Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

VANVN.NET ĐƯA TIN VỀ TỌA ĐÀM THƠ CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU DO VIỆN VĂN HỌC TỔ CHỨC NHƯ THẾ NÀO ?

Tọa đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” 

 

Phamvietdao.net: Vanvn.net là trang mạng của Hội Nhà văn Việt Nam đã đưa tin khá tỷ mỷ về cuộc tọa đàm này; đáng tiếc trang mạng này lại dành cho việc giới thiệu ảnh nhiều hơn là giới thiệu sâu về nội dung cuộc hội thảo. Trong khi đó thì người đọc, những người yêu thơ ít có điều kiện được đọc nguyên tác Thơ Nguyễn Quang Thiều, ít có khả năng tiếp cận, cảm nhận được sự cao siêu, cao cấp của Thơ hiện đại nói chung và Thơ Nguyễn Quang Thiều nói riêng; Do vậy mà khi nghe tin có cuộc hội thảo khoa học này, bạn đọc chờ đợi tại cuộc hội thảo này, các nhà lý luận, phê bình sẽ giáo hóa, khai tâm, mở lối cho họ để họ không bị lỗi mod khi tiếp cận với " thị trường " thơ hiện đại nói chung và kiểu thơ Nguyễn Quang Thiều nói riêng...

Vanvn.net có vẻ đưa tin cốt để biểu dương lực lương như những cuộc thi người mẫu thời trang, làm đẹp lòng người tổ chức, người có mặt tham dự hội thảo mà không quan tâm tới bạn đọc đông đảo muốn được hiểu, cảm nhận, được giáo hóa về cái hay, cái đẹp của Thơ hiện đại nói chung và Thơ Nguyễn Quang Thiều nói riêng; Đó là tiêu chí đã đưa ra trong Thông cáo báo chí của Viện văn học: "Không chỉ đánh giá cao những nỗ lực của Nguyễn Quang Thiều trong quá trình hiện đại hóa thơ, các tham luận cũng chỉ ra những giới hạn nghệ thuật, những hạn chế của Nguyễn Quang Thiều, và rộng hơn, của những xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ ca Việt Nam sau 1975. Đây là diễn đàn khoa học khách quan, dân chủ nhằm đánh giá thơ Việt Nam đương đại trên cơ sở khảo sát những nỗ lực sáng tạo của các nhà thơ cụ thể..."

Qua tổng thuật của Vanvn.net thấy hình như cuộc hội thảo này mời hoàn thành được một nửa kế hoạch, tiêu chí đề ra:"đánh giá cao những nỗ lực của Nguyễn Quang Thiều trong quá trình hiện đại hóa thơ..."; Còn nội dung thứ 2:" những xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ ca Việt Nam sau 1975 " thì không thấy tham luận nào đề cập ?!

-Chủ blog chờ đợi một bài tổng thuật đầy đủ có những đúc kết, định vị kết quả của cuộc hội thảo khoa học này của Viện văn học và của cá nhân Viện trưởng PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp, là cơ quan đứng ra tổ chức, chủ trì cuộc hội thảo này...
Đến nay, trên trang Website của Viện Văn học chưa có dòng nào viết về cuộc hội thảo khoa học công phu này? Người đọc đang chờ đợi những kết luận tổng hợp manh tính đúc kết, "định vị" từ phía Viện Văn học về thơ Nguyễn Quang Thiều và trào lưu này ?!

Phamvietdao.net xin đưa lại bài đã đăng 2 kỳ trên Vanvn.net về cuộc hội thảo quan trọng này...


Bài: Phong Lan; Ảnh: Đỗ Hiếu - 28-06-2012 06:58:22 PM
VanVN.Net – Chiều 28/6/2012, tại Viện văn học Việt Nam (số 20 Lý Thái Tổ - Hà Nội), cuộc tọa đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” tiếp tục với những ý kiến nhiều chiều của các nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ và những người quan tâm. Trong buổi làm việc thứ hai, nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Vũ Quần Phương; nhà phê bình Phan Trọng Thưởng đã đến tham dự.
PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp phát biểu khai mạc tọa đàm: Trong buổi tọa đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều”, trên tinh thần trao đổi thẳng thắn, cởi  mở, chúng tôi chấp nhận các ý kiến khác nhau trên cơ sở khách quan, có luận chứng khoa học chắc chắn. Chúng ta tôn trọng tất cả các ý kiến về thơ hiện đại VN, về lịch sử thơ ca dân tộc, về riêng thơ NQT trong tiến trình đổi mới để có được những ý kiến thảo luận, những nhận định, phát hiện mới về những vấn đề còn đang tranh luận trong suốt thời gian qua. Trong bản đề dẫn của mình, Viện trưởng Viện văn học Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh 3 vấn đề:
- Diễn trình đổi mới của thơ VN hiện đại. Trong đó thơ Nguyễn Quang Thiều là trường hợp cụ thể để luận giải những vấn đề của thơ Đổi mới.
- Trực diện bàn về thơ Nguyễn Quang Thiều qua sự lựa chọn của tác giả này.
- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều xử lí bài toán dân tộc và hiện đại như thế nào?

Tiếp theo là phần thảo luận và phát biểu ý kiến – phần trọng tâm của tọa đàm này.
1. Nhà thơ, nhà phê bình, PGS. TS Hồ Thế Hà (ĐH Khoa học Huế) mở đầu với  tham luận “Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ mẫu gốc” làm rõ nhận định thơ Nguyễn Quang Thiều có ám ảnh rất lớn từ Làng Chùa quê hương mình. Những cổ mẫu phái sinh từ Làng Chùa: dòng sông, những người đàn bà (bà nội, mẹ, những người đàn bà khác…), nước, lửa, không khí, cánh đồng... Bài viết từ góc nhìn phân tâm học. (Bài viết sẽ được đăng toàn văn trên VanVN.Net)
5 nhận xét

1 nhận xét:

  1. Phạm Ngọc Tháilúc 23:20 5 tháng 7, 2012

    Nhưng nếu cách tân mà thơ lại không tồn tại được với năm tháng cũng như không trường cửu trong nền văn học… thì thử hỏi chân dung các nhà thơ kết cục sẽ là loại gì đây?
    vấn đề không phải là cách tân hay là không cách tân? trường phái này hay là trường phái khác? Nếu thơ đạt độ viên mãn cả nội dung (tức là ý nghĩa) & hình thức nghệ thuật của loại thơ đó – Là thơ ấy tồn tại! Tất nhiên đạt tầm vóc (tức là sự hoàn bích) sẽ là thơ hay! Tôi có nhớ trên một trang báo, ông Hữu Thỉnh đã viết đại ý: Không có thơ mới hay cũ mà chỉ có thơ hay hay là không hay!?
    Tôi không phản bác lại cách tân của Nguyễn Quang Thiều… nhưng NQT vẫn chưa đủ khả năng tức là tài năng cả cảm thụ lẫn sáng tạo về một tình thơ viên mãn & hoàn bích nên thơ anh vẫn chỉ là những tình thơ trôi nổi mênh mang & không có khả năng tồn tại.
    Hay nhất vẫn là tập thơ “sự mất ngủ của lửa” và trong đó bài đạt cao nhất vẫn là “Người đàn bà gánh nước sông”… - Tuy nhiên kể cả bài “Người đàn bà gánh nước sông” hay nhất của anh – Cũng chưa thật sự viên mãn (về mặt ý tưởng – tức là ý nghĩa bài thơ) nên vẫn chưa đạt được là một bài thơ hay để tồn tại với thi đàn – Bài thơ còn thiếu một téo thôi thì sẽ đạt độ vĩnh cửu – nhưng thiếu cái téo đó bài thơ cũng sẽ….cát bụi NQT ạ!
    Cái “téo đó” chính là giới hạn giữa vực thẳm với trời cao - giữa vĩ đại & bình thường đó! Tôi vẫn thấy thấm thía những bài thơ anh viết về mẹ theo thơ truyền thống ngày xưa… nói như thế không phải là khuyên NQT đừng cách tân – Mà là: Bên cạnh sự cách tân Thiều đừng dại dột bỏ lối thơ truyền thống đó - kẻo chẳng may thời gian, nhất là khi có tuổi rồi - đầu cũng muối mắm rồi… xôi hỏng bỏng không thì mất cả đời thơ xa xót
    lắm đấy! Mấy lời cổ hủ… của Phạm Ngọc Thái đã cổ này, xin cứ coi là trao đổi với nhau cho vui – Thái già rồi… cứ thơ cảm thấy thích, thấy thú mà làm - chả biết có phải là cách tân hay không? Chỉ có một điều em chẳng dại gì đem đời thơ ca của mình để quấy cháo lòng tiết canh…
    Thân ái chào Thiều - sắp tới sẽ tặng Thiều một tập thơ dầy trên 300 bài (đang in)
    để minh hoạ cho điều Phạm Ngọc Thái nói hôm nay!
    Thân.

    Trả lờiXóa