Trần Phương Bình
Chúng
ta đang tiến đến gần ngày 20 tháng 7, ngày mà các đại biểu tham dự Hội
nghị Genève hạ bút ký Hiệp định đình chỉ chiến sự Đông Dương, trong đó
có điều khoản về chia cắt đất nước Việt Nam làm hai miền.
Năm
nay, chúng ta tiến đến ngày đó trong một hoàn cảnh rất nóng bỏng: Những
đoàn tàu khoác áo “dân sự” ào ạt tiến vào vùng biển nước ta, nơi mà bọn
Trung Cộng vừa trắng trợn đưa ra “mời thầu” khai thác dầu khí. Đây là
đạo quân của “chiến tranh nhân dân” theo kiểu Mao Trạch Đông, lấy thịt
đè người, không khác gì những đoàn thủy binh của triều Nguyên năm xưa ào
ạt tiến vào Bạch Đằng Giang để thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta.
Người đàn ông không mặt
Phạm Toàn chọn dịch và giới thiệu
Nhà báo Luke Harding – tác giả bài điểm sách Người đàn ông không mặt – Cuộc thăng chức khó tin của Vladimir Putin (The Man without a Face - The Unlikely Rise of Vladimir Putin) của Masha Gessen.
Quan hệ Việt Nam-Campuchia, bài học cay đắng!
Nguyễn Hữu Quý
Để Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa là một trong những sai lầm lớn nhất của người Việt Nam trong thế kỷ 20. Ảnh: Đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất mà Trung Quốc định lập thủ phủ của thành phố Tam Sa
|
Khi
để Trung Quốc làm chủ Biển Đông, thì số phận dân tộc Việt Nam như cá
nằm trong chậu. Sự bất lực của Việt Nam trước hành động 30 tàu của Trung
Quốc xâm lược vùng biển Trường Sa trong mấy ngày từ 15-18/7/2012 vừa
qua, như báo hiệu sự khởi đầu cho tiến trình ấy.
Nếu
đem so sánh Việt Nam với các nước trong phạm vi châu Á cùng có xuất
phát điểm giống Việt Nam về kinh tế, xã hội, như Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Thái Lan, thì có thể khẳng định rằng, thế kỷ 20 là thế kỷ sai lầm của người Việt Nam. Tất cả những điều phi lý, vô lý, bất cập… trong thời điểm hiện tại (2012) của Việt Nam đã chứng minh điều này.
Cho rằng quan hệ Việt Nam-Campuchia, là bài học cay đắng, là sự thất bại ê chề của Việt Nam…, là xuất phát từ những căn cứ sau:
-
Được Việt Nam cứu thoát khỏi nạn diệt chủng do Trung Quốc gây nên,
nhưng sau 33 năm (từ 1979-2012), Campuchia đã phản bội lại người Việt
Nam, quay lại với chính kẻ thù đã đưa đến cái chết oan uổng cho hơn hai
triệu đồng bào của mình.
Vì sao Hun Sen đổi thái độ với Việt Nam?
Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy
Gửi tới BBC từ Paris
Hôm
13 tháng 7 năm nay, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 tổ
chức tại Phnom Penh chấm dứt trong không khí chia rẽ gay gắt và thái độ
của Campuchia trong vụ việc này đã làm nhiều người kinh ngạc.
Ông Hun Sen từng được Việt Nam đưa về lãnh đạo Campuchia sau thời Pol Pot
ASEAN vấp ngã tại Phnom Penh
Donald K. Emmerson, Asia Times, 13-7-2012
Trần Ngọc Cư dịch
Chưa
bao giờ trong 45 năm của các cuộc họp định kỳ, luôn luôn được nối tiếp
bằng những thông cáo chung nhạt nhẽo, mà các vị bộ trưởng ngoại giao của
ASEAN lại không đồng thuận một tuyên bố chung đúc kết những bàn thảo
kín đáo của họ để thế giới tùy nghi sử dụng. Nhưng lần này, nghĩa là cho
đến bây giờ, họ vẫn chưa làm được điều đó.
Tại
buổi bế mạc của hội nghị cấp bộ trưởng vừa mới kết thúc tại Phnom Penh,
một sự im lặng đã làm ù tai mọi người. Nguyên nhân gần là các ngoại
trưởng đã không đạt được một đồng thuận về việc bản tuyên bố có nên hay
không nên nhắc đến Bãi cạn Scarborough, vị trí đang diễn ra một cuộc đối
đầu căng thẳng bắt đầu vào tháng Tư giữa Trung Quốc (TQ) và
Philippines. Philippines muốn nhắc đến sự kiện này trong bản tuyên bố.
Nhưng Cambodia phản đối. Cả hai bên đều không nhượng bộ. “Phương cách
đồng thuận của ASEAN” đã thất bại.
Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa'
TP - Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã
thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở
Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.
Gần
đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có
những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định
yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên
tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm
cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái
gọi là “thành phố Tam Sa”...
Nhà báo Chu Phương
sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông
(1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối
ngoại của Tân Hoa xã.
Ông là nhân vật
nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3
năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu
tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.
100.000 ngư dân Trung Quốc được trang bị vũ khí?
Tham vọng mở rộng khẳng định chủ
quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng tăng cao. Mới đây,
một quan chức ngành công nghiệp đánh bắt cá đã thúc giục chính phủ cung
cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân ở vùng biển này.
Tàu cá Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: AP
|
Tàu Trung Quốc tới Trường Sa không phải đi ‘đánh cá’
HÀ NỘI (NV) - Ðoàn tàu đánh
cá 30 chiếc của Trung Quốc được một tàu hải giám hộ tống đến vùng biển
quần đảo Trường Sa chỉ chạy lòng vòng từ khu vực này sang khu vực khác
chứ không có vẻ gì là đánh cá như họ loan báo.
|
Ðoàn
tàu đánh cá Trung Quốc chạy ngang qua bãi đá ngầm Chử Bích (Zhubi Reef)
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong mục đích khiêu khích.
(Hình: chinadaily)
|
Một mạng người, 4 năm tù và sự cổ vũ cho việc lạm quyền trong ngành công an
Bản thân mình làm đúng, không có gì sai trái... rất bình tĩnh để xử lý tình huống... – Thái độ của kẻ đánh chết người.
Bị cáo Nguyễn Văn Ninh đã làm đúng, rất đúng – Thái độ của Viện Kiểm sát.
Trung
tá công an Nguyễn Văn Ninh vẫn khẳng định trước tòa là mình bình tĩnh,
không có dấu hiệu hối tiếc gì về cái chết của một con người dưới bàn tay
sát thủ của ông ta. Những dân phòng và công an có trách nhiệm liên đới
vẫn an toàn đứng ngoài vòng pháp luật nhờ cái vòng xử lý nội bộ che
chắn.
Trước phiên tòa, bị cáo Nguyễn Văn Ninh một mực khẳng định là mình làm đúng quy trình, hành vi của bị cáo không có gì vi phạm.
Trả
lời tiếp câu hỏi của Chủ tọa phiên tòa về việc xử lý tình huống vi phạm
có đến mức cần thiết phải ghì nạn nhân xuống đến độ trật đốt sống cổ
không?
Một giờ với J.B. Nguyễn Hữu Vinh
Hà Văn Thịnh
Một
cuộc gọi khá bất ngờ vào buổi tối làm tôi hơi khó ngủ: Người muốn gặp
là J.B. Nguyễn Hữu Vinh, “cựu thù” hồi tôi còn viết cho báo Lao Động,
với bài “Sáng tỏ sự cân bằng đúng”. Đó là bài báo tôi bị chửi te tua và,
cay độc nhất là J.B! Dù sao, chuyện cũng đã qua. Được gặp lại “kẻ thù”
ngày nào để có thể nói đôi điều xa xa cũng là điều nên…
Sáng
nay, 18.7.2012, tôi đến 1A, Trương Định, Huế. Khi tôi đến, thấy có cả
J.B. và Thạch Linh, Mai Xuân Dũng. Câu chuyện quanh ly cà phê và bia
thật rôm rả. Té ra, J.B. là người Hà Tĩnh, thảo nào có cái giọng lưỡi
vừa chua chát, vừa “đểu” lại vừa cay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét