Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Nguyên nhân và hậu quả của Hiệp đinh Genève 1954

Nguyên nhân và hậu quả của Hiệp định Genève 1954


Trần Đức Tường.

N
gày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp Định Genève về Việt Nam đã được ký kết. Vĩ tuyến 17 đã là ranh giới chia đôi hai miền đất nước. Gần một triệu người miền Bắc đã rời bỏ quê hương di cư vào Nam. "Chấm dứt một cuộc chiến tranh bằng biện pháp chia đôi lãnh thổ sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh khác...". Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ký tên vào bản Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Một nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dân tộc Việt Nam không thể nào quên được cái ngày đau thương khi giang san một giải đã bị chia cắt bởi dã tâm của thực dân và cộng sản.
Không có tham vọng viết sử, tiểu luận này chỉ nhằm nhắc lại những biến cố, những hậu quả của việc chia đôi đất nuớc hầu đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu về một quá khứ gây nhiều ẩn ức của các thế hệ trẻ ngày nay. Tiến bộ khoa học cộng với thời gian đủ dài để ta có thể phóng tầm nhìn tìm về hoàn cảnh Việt Nam sau Thế Chiến Thứ Hai, về cuộc Chiến Tranh Đông Dương (1946-1954) với trận đánh Điện Biên Phủ, về Hội Nghị Genève và bản Hiệp Định đình chiến ngày 20/07/1954, về cuộc Di Cư vĩ đại của đồng bào miền Bắc vào Nam, về những vết thương hằn sâu trên da thịt dân tộc Việt Nam gây ra bởi giòng sông Bến Hải...

Thứ tư, ngày 27 tháng sáu năm 2012

Xuân Diệu - chủ soái...

XUÂN DIÊU-CHỦ SOÁI TRƯỜNG THƠ TÂN CON CÓC
Trần Mạnh Hảo

Đ
ầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tập tọe làm thơ, chúng tôi thành khẩn thú nhận từng là đệ tử của trường thơ “tân con cóc” do thi sĩ Xuân Diệu làm chủ soái. Vì sao một thi hào từng có hai tập thơ lớn : “Thơ, thơ” và “Gửi hương cho gió”trước 1945 nay lại lập ra trường phái thi ca không giống ai thế ?
Từ bỏ dòng thơ lãng mạn, Xuân Diệu đi theo cách mạng, lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến, được đảng cộng sản cải tạo thành con người mới, nên ông đã phải từ bỏ hai tập thơ lớn trên để được công nông hóa, giai cấp hóa, để được vào đảng. Hồi đầu kháng chiến, nhà văn Nguyễn Tuân, sám hối đến mức treo các tập tùy bút tuyệt vời của mình viết trước năm 1945 lên cây như treo một con dê cỏn ( chữ của Hồ Xuân Hương) lên cành cây rồi dùng roi quất nát bét tác phẩm của mình để đẹp lòng đảng mà hóa thành người vô học, là con người lý tưởng của thời bần cố nông cai trị treo khẩu hiệu diệt trí thức.

Thứ ba, ngày 26 tháng sáu năm 2012

Khi ông Đỗ Quyên gọi hồn thơ...

Khi ông Đỗ Quyên gọi hồn thơ "tân con cóc" Nguyễn Quang Thiều

Trần Mạnh Hảo
Mùa hè là mùa con cuốc kêu thảm thiết.Truyện xưa kể rằng Thục đế mất nước đau buồn quá, hóa thành chim cuốc, đêm đêm gọi hồn nước bời bời : cuốc, cuốc. Có người kể khác : chim cuốc xưa vốn là hoàng tử yêu nàng công chúa thi ca, có lời thề rằng, chàng tuyệt đối chỉ được yêu thơ, nếu chàng ngoại tình văn xuôi, nàng sẽ hóa thành con cóc. Hoàng tử phạm lời nguyền đem lòng trăng hoa với văn xuôi, công chúa tức quá biến thành con cóc xấu xí. Hoàng tử ân hận, đau khổ quá bèn biến thành con cuốc đêm ngày kêu liên tục : cóc, cóc, cóc...
Mùa hè này, ông Đỗ Quyên sau khi hoàn tất một công trình nghiên cứu văn học với tầm thế giới mang tên “Thi pháp Nguyễn Quang Thiều” như một nhà “Thiều học” lờn nhất nước, từ Canada, chắc chắn ông sẽ bay qua Thái Bình dương để kịp có mặt trong ngày hội thảo “Nguyễn Quang Thiều trong hành trình hiện đại hóa thi ca Việt Nam” do Viện văn học tổ chức khá rầm rộ tại Hà Nội vào ngày 28-6-2012 trong tiếng cuốc kêu cóc cóc xác cả mùa hè.
Chúng tôi (TMH) xin mạn phép thử giải mã bản tham luận rất tù lù mù này của ông Đỗ Quyên-một bản tham luận được coi như cái đinh của cuộc hội thảo. Trong một tiểu tiêu đề, Đỗ Quyên đưa ra một mệnh để chủ coi như một phát hiện khoa học với thơ Nguyễn Quang Thiều, rằng thơ ông Thiều không thể dùng sự hiểu ( nhận thức) mà tiếp cận được, mà cần phải có người đứng bên giải mã dùm cho : “Nguyễn Quang Thiều như là một đối tượng thuộc dòng-thơ-cần-giải-thích-giá-trị”. “Nguyễn Quang Thiều trong dòng-thơ-cần-giải-thích-giá-trị”

Thứ hai, ngày 25 tháng sáu năm 2012

Nguyễn Đăng Điệp, thiên tài...

Nguyễn Đăng Điệp, thiên tài
 biến nước lã thành rượu

  Trần Mạnh Hảo   

K
inh Thánh kể rằng : trong đám cưới thành Gana Chúa Jesus đã biến bảy chum nước lã thành rượu.
Trong lễ hội “Thơ Làng Chùa” vừa qua, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học cũng đã biến chum nước lã thơ “ Nơi đầu đông gió thổi” thành rượu thơ, làm say khướt mọi người tham dự.
Ngày 28-6-2012 này, tại Viện Văn học, ông Viện trưởng Nguyễn Đăng Điệp cũng sẽ thôi miên mọi người, hô biến để chum nước lã có tên là thơ “ Tân con cóc’-Nguyễn Quang Thiều biến thành rượu thơ tuyệt hảo.
Đã có ba mươi tham luận của các bậc đầy học hàm học vị, sẽ cùng nhau ca ngợi nước lã ‘THƠ TÂN CON CÓC” này chính là thứ rượu thơ ngon nhất thế giới, ngang với thứ rượu thơ Lý Bạch, Nguyễn Du…

Không có nhận xét nào:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét