Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

AI ĐÃ TRÙ DẬP NHẠC SĨ VĂN CAO ?


 Lê Xuân Quang.
 
(Kỉ niệm 17 năm ngày mất của Nhạc sĩ – Thi sĩ Văn Cao (10.07.1995 – 10.7.2012), 89 năm ngày sinh (15.11.1923 – 15.11.2012)

Phamvietdao.net: Nhà báo Lê Phú Khải từ Sài Gòn điện ra đề nghị chủ blog chỉnh lại một chi tiết mà nhà văn Lê Xuân Quang viết không chính xác: năm đổi tên Đảng CS Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam là năm 1951. Nhà báo Lê Phú Khải cung cấp thêm thông tin: tham gia trù dập Văn Cao ngoài Tố Hữu còn có Nguyễn Đình Thi và Lưu Hữu Phước ???

Về vụ án này có 2 thuyết: Một , nói rằng, Văn Cao bị ‘’ông bạn thi sĩ Tố Hữu’’ trả thù. Xuất xứ , nguyên do: Vào hồi hai người - ông Văn Cao và Tố Hữu đi kháng chiến, sống trong rừng Việt Bắc, hai người đều làm thơ, lại cùng trang lứa (TH sinh năm 1920). Một lần, sau chuyến đi công tác vùng địch hậu trở về, Tố Hữu khoe với Văn Cao rằng, mới làm được một chùm thơ rất hay. Văn Cao đọc… hồn nhiên, (tếu), bảo bạn : ''Thơ cậu như ca dao ấy, có gì mà khoe!'.
Vô tâm, nói rồi quên ngay.
Chẳng ngờ, câu nói đó đã theo bạn mãi, và khi có quyền thế đã ‘’tính sổ’’ với người dám chê thơ, coi thường mình, bằng cách gán cho Văn Cao tội ’’đầu têu’’ xúi bẩy Văn Nghệ Sĩ ‘’chống Đảng’’ rồi đầy đọa ông gần 30 năm. 
 

Tấn bi kịch của giới Văn Nghệ Sĩ miền Băc thời kì’’Nhân văn – Giai phẩm’’ thật đau xót, nhiều người tài năng gánh chịu tai họa, Nhạc sĩ – Thi sĩ Văn Cao là một trong những điển hình.
Xuân Sách vẽ bức chân dung thật rõ ràng, chân phương, chỉ đọc, ‘’xem’’ qua, người ta nhận ngay ra đó là chân dungNhạc sĩ – Thi sĩ đa tài VĂN CAO
(83):
Thiên Thai từ giã về dương thế
Suối Mơ ngày ấy Buồn Tàn Thu
Sân đình ngất nghểu ngôi Tiên Chỉ
Uống rượu say rồi hát  Quốc Ca!
Thiên Thai, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu, Quốc Ca là tên những ca khúc âm nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ lừng danh, người được làng Văn - Nghệ miền Bắc( trước những năm 60) đặt cho biệt danh: ''Cụ Tiên Chỉ''.
(Thời phong kiến trước 1945, cụ Tiên chỉ là chức to nhất ở Làng. Khi Làng xã có việc hôi họp, tế lễ, cụ Tiên chỉ được mời ngồi chiếu trên, các ý kiến của cụ được chức sắc trong làng tôn trọng, làm theo).
Viết về Văn Cao đầy đủ nhất là từ điển Wikipedia. Ở bài này, tôi chỉ xoay quanh một vài nét đặc trưng nhất của chân dung mà Xuân Sách điểm xuyết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét