Khái niệm “Diễn Biến Hoà Bình”, chuyển ngữ mộc mạc từ “Peaceful Evolution”, nhắc tới một chủ thuyết có tính cách sách lược, phát khởi trong thời Chiến tranh Lạnh, bởi John Foster Dulles,[1] cựu Tổng trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong thập niên 1950. Sách lược này chủ trương một [a] “tiến trình chuyển đổi” từ thể chế độc tài toàn trị sang thể chế dân chủ [b] bằng con đường hoà
bình [c] tại
các
quốc gia cộng sản.[2]
I. Phản Ứng và Lo Ngại của Khối Cộng Sản
Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã chống lại “diễn biến hòa bình” từ năm 1959.[3] Một mặt Mao Trạch Đông chê Nga Xô chuyển mình theo chủ nghĩa xét lại qua chiêu bài “sống chung hoà bình”[4]
của Nikita Khrushchev, mặt khác khởi xướng và dùng chiêu bài “Đại cách
mạng văn hóa” hay “Văn cách” trong suốt 10 năm từ năm 1966-1976, để loại
bỏ những phần tử “tư sản tự do” — trong đó có đối thủ chính trị là Lưu
Thiếu Kỳ — và đánh phủ đầu những đảng viên bất đồng ý kiến khác
như Đặng
Tiểu Bình, Bành Đức
Hoài…
Như
vậy, cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản nhằm chặn đứng mối nguy cơ của cuộc
”Diến Biến Hoa Bình” tại Trung Quốc lúc đó, bằng cách đè bẹp những kẻ
hữu khuynh muốn phá bỏ cấu trúc thượng tầng của chủ nghĩa xã hội…[5]
Kể
từ Mao Trạch Đông, nhà cầm quyền CS Trung Hoa luôn luôn coi “Diễn Biến
Hoà Bình” là mối đe doạ lớn nhất cho sự duy trì của chế độ cộng sản
trong nước và tại khu vực.
Thật
vậy, Đặng Tiểu Bình dù có ý định cổ võ phong trào xét lại Cách mạng Văn
hóa, nhưng khi phong trào này kêu gọi “cải tổ dân chủ”, thì lập tức
Đặng Tiểu Bình ra lệnh Quân Đội Nhân Dân Cách Mạng dẹp đám sinh viên,
trí thức tụ tập biểu tình tại Bắc Kinh và sau đó gây ra vụ thảm sát tại
quảng trường Thiên An Môn trong năm 1989. Những cuộc đụng độ này đã
khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương.
Và
gần đây, ngay đầu năm 2012, Hồ Cẩm Đào với tư cách Tổng Bí thư Ủy ban
Trung ương Đảng kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kêu
gọi [a] chống lại “sự xâm nhập tư tưởng và văn hóa” của các “thế lực thù
địch, [b] đồng thời thắt chặt kiểm soát tư tưởng để đàn áp các tiếng
nói bất đồng.[6]
Tại Việt
Nam, khái niệm “Diễn Biến Hoà Bình” cũng được coi như là một trong
những mối đe dọa lớn nhất tới sự tồn tại của Đảng Cộng sản. Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Diễn biến hòa bình là một trong
những chiến lược có ý nghĩa và phạm vi toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 40 đầu
thập kỷ 50 và hoàn chỉnh ở thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhằm chống phá các
nước xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách
mạng tiến bộ trên thế giới.”[7]
Vịn
cớ vào hiện tượng đó, CSVN coi các tiếng nói đối nghịch, các hoạt động
cá nhân hoặc phong trào vận động dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước
là các hành vi “tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam”, hoặc vi
phạm pháp luật Việt Nam.[8]
II. Những Đợt Diễn Biến Hoà Bình Trong Khu Vực Cộng Sản Quốc Tế
Sau
hơn nửa thế kỷ thử thách, “Diễn biến hòa bình” đã vượt ra khỏi vị trí
khái niệm/dự đoán để quy tụ thành một trào lực bất khả cưỡng, làm lung
lay những “màn thép” và xập đổ những “bức tường” ô nhục vây quanh không
gian chuyên chế, độc tài toàn trị cộng sản Châu Âu.
Thật
vậy, sau nhiều đợt thi đua trang bị vũ khí thời Hậu-Đệ-Nhị-Thế Chiến,
chủ trương đầu tư quân sự và trường kỳ kháng chiến theo cách mạng vô sản
không còn là giải pháp thực tiễn để phát triển quốc gia thuộc khối cộng
sản Châu Âu.
Ngay
giữa “Chiến tranh Lạnh”, vào năm 1956 tại Đại Hội thứ 20 Xô Viết Nga,
Khrushchev đã khai mào đường lối “Sống Chung Hoà Bình”[9] giữa hai siêu cường quốc Hoa Kỳ và Nga Xô, cũng như giữa NATO (Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương)[10] và Warsaw Pact (Khối liên minh quân sự các nước XHCN) [11]với chủ đích:
- giảm thiểu áp lực thù địch, tránh bỏ chiến tranh hạt nhân [12] giữa hai Khối Tự Do và XHCN;
- tham dự những cuộc nghị hội chủ trương hoà bình;
- mặc nhiên chấm dứt tham vọng trực tiếp xâm chiến thế giới tự do bằng bạo lực “Hồng Quân”;
- và hầu như xét lại nguyên tắc căn bản của cuộc cách mạng vô sản theo XHCN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét