“Sự phát triển của Trung Quốc mới chỉ là bề rộng, còn về bề sâu thì Trung Quốc còn kém Mỹ và Nhật Bản hàng chục năm”.
Thời gian qua, những hành động ngang ngược và các phát biểu bất chấp đạo lý, luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông
đã thu hút sự quan tâm của tất cả người Việt Nam. Các ý kiến đưa ra đều
bày tỏ sự phản đối những hành động gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt
Nam của Trung Quốc. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi
với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ
Công an xung quanh vấn đề này.
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công an |
Trung Quốc đã nói “một đằng làm một nẻo” như thế nào?
Nói về những hành động vừa qua của
Trung Quốc, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: “Trước tiên phải nói rằng
những hành động của Trung Quốc đều được tính toán một cách kỹ càng, cẩn
thận. Người ta chọn không gian địa điểm, thời gian để làm việc này. Đây
không phải là hành vi bột phát mà nó nằm trong một chuỗi hành động để
thể hiện chủ trương “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc. Tôi cho rằng,
việc này có sự chỉ đạo của nhà nước chứ không chỉ đơn thuần là một công
ty dầu khí có thể dám làm.
Thứ tư, ngày 04 tháng bảy năm 2012
DẦU KHÍ VÀ VŨ KHÍ-AI ĐƯA " CON PHÁO " SANG SÔNG ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa -
Hôm
25 vừa qua,
tập
đoàn CNOOC thông báo sẽ mở chín lô dầu ngoài Đông hải để mời thiên hạ
cùng thăm dò và khai thác qua các liên doanh. Khu vực này trùm lên
160.000 cây số vuông mà Đông hải đây là biển Đông của Việt Nam, giữa
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong thềm lục địa và vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam. Ngay hôm sau, bốn tầu "hải giám" của Trung Quốc đã
xuất hiện tại Trường Sa, để "sẵn sàng chiến đấu"....
Là
một trong ba tập đoàn nhà nước về năng lượng, CNOOC ("Trung Quốc Hải
dương Thạch du
Tổng công ty"), là mũi nhọn chiêu dụ các tổ hợp quốc tế nhằm hợp thức
hóa việc Bắc Kinh đòi chủ quyền trong cái lưỡi bò chín đoạn của họ.
Nhưng là mũi nhọn có cán sắt của bộ máy Hải quân.
Ở
đằng sau, những tướng lãnh cực đoan nhất đang công khai đả kích tâm lý
"phòng thủ bạc nhược" khiến Trung Quốc khó bành trướng về quân sự, chiến
lược và kinh tế. Đề đốc Trương Triệu Trung còn khẳng định rằng xứ sở có
cả triệu kẻ bội phản, những viên chức được đào tạo tại các Đại học
Anh-Mỹ và nay đưa ra những chủ trương hiếu hòa với quốc tế.
Phiên
dịch cho dễ hiểu mà đáng ngán là Trung Quốc "không chủ trương bá
quyền", nhưng có quyền bành trướng chính đáng - và không chấp nhận một
trở lực nào ở bên trong hay bên ngoài. Vì vậy mới có nước cờ đưa pháo
sang sông.
Biến
cố dồn dập ấy xảy ra sau 1) vụ chạm trán với Philippines tại bãi đá
ngầm Scarborough – Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và nhận là của mình –
và 2) việc Việt Nam vừa cho Quốc hội thông qua Luật biển hôm 21 và đôi
bên lập tức đấu khẩu.
NGUYỄN QUANG THIỀU TỰ LỘN TRÁI MÌNH HAY DO NON VỀ “ KỸ THUẬT” DẪN TỚI ĐÁ PHẢN LƯỚI NHÀ...
Phạm Viết Đào.
Phần 2 của bài:
ĐỌC MỘT SỐ BÀI PHÊ BÌNH THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU ( Phần 1)
Đó là cảm
nhận của người viết bài này khi đọc bài Hãy
trỗi dậy và hãy đến! (PNTD) của Nguyễn Quyến đăng trên Nghệ thuật mới;
Nghệ thuật mới là phụ trương của báo Người Hà Nội do Nguyễn Quang Thiều ( NQT )
và Nguyễn Quyến ( NQ ) thực hiện; bài viết này đã được http://phunutoday.vn đưa lên mạng...Một bài phê
bình do một người thân cận với NQT viết lại in trên tờ báo do chính Nguyễn Quang
Thiều phụ trách thì độ tin cậy của thông tin có lẽ là cao nhất.
Bài viết Hãy
trỗi dậy và hãy đến! của Nghệ thuật mới được đề dẫn ( chapeau ) như sau: “- Trong thời hiện đại, Cái Ðẹp lãng mạn
cổ xưa của thi ca đã bị phân tán thành nhiều mảnh khác nhau. Con người không
còn cố gắng đi tìm chân lý tuyệt đối nữa. Thay vào đó, nhiều chân lý nho nhỏ được
chứng minh mỗi ngày mà không phải mất một nỗ lực nào. Sau một nút nhấn đơn giản
trên máy tính, chúng ta tức khắc có được một chân lý. Như vậy, công việc trước
kia thuộc về linh hồn thì nay, xác thịt đã làm thay.”
Với cái đề dẫn này, người đọc được
định hướng rằng: thơ NQT là
một thứ “chân lý” được sản sinh bởi “
một nút nhấn đơn giản trên máy tính”; nếu cái “chân
lý” này “trước kia thuộc về linh hồn thì nay,
xác thịt đã làm thay” ???
Nếu không hiểu sai đề dẫn của Nghệ
thuật mới thì thơ NQT chỉ đơn thuần là một thứ trò chơi kỹ thuật, là “ chân lý ” của cơ bắp; Nếu như vậy thì thơ NQT chẳng có một chút giá trị gì?! Bởi
vì, nếu làm thơ theo kiểu này thì các chuyên gia của Hãng phần mềm Microsoft có
khả năng sản sinh ra những phần mềm có thể sản xuất 1 giây ra hàng vạn bài thơ
kiểu của NQT...
Sau phần đề dẫn, bài phê bình của
NQ được mào đầu, đúng hơn là người đọc bị choáng vì bị búa bởi một đoạn dài đại
ngôn, những khái niệm thời thượng, những ngôn từ lóa, sắc như dao cau; sau những
nhát búa dồn dập, len dày những từ đại ngôn, NQ đánh giá thơ NQT bằng những nhận
định sau đây:
”-
Nó xuất hiện khi những vẻ đẹp hiện đại đang lịm ngủ cùng với bạch phiến và thuốc
an thần. Ðây chính là thời khắc Nguyễn Quang Thiều sáng tạo ra những câu thơ
ngùn ngụt lửa của mình. Trong bài thơ "Dưới trăng và một bậc cửa",
ông đã cho chúng ta cảm nhận quá trình hồi sinh mỹ cảm thực sự của thế giới như
thế nào.
Từ cảm
giác mất hết dưỡng khí trong vũ hội giả tạo của các vẻ đẹp giả đến cuộc tháo
chạy của chúng và cuối cùng con người hồi sinh với cảm thức về Cái Ðẹp tuyệt
đối. Khi ánh trăng xuất hiện - ánh trăng biểu tượng cho Cái Ðẹp tuyệt đối - cả
thế gian ánh lên huy hoàng trong chốc lát.”
Chưa hết, đoạn trên
NQ viết về vẻ đẹp của các hình tượng ánh
trăng trong thơ của NQT, còn sau đây ca về nghệ thuật thơ của NQT:
“Nhịp
thơ gấp gáp rồi chậm rãi hệt như nước thuỷ triều bị chi phối bởi mặt trăng.
Những động từ mạnh như đập vào vách đá. Nhịp câu thơ chùng xuống như thể sóng
lui xuống một nhịp rồi lại bùng nổ với một động từ khác.
Vách đá
trơ lỳ của thế giới không thể không rung động. Trong hầu hết những bài thơ của
mình, ông sử dụng những động từ mạnh, liên tiếp nối nhau trong câu thơ rõ ràng
để tạo ra sự dâng lên khốc liệt này. Thủ pháp này rất khó thực hiện...”
Đọc đến đây thì người
đọc như bị phát sốt, phát rét lên vì sự rung lắc, ù tai bởi sự chát chúa của
các ngôn từ búa bổ; màn dạo đầu, khai vị này giống với các đầu bếp của Trạng
Quỳnh khi xưa; cho gõ thớt in ỏi để ngầm phát tín hiệu cho khách biết về sự đầy
ắp các món ăn sắp phục vụ thực khách và cùng với sự xào nấu cầu kỳ, phong phú;
thực khách thì bị đẩy vào cái tình thế nuốt nước bọt ừng ực, bụng đói meo vì phải
dài cổ chờ đợi...Sau cái màn gõ thớt, Trạng Quỳnh còn mang ra được món “ mầm đá “ đầy sáng tạo, đó là rau muống
ngon tuyệt vời do bởi thực khách quá đói...Còn sau cái màn dạo đầu chát chúa
của NQ, người đọc chờ đợi xem NQ sẽ dẫn ra một vài câu thơ, một vài khổ thơ,
một vài bài thơ của NQT để người xem thưởng thức bởi “ đói “ lắm rồi...Nhưng tịnh
không có lấy một câu thơ nào ? Như vậy Nguyễn Quyến đã biến mình thành “ Trạng
Quyến “ ?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét