Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

VIỆT NAM ĐANG BỊ TRUNG QUỐC LÀM NHỤC, VẬY CHỐNG TRUNG QUỐC BẰNG CÁCH NÀO ?

Ngô Nhân Dụng.
Câu tự đề trên đây là ý kiến của một vị độc giả sau khi đọc bài trước trên mục này: “Ai cũng biết Việt Nam đang bị Trung Quốc làm nhục, nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?”Đó cũng là ý kiến của Thái Úy Trần Nhật Hiệu, vào thế kỷ 13.
 
Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Đại Lý, sai quân tấn công nước ta vì vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Đạo quân Mông Cổ phá đổ hàng phòng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lão ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược. Triều đình chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ý kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống còn là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Đông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Độ có ý kiến khác: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục.
Vị độc giả trên còn lý luận: “Chưa thấy ai nói đến phương thức chống Trung Quốc bành trướng một cách có hiệu quả. Chỉ có những cuộc biểu tình ồn ào, không kết quả.”
Năm 1285 chắc cũng có người nghĩ như vậy. Trước mối đe dọa quân Nguyên sang tấn công lần thứ ba, Thái thượng hoàng Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các vị già cả trong nước vào họp ở điện Diên Hồng để tham khảo. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Các phụ lão đều nói ‘Đánh,’ vạn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.”
Điện Diên Hồng có lẽ không đủ rộng để chứa đến một vạn người. Nhưng dù chỉ có hàng ngàn thì không khí cuộc họp chắc cũng đủ “ồn ào,” náo nhiệt, “muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng,” không khác gì trong các cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc gần đây. Những “phụ lão” thời nhà Trần chắc cũng chỉ trên dưới 50 tuổi, còn quá trẻ so với những “cụ” Nguyễn Quang A đi biểu tình ở Hà Nội, hay Hòa Thượng Thích Chí Thắng mới xuống đường ở Huế. Các phụ lão thời đó chắc chỉ vào tuổi cho các cô Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy gọi là chú thôi! Nhưng cuộc “biểu tình” trong điện Diên Hồng đã có kết quả. Cuộc họp mặt hào hùng đó cho thấy một cách “chống Trung Quốc bành trướng.” Phương thức duy nhất có kiệu quả là: Toàn dân một lòng bảo vệ danh dự quốc gia. Nhờ thế, sau cùng nước Việt Nam không bị quân Mông Cổ chiếm mất. Nếu vua và dân nhà Trần đều run sợ mà chịu nhục thì có thể từ đó nước ta đã biến thành một tỉnh hay một quận của nước Trung Hoa cho tới bây giờ, không khác gì tỉnh Vân Nam.

BIỂU TÌNH RẦM RỘ TẠI TRUNG QUỐC


Hình ảnh
Đông nghẹt cảnh sát và người biểu tình

Hàng ngàn cảnh sát và người dân thành phố Khải Đông, Giang Tô, Trung Quốc đã xảy ra đụng độ trong cuộc biểu tình phản đối chính quyền nổ ra ở đây. Ít nhất 1.000 người biểu tình đã diễu hành qua thành phố Khải Đông trong chuỗi những cuộc biểu tình phản đối dự án xây đường ống nước thải ở tình Giang Tô, hôm 28/7. Cuộc đụng độ đã xảy ra sau khi những người biểu tình tấn công các tòa nhà văn phòng chính phủ, lục soát và lật úp, phá hủy những chiếc xe công ở đây. Điều này đã khiến các quan chức phải hủy bỏ dự án đường ống nước thải, nguyên nhân của cuộc biểu tình khi người dân cho rằng nó sẽ hủy hoại môi trường. Trương Quốc Hoa, Thị trưởng thành phố cho biết họ sẽ chấm dứt dự án xây đường ống dẫn nước thải từ một nhà máy giấy của chủ đầu tư Nhật Bản xuống biển. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khai thác cá của người dân thành phố ven biển này. Theo Dailymail, đây là dự án công nghiệp thứ 2 trong tháng này bị hủy bỏ ở Trung Quốc do áp lực từ những cuộc biểu tình của người dân. Dự án trước đó bị hủy là dành cho một nhà máy sản xuất đồng ở thành phố Thập Phương, Tứ Xuyên với tổng trị giá lên đến 1.6 tỉ USD.

Hình ảnh
Người dân lật xe của các cơ quan chính phủ để phản đối

Hình ảnh
Đám đông cảnh sát đang khống chế 1 người biểu tình
0 nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét