Trọng Nghĩa.
Hôm nay, 09/07/2012, khối ASEAN sẽ chính thức
khai mạc các hội nghị cấp ngoại trưởng thường niên tại Phnom Penh. Bất
chấp phản đối của Trung Quốc, tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông
chắc chắn sẽ được nhiều quốc gia nêu bật, đặc biệt là sau một loạt động
thái mới đây của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trong khu
vực.
Ngay từ sáng hôm nay, 08/07, vấn đề Biển Đông đã
xuất hiện trong chương trình nghị sự chính thức của ASEAN với cuộc «
Tham khảo ý kiến không chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc về bộ Quy tắc
Ứng xử trên Biển Đông COC ». Tuy nhiên, điều mà giới quan sát chờ đợi
chính là Hội nghị lần thứ 19 của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF ngày
thứ Năm 12/07, với sự tham gia của Ngoại trưởng 27 thành viên, trong đó
có cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Như thông lệ, Trung Quốc, nước đang đòi thâu tóm gần
như toàn bộ Biển Đông, bất chấp thực tế là yêu sách chủ quyền của họ đi
ngược lại các tuyên bố chủ quyền của 4 láng giềng ASEAN là Việt Nam,
Philippines, Malaysia và Brunei, đồng thời lấn sâu vào các vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam hay Philippines…, đã phản đối những nỗ lực
của Manila hay Hà Nội, chủ trương mang các tranh chấp ra trước diễn đàn
quốc tế.
Mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu
Vi Dân đã cho rằng các cuộc họp ASEAN không nên được dùng làm diễn đàn
để các nước tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông quảng bá quan điểm của
mình. Nhân vật này đã nhắc lại lập luận xuyên suốt của Bắc Kinh là vấn
đề chỉ nên được thảo luận song phương giữa Trung Quốc với từng quốc gia
có liên can.
Phát ngôn viên Trung Quốc nói nguyên văn như sau : «
Phía Trung Quốc tin rằng Hội nghị các Ngoại trưởng trong Diễn đàn An
ninh ARF là một cơ sở quan trọng để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và
tăng cường hợp tác, chứ không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển
Đông ».
Quan điểm của Bắc Kinh đã bị Manila bác bỏ. Ông Raul
Hernandez, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines xác định : « Mục
tiêu của diễn đàn ARF là cho phép các thành viên thảo luận và tham khảo ý
kiến lẫn nhau về các vấn đề chính trị và an ninh chung và được các quốc
gia thành viên quan tâm », như tranh chấp Biển Đông chẳng hạn. Và ông
Hernandez nhấn mạnh : "Tranh chấp này là một vấn đề khu vực, một vấn đề
khu vực và chính trị ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét