Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

CCB ĐẶNG VIỆT CHÂU VIẾT TIẾP VỀ TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 ĐÊM 11 RẠNG NGÀY 12/7/1984

Phamvietdao.net: Trong phần tiếp theo này, CCB Đặng Việt Châu có nêu một chi tiết còn nhiều tồn nghi: Trong trận đánh 12/7/1984 với Mật danh MB 84 này, phía ta đã không sử dụng pháo binh vì lý do thời tiết; quá nhiều sương mù? Chủ blog đã gọi điện thoại "căn vặn " rất nhiều CCB Đặng Việt Châu về chi tiết pháo binh ta có hiệp đồng tác chiến trong chiến dịch MB 84 này? Sương mù nên pháo binh ta không bắn được, thế tại sao pháp binh Trung Quốc lại bắn được? Cách đây 2 hôm chủ blog đã gặp một số CCB của Sư 313, tình cờ gặp một pháo thủ pháo 105 của sư đoàn này; CCB này khẳng định: CCB có tham gia chiến đấu trận này, bắn yểm trợ cho mũi tấn công 685 và 233? CCB còn cho biết anh được bằng khen trong trận này...Sắp tới chủ blog sẽ đưa cuộc trò chuyện này lên...
Rất mong các CCB 356 xác minh giúp trong trận 12/7/1984 pháo binh ta có tham chiến khi đánh 772 không? Nếu tham chiến thì ở tầm, mức quy mô nào?
Đặng Việt Châu, người ngoài cùng bên trái cùng các CCB 356...  

Ngày 12/7/1984, ta đánh 3 điểm: Trung đoàn 876 - Sư đoàn 356 đánh 772, nổ súng lúc 4h10 phút; Trung đoàn 174 - Sư đoàn 316 đánh 233, nổ súng lúc 2h30 phút; Trung đoàn 141 - Sư đoàn 312 đánh 1030, nổ súng lúc 10h30 phút. Cũng trong thời gian ấy Tiểu đoàn 7 - Trung đoàn 149 tiến công cao điểm 685. Trong khoảng không gian hẹp, giờ nổ súng của 3 đơn vị ở vào các thời điểm khác nhau thì còn đâu yếu tố bất ngờ.
Những ngày trước đó, ta tổ chức hành quân chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, tuy trời mưa, mây mù bao phủ song không  phải cả ngày mà cũng có lúc tạnh ráo. Địch ở trên cao 1509, 1250, 685... tầm quan sát bao quát, ta đưa cả một đội hình lớn vào thì không thể không có sơ suất. Trước đó, đường hành quân chiến đấu độc nhất chỉ có Quốc lộ số 2, quân đi ngày đêm như trẩy hội. Đơn vị nào? Ai chỉ huy? Ở đâu? Hàng ngày chắc chắn đều nằm trên bàn làm việc của chỉ  huy đối phương. Trong khi đó việc chuyển quân, bố trí lực lượng của địch thì ta hầu như chỉ biết qua các đài quan sát phía trước của trinh sát đơn vị báo về. Địa hình, sơ đồ các tuyến phòng thủ của đơn vị F 313 trước đây không để  lại cái gì.
Ngày 27 đến 29/4/1984, địch đánh chiếm một loạt các cao điểm 1509; 772; 685; 233; 1250; 1030..., biết chắc ta sẽ tổ chức tiến đánh để lấy lại nên các tuyến hào và công sự chiến đấu của F313 trước đây địch giữ nguyên hiện trạng đồng thời triển khai các tuyến mới và địa đạo và hàng rào đơn, gài rải các loại mìn phòng khi ta tiến đánh. Khi ta tiến đánh, địch rút vào địa đạo và tuyến công sự phía sau.
Sáng 12/7/1984, bộ đội Tiểu đoàn 3 tràn lên D3 - 772. Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 bị pháo địch ngay từ vị trí xuất phát tiến công nên từ 4h10 phút trở đi của ngày 12/7 chi có một phân đội đặc công của E821 do đồng chí Tố chỉ huy, sau đó là phân đội đi đầu của Đại đội 11 do đồng chí Minh Đại đội trưởng chỉ huy. Phân đội tiếp theo do đồng chí Nguyễn Hữu Thanh - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3; Tiếp là Đại đội 10 - Tiểu đoàn bộ do tôi (Đặng Việt Châu) tràn lên,  vì không có pháo binh bắn phá trận địa địch trước đó nên đại đội đặc công, phân đội đi đầu của C11 bị vướng mìn, sau đó là pháo cối 60; 82ĐKZ của địch dội vào...

TS NGUYỄN MINH PHONG NÓI BÀI GỐC CỦA ÔNG ĐÃ BỊ BÁO NHÂN DÂN CẮT BỎ VÀ VIẾT THÊM


NTT: Tôi đang ăn trưa ở Huế thì nhận được điện thoại của nhà văn Nguyễn Đình Chính cho số ĐT của người muốn gặp tôi. Tôi gọi ngay. Thì ra người ấy là TS Nguyễn Minh Phong – tác giả của bài viết “Không ai được lợi dụng lòng yêu nước!” đăng trên báo Nhân Dân vừa rồi. Giọng nói của ông Phong rất nhẹ nhàng: “Anh Tạo ơi, anh đưa bài em đăng trên báo Nhân Dân về đăng lại trên Blog của anh, khiến dân mạng vào “ném đá” em ghê quá. Thực ra bài của em đã bị báo cắt bỏ và viết thêm vào, nó mới thế. Nói thật là em rất thích thơ của anh (trong đó có bài Tuổi 30…) và kính trọng con người anh… Em xin gửi anh bài gốc để so sánh với bài cùng tên đã đăng trên Báo ND trong tháng 7/2012 để anh tiện so sánh và mọi người hiểu ạ…”. Tôi càng đọc bản gốc, so sánh với bản in trên báo Nhân Dân càng thấy lạ.
  
 Bản gốc:
KHÔNG AI ĐƯỢC LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC
TS NGUYỄN MINH PHONG
Sinh ra trên trái đất và lớn lên dưói ánh mặt trời, mỗi người đều có một gia đình để yêu thương, một nghề nghiệp làm sinh kế và có một Tổ quốc để gắn bó, phụng sự.
Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, dù đó là nguyên thủ quốc gia hay người dân bình thường.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng…!
Qua dòng chảy thời gian và qua các thế hệ, với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước như đã trở thành một giá trị cao quý tự thân, máu thịt và được “di truyền” từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, đa dạng, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi “cha sinh mẹ dưỡng”. Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dẫy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn màu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng chó sủa những đêm hội trăng rằm, tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm nơi quê nhà…
12 nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét