này sẽ viết bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh…
Để văn kiện này có giá trị và sức mạnh pháp lý, Phamvietdao.net kêu gọi các blogger, các nhân sĩ trí thức và những ai ủng hộ thỉnh nguyện thư: Yêu cầu Chính phủ Việt Nam khởi kiện nhà đương cục Trung Quốc về hành vi xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa ký tên vào văn kiện thông qua thư điện tử…
Rất trân trọng cảm ơn và hy vọng nhận được sự đồng tỉnh, ủng hộ của đông đảo quý vị.
Để có thêm thông tin về Tòa án quốc tế về Luật Biển, xin đưa một số thông tin về Luật Biền và về Tòa án này…Phamvietdao.net mong nhận được cung cấp thông tin của quý vị xa gần về tổ chức cũng như hoạt động pháp lý quan trọng này !
Hà Nội ngày 1 tháng 8 năm 2012
Nhà văn Phạm Viết Đào; Chủ blog Phamvietdao.net
-------------------------------------
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
Được đưa ra ký
Các điều kiện để có hiệu lực
60 quốc gia phê chuẩn
155[1]
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển hay cũng được những người chống đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực năm 1994, và đến nay, 154 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Hoa Kỳ không tham gia vì nước này tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của Mỹ. Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương. Các sự kiện mà thuật ngữ đề cập trong Công ước là: Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 1, Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 2, Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 3. Công ước này là kết quả của Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 3 và cũng mang tên gọi Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc.
Trong khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhận được các công cụ phê chuẩn và gia nhập và Liên Hiệp Quốc quy định ủng hộ các cuộc họp của các quốc gia là thành viên của Công ước thì Liên Hiệp Quốc không có vai trò hoạt động trong việc thi hành Công ước này. Tuy nhiên các tổ chức liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Ủy ban Cá voi Quốc tếCơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế được Công ước này thành lập lại có một vai trò trong việc thực thi Công ước.
------------------------------------------------------------
Tòa án quốc tế về Luật Biển
QĐND - Thứ Tư, 03/08/2011, 20:0 (GMT+7)
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, việc thành lập Tòa án quốc tế về Luật Biển phải được diễn ra chậm nhất là sáu tháng sau ngày Công ước có hiệu lực (tức là ngày 16-5-1995). Tuy nhiên, phải tới ngày 1-8-1996, cuộc bầu cử các quan tòa của Tòa án quốc tế về Luật Biển mới được tổ chức. Tòa án quốc tế về Luật Biển đặt trụ sở chính thức tại Hăm-buốc thuộc Cộng hòa Liên bang Đức. Số thành viên của Tòa án gồm 21 quan tòa độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển.
Việc lựa chọn được tiến hành trên các nguyên tắc:
- Thành phần của Tòa án phải bảo đảm có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.

ĐẠI SỨ CĂMPUCHIA HOS CÁO BUỘC VIỆT NAM VÀ PHILIPPINES CHƠI TRÒ CHÍNH TRỊ BẨN THỈU TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG ?

Hôm thứ Ba, 31/7, Philippines cho biết họ đã triệu tập đại sứ Campuchia để đề nghị ông giải thích về lời bình luận mà ông đã đưa ra trong đó cáo buộc Philippines và Việt Nam đang chơi trò 'chính trị bẩn thỉu' nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Hãng thông tấn Pháp trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói rằng đại sứ Campuchia Hos Sereythonh đã được đề nghị đích thân giải thích về lời bình luận của ông nói rằng ‘lập trường cứng nhắc và không thể thương thuyết của hai nước trong ASEAN là trò chính trị bẩn thỉu.’
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines cho hay ông Hos đã được triệu tập cả trong ngày thứ Hai và thứ Ba, nhưng ông đã cáo ốm và vắng mặt. Ông Hernandez nói rằng phía Philippines sẽ tiếp tục triệu tập ông Hos cho tới chừng nào ông có thể đến được Bộ Ngoại giao Philippines để giải thích về những cáo giác này.
Những lời bình luận này đã được ông Hos gửi cho biên tập viên một tờ báo hàng đầu của Philippines, Philippine Star, trong một bức thư hôm thứ Hai, trong đó ông Hos cáo buộc Philippines và Việt Nam đang hành động để 'phá hoại và cướp đi thông cáo chung' trong quá trình diễn ra hội nghị của ASEAN.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Ba cho hay Campuchia, một đồng mình thân cận của Trung Quốc đã bác bỏ ít nhất 5 bản dự thảo về tuyên bố chung vốn đã có thể đề cập đến vấn đề lãnh hải.
Hành động này dường như có phần chia rẽ hơn nữa Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á hai tuần sau khi một hội nghị bộ trưởng của khối này ở Campuchia kết thúc mà không đưa ra được công bố chung.
Mối bất hòa này được nhiều người cho là do áp lực chính trị từ phía Trung Quốc, nước đòi chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Ðông và muốn giải quyết vấn đề này một cách riêng rẽ với 5 nước khác đang có tranh chấp lãnh hải, chứ không muốn đối đầu với ASEAN như là một khối.
Nhiều thành viên ASEAN đã đổ lỗi cho Campuchia, hiện là chủ tịch khối, vì đã chịu ảnh hưởng của Trung Quốc khi họ bác bỏ đề xuất của Philippines và Việt Nam để đưa những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc vào công bố chung của khối.
Ngoại trưởng Indonesia sau đó đã có một chuyến công du con thoi đến một số nước thành viên ASEAN nhằm cứu vãn 'sự gắn kết’ của khối, và đưa đến việc một bản tuyên bố chung muộn đã được đưa ra để khẳng định cam kết của khối đối với bộ qui tắc ứng xử ở Biển Ðông.
( VOA )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét