Sơn Hà - Đông Phương
Trò dối trá để chiếm đoạt
TT
- Đi miết sẽ thành đường, dân gian nói thế. Dối trá riết sẽ biến thành
sự thật, Thế chiến thứ nhì đã nổ ra từ mệnh đề này của bộ trưởng tuyên
truyền Đức quốc xã Goebbels. Đe dọa miết để đến khi “tiên hạ thủ vi
cường”, dư luận sẽ không lấy làm lạ! Báo chí Trung Quốc từ mấy năm nay
đang “xào” lại công thức này của Goebbels.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu
ngày 5-7 chạy tít “Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền trên các đảo”,
nhân nói đến việc tàu phòng duyên Nhật chặn một tàu của Đài Loan xâm
nhập khu vực đảo Senkaku của Nhật mà Trung Quốc đòi tranh chấp, và nay
Trung Quốc lên tiếng bảo vệ đồng hương. Văn phong dành cho Nhật xem ra
cũng có phần “nể nang” đôi chút, khác với văn phong dành cho các láng
giềng phía nam của Trung Quốc như đe dọa thẳng thừng của Thời báo Hoàn
Cầu 4-7: “Trung Quốc sẽ còn bị làm phiền bởi Philippines, Việt Nam cùng
các nước khác trong một thời gian dài trên biển Đông. Thế giới đã bước
vào một giai đoạn mà các nước nhỏ có thể làm phiền các đại cường. Nếu
các vụ tranh chấp mấy hòn đảo này mà xảy ra dưới thời phong kiến, các
triều đình sẽ xử lý dễ dàng hơn nhiều... Philippines và Việt Nam đáng bị
trừng trị. Nếu chúng còn khiêu khích tới cùng chống lại Trung Quốc, có
lẽ rồi chúng cũng sẽ bị trừng trị kể cả bằng tấn công quân sự”.
Muốn
hay không muốn, báo chí Trung Quốc cũng “trông mặt mà bắt hình dong”.
Dẫu sao thì cũng nể Nhật chút ít vì Nhật cũng đã đóng tàu sân bay, tàu
ngầm, tàu chiến xưng hùng xưng bá ở Thái Bình Dương cách đây một thế kỷ
rồi, và nay tuy là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc thứ
nhì, song nếu tính thu nhập đầu người và phúc lợi xã hội thì đại đa số
người dân Trung Quốc vẫn còn nằm mơ suốt thế kỷ này.
Từ
mấy năm nay, báo chí Trung Quốc đã thay đổi nội dung và cường độ tuyên
truyền. Trước kia còn mơ hồ dùng từ “lợi ích cốt lõi” (core interests),
thiên hạ còn dọ dẫm xem nghĩa là gì, ngoài Đài Loan ra còn là gì nữa?
Sau khi đã cố định trong đầu người dân Trung Quốc các “lợi ích cốt lõi”
đó, bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đổi giọng, cụm từ “lợi ích cốt lõi”
biến mất, thay vào đó là các “quyền lợi mang tính lịch sử” (historical
rights) kiểu “từ thời nhà Tống và nhà Nguyên”, không quên chua thêm:
“Bản đồ hành chính Trung Hoa dân quốc đã từng đánh dấu tuyến ranh giới
trên biển Nam Hải từ năm 1947”. Cứ nhồi nhét vào đầu dân Trung Quốc
những bịa đặt “quyền lợi mang tính lịch sử” đó hầu kích động sẵn một khí
thế binh đao, đồng thời để dọn đường dư luận cho một hành vi thôn tính
dưới vỏ bọc “bảo vệ chủ quyền”.
Tất
nhiên, những tờ báo ấy của Trung Quốc thể hiện cho một thế lực võ biền
nào đó đang lên ở Trung Quốc, song không đại diện cho tất cả Trung Quốc.
Tại hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu
kinh tế và báo mạng Tân Lãng (Trung Quốc) tổ chức vào tháng 6 vừa qua,
đã có những tiếng nói phản bác như của giáo sư Thịnh Hồng thuộc Đại học
Sơn Đông: “Quan điểm về chủ quyền lãnh thổ của người Trung Quốc là có
“lệch lạc”. Chúng ta không nên chỉ nghĩ lợi ích cho mình mà cần phải
quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách tuân thủ các quy
tắc quốc tế”.
Viện
trưởng Viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc Hà Quang Hộ
nhắc nhở: “Làm người phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người chứ
không phải loài dã thú sống trong rừng sâu. Trong quan hệ giữa người với
người, chúng ta phải tính đến lợi ích của người khác”! Thật ra nội dung
nhắc nhở “làm người” này không mới. Vấn đề ở chỗ: xu hướng ưu thế hiện
thời ở Trung Quốc như thế nào khiến Hà tiên sinh phải lên tiếng nhắc
nhở?
Rõ
ràng, không phải ai cũng mù quáng nay a dua “thời thế, thế thời phải
thế!”, phụ họa “ra rả riết sẽ tiến đến gây chiến”! Ở Trung Quốc có
cách nói: “Nửa cuốn Luận ngữ có thể trị thiên hạ”. Trong Luận
ngữ có ghi lại lời một học trò tên là Tử Cống hỏi về việc
quản lý đất nước: “Quân đội, lương thực và nhân dân nếu cần bỏ
đi một thứ, thì nên bỏ đi cái nào?”. Khổng Phu Tử không do dự
trả lời là quân đội.
Ngày
nay, dưới chân pho tượng Đức Khổng ở khu phố người Hoa giữa New York có
vương đầy rác như hầu hết khu buôn bán chạp phô, nhà hàng ăn này chăng
nữa thì Đức Khổng vẫn là Đức Khổng!
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét