Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Hà Sĩ Phu - Tôi được mời dự Hội thảo…

Oct 29, '11 8:35 AM
for everyone
Hà Sĩ Phu
Nhận được THƯ MỜI dự cuộc Hội thảo về đề tài “Minh triết Hồ Chí Minh” từ Hà nội gửi vào Đà Lạt, tôi rất phân vân. Chưa cần đọc chương trình và tên các tham luận tôi đã biết trước ý kiến của mình về đề tài này là trái chiều rồi. Nhưng trái chiều vẫn có thể ngồi nghe nhau nói chứ? Chẳng những “có thể” mà còn rất “cần” nghe nhau để biết mà trao đổi, tranh luận, sự đổi mới hiện tình đất nước hiện nay đang đòi hỏi như thế. Cứ giữ tình trạng phân liệt như bấy lâu nay, giới nào nói thì giới ấy nghe, tự làm người điếc trước những ý kiến đối lập, thì liệu đến bao giờ đất nước mới tiến lên được? Giới chính trị chưa thể chấp nhận sự “hội luận dân chủ” này, nhưng giới học thuật nên mạnh dạn đi trước dù biết trước là không đơn giản, vì chẳng ai có thể hoàn toàn tách khỏi chính trị trong một xã hội vẫn quyết lấy “chính trị là thống soái”, làm cho người ta luôn phải đề phòng.
Nhưng đã là trí thức thì không sợ tiếp xúc với ý kiến đối lập, trái lại luôn tìm ra được những điều để làm giàu thêm cho sự hiểu biết của mình, để củng cố thêm điều đúng, tránh bớt điều sai. Thế thì bạn bè hay những người nghĩ khác ta chính là thầy của ta vậy.
Giới học thuật không lạ gì quan điểm của tôi qua các bài viết, nhưng chắc các trí thức ở Hà Nội cũng nghĩ như tôi nên không còn e ngại như bấy lâu nay và đã mời tôi tham dự, thế là cách làm rất khác trước, thật đáng hoan nghênh.
Vì điều kiện không thể ra Hà Nội để tham dự theo Thư mời, tôi đã viết một lá thư đáp lại thiện ý đáng quý của “Trung tâm Minh triết”, nguyên văn như sau:
Trân trọng gửi các ông Nguyễn Khắc Mai, G/đ Trung tâm Văn hóa Minh Triết, cùng ông Nhật Hoa Khanh Nhận được Thư mời (do Bưu điện chuyển phát nhanh) tham dự cuộc Hội thảo “Giá trị Minh triết Hồ Chí Minh, một định hướng phát triển Việt Nam” tôi thấy ấm lòng và thực sự cảm động. Trước hết xin ngỏ lời cảm ơn.
Sự đổi mới và phát triển xã hội Việt Nam đang đòi hỏi bức thiết những Trí thức có những suy tư độc lập phải tiếp cận nhau, lắng nghe nhau, cùng cởi mở cũng như tranh luận để tiếp cận chân lý, dâng hiến cho xã hội những tiếng nói chung, đa dạng, đã qua trao đổi…
Trong những vấn đề lớn cần nhận thức lại cho rõ có vấn đề nghiên cứu nhân vật Hồ Chí Minh mà đề tài “Minh triết Hồ Chí Minh” là một cố gắng, một hướng tiếp cận.
Nghiên cứu “Minh triết HCM” không thể tách rời việc nghiên cứu HCM một cách tổng thể trong đó có các vấn đề “tư tưởng HCM”, “đạo đức HCM”, “chính trị HCM”… mà các ý kiến xoay quanh, về từng điểm đang còn rất nhiều dị biệt, thậm chí trái ngược.
Chúng ta hiểu sự dị biệt đang có ấy là tất yếu, vì sự nhìn nhận đối với một sự kiện lịch sử lớn hay một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn đòi hỏi phải lùi ra xa với một cự ly tương xứng. Độ lùi mấy chục năm nay đã có nhưng dường như chưa đủ, vì xã hội vẫn chưa ra khỏi “trường ảnh hưởng, trường chi phối” của HCM (dù với hiệu ứng cộng hưởng hay tương phản), tức chưa ra khỏi cái bóng che phủ của đối tượng mà ta cần nhìn cho hết chân dung.
“Cái quan” đã mấy chục năm mà chưa thể “định luận” trọn vẹn. Sự nghiệp ấy còn đang làm cho “một triệu người vui” và cũng đang làm cho “một triệu người buồn” (nói kiểu cụ Võ Văn Kiệt), tình hình nội bộ dân tộc đã vậy, lại đang phải đương đầu với nạn Hán thuộc, Hán hóa, và tất cả đều còn nằm trong vòng chi phối, trong cái bóng che phủ của nhân vật mà ta đang khảo sát, trong đó có vấn đề “tư tưởng HCM, minh triết HCM” mà cuộc Hội thảo này khai hội.
Ít nhất đang có 4 xu hướng nghiên cứu HCM: Xu hướng của thiểu số “nội xâm” nghiên cứu HCM để tiếp tục mị dân, làm bình phong gây hại cho đất nước, khác với xu hướng nghiên cứu HCM để gạn đục khơi trong nhằm cải thiện chế độ, đưa xã hội ít nhất thì cũng trở lại được với những năm tháng trong lành ban đầu để rồi tiếp tục tìm đường đi tới. Ngược lại là xu hướng nghiên cứu HCM chỉ nhằm đánh đổ thần tượng. Tôi tin rằng vẫn có những người thuộc xu hướng thứ tư, nghiên cứu HCM như nghiên cứu một nhân vật lịch sử, thoát khỏi mục đích chính trị trước mắt (mặc dù mục đích này cũng là tất yếu), cuối cùng những nghiên cứu dưới nhãn quan khoa học khách quan và không cục bộ như thế mới đủ sức đem lại bài học ích lợi lâu dài cho đất nước.
Mặc dù chưa có đủ độ lùi cần thiết, nhưng không phải vì thế mà có thể coi nhẹ những bài nghiên cứu hay bình luận về đề tài này ngay ngày hôm nay: những khảo cứu trong điều kiện còn nóng bỏng lại có những giá trị quý báu riêng để sau này tham khảo.
Tôi vừa ở Hà Nội về (vì công việc của gia đình và họ tộc), nên rất tiếc không thể có mặt tại cuộc Hội thảo ở Hà Nội ngày 26/10 này. Nhưng xin có lời cảm tạ ông Giám đốc Trung tâm Nguyễn Khắc Mai, ông Nhật Hoa Khanh đã có lòng nhớ tới. Xin chúc cuộc Hội thảo được sôi nổi, hấp dẫn, hấp dẫn vì đưa ra được những ý kiến sâu sắc.
Kính thư
Hà Sĩ Phu
4E, Bùi Thị Xuân, P2, Đà Lạt
Đáng nói hơn nữa, là ông Nguyễn Khắc Mai, trong phần giới thiệu chương trình đã đọc hầu như nguyên văn bức thư này một cách trân trọng, và không ngần ngại giới thiệu “ý kiến anh Hà Sĩ Phu là ý kiến đối lập”, giới học thuật đã không còn sợ nói đến “đối lập” nữa!
Phía “Trung tâm Minh triết” đã có cách xử sự rất đẹp, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau như vậy.
Song cũng xin được nói thêm một điều:
Về phía tôi, trong một lá thư nhằm cảm ơn một lời mời lịch sự, để tôn trọng người đối thoại không ai tiện dốc hết những ý kiến của mình. Tôi cũng vậy, còn nhiều điều cơ bản phải đề cập nhưng tôi biết giữ mức độ và không nóng vội.
Ấy vậy mà trong lúc giữa tôi và Ban tổ chức hội thảo đang có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau và còn khiêm nhường như vậy thì cả hai vợ chồng tôi đột nhiên bị cắt cả hai SIM điện thoại di động? (Thư gửi đi ngày 22/10 thì chiều 25/10 xảy ra sự cắt điện thoại). Ai làm việc này? Cả hai SIM đều của Viettel: 0987912570 và 01647963663.
Giữa bức thư của tôi gửi “Trung tâm Minh triết” và việc cắt điện thoại không biết có liên quan không, chỉ biết trong thời gian gần đây ngoài lá thư trên tôi chưa viết bài gì khác, lại càng không có việc làm gì khiến người ta phải cắt điện thoại. Vả lại sự trùng hợp giữa các bài viết của tôi với việc cắt điện thoại chẳng biết là ngẫu nhiên hay không nhưng đã lặp lại nhiều lần.
Sau vụ cắt tất cả 3 điện thoại bàn và cáp Internet năm 2010 (mà LS Cù Huy Hà Vũ đã giúp tôi khiếu nại) là những vụ cắt SIM di động. Sau khi tôi viết lời “Tâm sự với đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang” cả hai vợ chồng tôi cũng bị cắt SIM điện thoại như thế. Còn nhiều ví dụ nữa, tôi chẳng buồn ghi lại cho mệt.
Sự lặp lại nhiều lần tương tự khiến tôi phải cố tìm ra mối liên hệ và “truy cứu” xem mình có làm điều gì “tội lỗi”, dù là tội lỗi chỉ với người đương quyền? Những bài phê phán “cái chủ nghĩa ảo tưởng phi khoa học và phi dân chủ” (khiến cho một số dân tộc tưởng bở nên chọn lầm đường) thì tôi viết đã lâu rồi. Gần đây tôi chỉ hay viết thư, mà toàn viết thư gần gũi với các “đồng chí” của đảng như đ/c Nguyễn Minh Triết, đ/c Lê Hiếu Đằng, đ/c Trương Tấn Sang, đ/c Nguyễn Khắc Mai, làm câu đối về đ/c Võ Nguyên Giáp…, đến mức nhiều bạn bè bảo tôi là dở chứng quay đầu, ngoan ngoãn. Nhưng cứ mỗi lần “gần gũi” ngoan ngoãn như vậy là y như rằng lại bị cắt điện thoại?
Bạn bè bảo tôi phải kiện công ty Viettel sao cứ tùy tiện cắt hợp đồng với khách hàng vô tội vạ như vậy, “kinh tế thị trường” mà chẳng coi “thượng đế” ra cái đinh gì? Tôi vốn ngại kiện tụng, chỉ mong quý vị Viettel đọc bài này mà nghĩ lại.
Tóm lại, càng vui bao nhiêu khi thấy giới trí thức đã muốn bảo nhau dẹp cái “chủ nghĩa giai cấp của Ý thức hệ” để gần gũi nhau mà lo cho vận mệnh dân tộc, lại càng khó chịu bấy nhiêu khi thấy hiển hiện cái trở ngại rất lớn như một di chứng nặng nề của Ý thức hệ là cứ muốn cắt, cắt, cắt mãi những đường truyền mang tín hiệu liên kết của Dân tộc và Thời đại.
Hà Sĩ Phu
http://danluan.org/node/10419

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

PHỤC TÀI BÁC MẠNH

Thứ bảy, ngày 29 tháng mười năm 2011

PHỤC TÀI BÁC MẠNH


Vietinfo đưa tin Cựu TBT Nông Đức Mạnh cưới vợ trẻ:Theo nhiều nguồn tin khác nhau, sau khi rời ghế Tổng bí thư Đảng CSVN chưa đầy một năm, ‘Cụ’ Nông Đức Mạnh cảm thấy ‘cô đơn’ và quyết định lấy vợ mới. Vị hôn thê mới của ‘Cụ’ là cô gái trẻ và dễ thương vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh)…Cô dâu là Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh…Cô là Tổng giám đốc một công ty trách nhiệm ‘vô hạn’ Minh Tâm , là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 hiện nay.“Chẳng biết trúng hay trật nhưng thấy vui vui. Anh Ba Sàm thì bình luận:”Chuyện “yêu” thì chắc chắn rồi, nhưng “cưới” hay chưa thì mới là tin đồn. Nội dung bài viết cũng có những chi tiết không được chính xác, hơi “dìm hàng” cô dâu quá (“4 lần lên xe hoa”. Thực ra 2 lần là lên xe … với “đại gia” thì đúng hơn). Có lẽ vì vậy mà lối viết cố tình tếu táo cho bà con hiểu là tin “vỉa hè”. Vỉa hè thì vỉa hè, mình vẫn vui như thường.
Việc bác Mạnh yêu hay cưới vợ hai là chuyện bình thường. Bác Nguyễn Trọng Tạo (*) chẳng chức tước bổng lộc gì mà nghe đâu đang định cưới vợ thứ tư, huống gì là bác Mạnh. Nhìn bác Mạnh cười, hàm răng trắng đều tăm tắp biết bác hảy còn sung lắm, răng chắc cặc bền mà. Bác còn yêu được là mừng cho bác ,còn sống còn yêu vậy là vui rồi. Bác Mạnh sinh năm 4o, năm nay đã 72 tuổi rồi. Tuổi ấy Bác Hồ lo ngồi viết di chúc, bác Mạnh vẫn còn yêu được và được gái yêu là rất vui, cuộc đời vẫn đẹp sao he he.. .Một mụ nạ dòng, hoa khôi năm cà cuống, hay tin này bình một câu tỉnh bơ, nói ông này nông nhưng mà mạnh, duyệt, nếu là tao thì tao cũng duyệt. Đúng đúng. Thôi thì không yêu dân thì yêu gái vậy, không làm  cho dân hạnh phúc thì làm cho gái sung sướng, cũng gọi là tài. Bây giờ mình mới thực sự phục tài bác Mạnh. Nhìn sang thấy hai ông bạn của mình, Phạm Xuân Nguyên (***) và Huy Đức (**), kiếm mãi không được một cô vợ, rõ là lũ bất tài, hi hi.



(*) Ns Nguyễn Trọng Tạo  (**) Nhà báo Huy Đức     (***) Nhà văn Phạm Xuân Nguyên

P/s: Nhớ chuyện xưa : CÀNG GIÀ CÀNG DẺO CÀNG DAI!
Trong thời gian trú tại Núi Nài, hát xướng, ngao du cùng bạn bè, khi tuổi đã ngoại thất tuần, Nguyễn Công Trứ gặp một cô gái mười bảy tuổi. Như có duyên trời định, hai người - một lão già tóc bạc và một thiếu nữ má hồng - đã đem lòng yêu nhau và gắn bó. Cụ Thượng Trứ hỏi nàng làm thiếp, và nàng đã đồng ý làm lễ cưới. Trong đêm hợp hôn, Cụ cùng nàng bày rượu, đập trống hát ca trù và sáng tác một bài hát nói ngay lập tức được truyền tụng khắp vùng: và cho đến tận ngày nay không “tay chơi già” nào là không biết, thuộc một đôi câu.
Trẻ tạo hoá ngẩn ngơ lắm việc,
Già nguyệt ông cắc cớ trêu nhau.
Kìa kia người mái tuyết đã phau phau,
Run rẩy kẻ đào tơ còn mảnh khảnh.
Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nhánh,
Nhất toạ lê hoa áp hải đường…
Và có lẽ cho đến tận ngày nay không “tay chơi già” nào là không biết, không thuộc hai câu sau đây:
Tân nhân nhược vấn lang niên kỉ,
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam!
(Nếu thiếp mới hỏi chàng bao tuổi,
Năm mươi năm trước hai mươi ba!)
Và Cụ kết thúc khúc hát bằng một tuyên bố… xanh rờn:
Xưa nay mấy kẻ đa tình,
Lão Trần là một với mình là hai.
Càng già càng dẻo càng dai!
( Nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/binhminh_0123 )

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

24/10/2011 Ấn Độ dính vào, Trung Quốc lo

Ngô Nhân Dụng
image Tháng Tám năm 2011, báo chí của nhà nước Trung Quốc tự nhiên đánh phá lung tung, đả kích các nước Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
Bắc Kinh làm ồn ào để phản đối việc Công ty Ấn Độ ONGC Videsh Limited’s (OVL) định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khu vực (block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Tháng trước, Bắc Kinh đã từng cho chiến hạm đuổi chiếc tàu INS Airavat trong khi chiếc tàu Ấn Độ này mới rời hải cảng Việt Nam. Chắc cũng vì lúc đó họ biết Việt Nam và Ấn Độ đang đàm phán chuyện khai thác dầu cho nên gây hấn thử coi có ai sợ không. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chính thức phản đối vụ dọa nạt đó, nhân danh quyền lưu thông tự do trên mặt biển thuộc một nước Việt Nam có chủ quyền.
OVL đã từng hợp tác với Petro Việt Nam từ năm 1988 và khám phá thấy dầu ở hai blocks 127 và 128 thuộc vũng Phú Khánh từ những năm 1992, 1993. OVL cùng với BP tìm dầu ở vùng Lan Do và Lan Tây từ năm 2006; gồm cả hai blocks trên nhưng 127 không có đủ dầu và khí để khai thác. Từ năm 2010, Trung Quốc chuyển hướng ngoại giao với một thái độ mới, coi vùng Biển Đông nước ta thuộc “quyền lợi cốt lõi” của họ cho nên nay họ tỏ phản đối một cách dữ dội.
Ngày 16 tháng Chín 2011, trong lúc Ngoại trưởng Ấn Độ sang Hà Nội họp, Tân Hoa xã viết, “Trung Quốc cảnh cáo các công ty Ấn Độ hãy tránh xa vùng Nam Hải… trong vùng mà Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi được, làm nhiễm độc mối bang giao hai nước vốn đã căng thẳng”. Những dòng cuối cùng cứng rắn hơn: “Các nước muốn thử thách nên biết rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ một tấc nào trước áp lực khi đụng tới chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chính phủ Ấn Độ hãy suy nghĩ kỹ và nên tránh đừng làm gì để họ chỉ được lợi rất ít mà mất mát rất nhiều!”. Giữa tháng Mười, nhật báo Nhân dân ở Bắc Kinh lại cảnh cáo Ấn Độ thêm: “Thách thức ‘quyền lợi cốt lõi’ của một cường quốc đang lên để tìm những mỏ dầu chưa biết có hay không dưới đáy biển, sẽ gây tai hại cho cả sự an toàn về năng lượng của Ấn Độ”. Lời cảnh cáo này cũng nhắm vào ông Nguyễn Phú Trọng, lúc đó đang thăm Bắc Kinh.
Một bài quan điểm trên tạp chí Hoàn Cầu thời báo ngày 14 tháng Mười viết với giọng hăm dọa: “Trung Quốc đang tính sẽ có hành động chứng tỏ lập trường của mình và ngăn chặn những mưu đồ khiêu khích trong vùng này... Ấn Độ cố ý thừa nước đục thả câu ở Nam Hải để lấy thế mặc cả với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp khác... Có âm mưu chính trị hiển nhiên đằng sau các dự án thăm dò dầu khí... Khi Ấn Độ và Việt Nam khởi sự việc thăm dò, Trung Quốc có thể đưa tới đó những lực lượng phi quân sự để quấy nhiễu công tác của họ, sẽ gây ra tranh cãi và chia rẽ để công việc thăm dò của hai nước đó phải chấm dứt. Nói cách khác, Trung Quốc phải cho họ biết rằng những lợi lộc kinh tế trong việc hợp tác của họ sẽ không thể nào bù lại được với những rủi ro”.
Nhiều công ty dầu khí quốc tế của Mỹ, Anh, Hòa Lan, trước đây đã lập tức rút lui khỏi vùng biển Việt Nam khi bị Bắc Kinh đe dọa. Các Công ty Chevron và BP đều có những vụ hợp tác làm ăn lớn ở bên Tàu cho nên sợ mất con cá sộp bèn bỏ Việt Nam ngay; thái độ này khiến mấy anh ở Bắc Kinh tưởng dọa ai cũng được. Bây giờ, Chính phủ Ấn Độ dứt khoát không chịu thua, tuyên bố việc cộng tác tìm và khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam là một quyền được luật lệ quốc tế bảo vệ. Đụng với ONGC Videsh, Trung Quốc mới thấy không phải ai cũng sợ.
Trước thái độ cương quyết này, Bắc Kinh cho các báo, đài công kích Ấn Độ đang tranh giành ảnh hưởng với họ ở Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Đồng thời, họ công kích Việt Nam và Phi Luật Tân cùng chống nước Tàu. Không những thế, báo chí ở Bắc Kinh còn lôi kéo cả Mỹ, Nhật Bản vào coi như đồng lõa. Đó là tình trạng một người tâm thần bất ổn, nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”; cũng thấy người khác đang âm mưu hại mình. Hoặc đó là thái độ một ông “Con Trời” nghĩ rằng cả thiên hạ phải quy phục mình, ai làm trái ý mình là làm phản!
Việc Ấn Độ dự định bán cả hỏa tiễn Brahmos cho Việt Nam, càng chọc tức hơn nữa! Việc bán loại tên lửa chưa bao giờ xuất cảng này cho Việt Nam, cùng sản xuất với Nga, ghép tên hai con sông Brahmaputra và Moskva, đã được Nga đồng ý.
Một nhà phân tích chính trị Trung Quốc đã diễn tả tâm trạng giới lãnh đạo Trung Nam Hải. Ông Mã Gia Lệ (Ma Jiali 马嘉丽) được hãng thông tấn IANS (Indo-Asian News Service) phỏng vấn đã nói rằng vụ đi tìm dầu lửa khiến ông cảm thấy Ấn Độ đang muốn phát triển “những quan hệ chiến lược với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc”. Không hiểu ông ta quen nhìn Việt Nam như một nước phụ thuộc hay sao mà chỉ được giữ những quan hệ “đồng chí, anh em, chiến lược, toàn diện” với nước Trung Hoa mà thôi? Mã Gia Lệ nói: “Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Nhiều nước đang muốn liên minh chống Trung Quốc. Nếu Ấn Độ cũng theo con đường đó, sẽ không tốt. Cuộc “đối thoại tay ba” đang mở ra giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ có vẻ phần nào nhằm ngăn chặn Trung Quốc”.
Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Yuriko Koike mới viết trên nhật báo Japan Times vào tháng Sáu năm nay, nói rằng người ta không cần phải “ngăn chặn” Trung Quốc, như chiến lược “ngăn chặn” mà Mỹ đã theo trong thời chiến tranh lạnh nhắm vào Nga Xô. Bà Koike vạch ra rằng “Chi phí quân sự của Trung Quốc không mạnh hơn Nhật Bản, Ấn Độ hay Nga và quá thấp so với ba nước trên cộng lại. Một nửa trong số 1 tỷ 300 triệu người Trung Hoa còn sống trong cảnh nghèo”, cho nên Trung Quốc cần bảo vệ quan hệ kinh tế với các nước khác. Bà Yuriko Koike (Tiểu Trì Bách Hợp Tử 小池百合子) nói thái độ hung hăng của Trung Quốc sẽ chỉ thúc đẩy các nước Á châu khác phải tìm cách liên minh, với hậu thuẫn của Mỹ, thay vì để họ bị rơi vào một hệ thống do Trung Quốc đứng đầu. Nhật Bản cần coi việc liên kết với các quốc gia tự do dân chủ trong vùng, như Ấn Độ, Nam Hàn, Indonesia là ưu tiên số một trong chính sách ngoại giao. Trong tháng Mười 2011, Ngoại trưởng Nhật đã sang Jakarta cùng với Ngoại trưởng Indonesia bàn việc giải quyết các tranh chấp trong vùng biển Đông Nam Á trong một diễn đàn quốc tế, trước kỳ họp của ASEAN ở Jakarta mà Indonesia đang đóng vai chủ tọa.
Trong thực tế, các nước Á Đông và Đông Nam Á phát triển phồn thịnh được trong ba thập niên cuối thế kỷ XX là nhờ có sự hiện diện của quân lực Mỹ trong vùng này, giữ một tình trạng cân bằng về an ninh trong khu vực. Cho tới nay Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Tân Tây Lan, Việt Nam, và ngay cả Mông Cổ đều vẫn muốn giữ thế cân bằng ổn định đó. Một quốc gia nhỏ như Singapore cũng ký hiệp ước tự do mậu dịch và hợp tác quân sự với Mỹ. Số hải cảng trong vùng sẵn sàng cho phép tàu chiến Mỹ ghé bến đã nhiều hơn, các cuộc thao diễn hải quân chung với Mỹ cũng gia tăng. Đúng như bà Koike nói, không nước nào coi việc ngăn chặn Trung Quốc là cần thiết, bởi vì Trung Quốc không giống Liên Xô đời xưa. Nhưng không ai muốn bị áp đảo.
Nguyên nhân chính cũng vì trong mươi năm gần đây Bắc Kinh đã bỏ không theo chiến lược Đặng Tiểu Bình, là hãy lo phát triển kinh tế cho bằng người ta, còn về ngoại giao phải “thao quang dưỡng hối” (稻光养晦,Tao guang yang hui), tức là che bớt cái hay cái giỏi của mình và cúi xuống, chớ cái ngoi đầu lên. Mua một cái hàng không mẫu hạm cũ về, lúc đầu nói sẽ sửa chữa để làm tàu giải trí, sòng bài; rồi một ngày đem làm lễ hạ thủy, cho dân chúng kéo tới xem như xem hội, hoan nghênh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước mình. Chưa có gì mà đã khoe khoang rồi. Một hàng không mẫu hạm mà không có đoàn tàu chiến đi theo bảo vệ, không có một đội tàu tiếp liệu, chưa bao giờ thao diễn như một hạm đội, nếu đụng trận thì chỉ làm mục tiêu cho máy bay địch oanh kích. Như vậy mà diễu võ dương oai để làm gì? Chỉ có một lý do là họ cần phô trương để kích thích tự ái dân tộc của một tỷ dân Trung Hoa. Họ cần đám dân này quên cảnh tham nhũng, bất công xã hội, và thiếu tự do; tất cả hãy chịu đựng ủng hộ nhà nước! Chính nỗi sợ ngọn núi lửa bất mãn trong lòng dân sẵn sàng bùng nổ khiến cho giới lãnh đạo Bắc Kinh phải tỏ ra hung hăng đối với bên ngoài.
Nhưng khi tỏ ra lo sợ những đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài, Bắc Kinh cho thấy là họ đang sợ, vì tự nhìn bản thân bên trong còn yếu quá.
Vụ Công ty Ấn Độ ONGC Videsh cứ tiếp tục tìm dầu, không sợ dọa nạt, đã kích thích nỗi sợ hãi của Bắc Kinh. Lần đầu tiên, miếng võ đe dọa của họ mất hiệu lực. Tai sao các Công ty Chevron, BP nhượng bộ ngay mà OVL không sợ? Chỉ vì quyền lợi của Chevron ở Trung Quốc lớn quá, họ không muốn gây chuyện làm hỏng việc làm ăn. Cũng vì quyền lợi kinh tế, Chính phủ Mỹ hùa theo Chevron, tuyên bố không can dự vào những hòn đảo trong vùng biển đang tranh chấp. Khác với Chevron, công ty OVL không có quyền lợi nào đáng kể ở Trung Quốc mà lo bị mất. Vì thế Chính phủ Ấn Độ mới làm cứng.
Bắc Kinh hoảng hốt khi miếng võ đe dọa mất hiệu lực. Vì vậy, họ vẫn tiếp tục tham dự cuộc họp Hợp tác Chiến lược kinh tế đầu tiên với Ấn Độ. Và ngay sau cuộc gặp mặt giữa hai Thủ tướng Manmohan Singh và Ôn Gia Bảo, họ quyết định trong 6 tháng sẽ họp lần nữa, không đợi tới một năm như dự trù. Năm 2009, hai nước đã đứng trên cùng một lập trường khi đối diện với các nước Tây phương trong hội nghị Copenhagen về bảo vệ khí quyển, vì cả hai đều là những quốc gia đang phát triển. Trong mấy năm gần đây, Ấn Độ đang cải thiện bang giao với những nước Á Châu khác, từ Afghanistan, Iran, Bangladesh, đặt chân lên cả những nơi mà Trung Quốc từng coi là phiên thuộc như Mông Cổ và Việt Nam.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy trong việc ngoại giao không có nước nào là bạn, cũng không coi ai là kẻ thù. Tất cả hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Trung Quốc không chỉ lo ngại một công ty Ấn Độ dám chống họ, mà họ còn lo xa hơn. Mai mốt, nếu công ty OVL thành công, bắt đầu khai thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam và có lợi, các công ty quốc tế khác sẽ cứ theo tiền lệ của họ mà làm theo! Ở Na Uy, Mexico, Venezuella, thiếu gì những công ty dầu khí không có quyền lợi nào ở Trung Quốc để bị ràng buộc; ngăn cản họ làm sao được? Theo quyền lợi của Bắc Kinh thì tốt nhất Việt Nam chỉ hợp tác với Trung Quốc mà thôi! Trong quá khứ, năm 2008 Trung Quốc đã đe dọa Công ty ExxonMobil không được tìm dầu trong vùng biển Đông nước ta. Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố ở Singapore rằng Chính phủ Mỹ phản đối những lời đe dọa đối với các công ty năng lượng của nước họ. Năm nay 2011, vào tháng Tư ExxonMobil đã bắt đầu khoan đáy biển trong Block số 119 ngoài khơi Đà Nẵng, chưa thấy Trung Quốc phản đối!
Nguyên nhân gây ra nỗi sợ của Bắc Kinh trong vụ công ty OVL bướng bỉnh không phải vì họ lo sẽ xảy ra chiến tranh với Ấn Độ. Hai nước đã đánh nhau nhiều lần về chuyện biên giới từ những năm 1962; cho tới nay vẫn không bên nào chịu thỏa hiệp ký một hiệp ước chia đôi nhanh chóng như vụ chia đôi vùng tranh chấp ở biên giới Việt-Trung. Ấn Độ và Trung Quốc đều coi phát triển kinh tế là ưu tiên số một, tạm gác các tranh chấp khác một bên. Hiện nay nước mua bán với Ấn Độ nhiều nhất là Trung Quốc. Trung Quốc càng muốn giữ một bộ mặt hòa bình trong khi cần đi làm ăn nơi khác nữa! Trung Quốc mới khai trương một hàng không mẫu hạm còn Ấn Độ đã có một chiếc mẫu hạm từ lâu rồi, và đang làm thêm 3 mẫu hạm khác trong mười năm tới. Hải quân Ấn Độ đứng hàng thứ 5 trên thế giới, cho nên chiến tranh khó xảy ra chỉ vì Biển Đông.
Nỗi sợ của Trung Quốc chính vì họ lo Ấn Độ và Việt Nam phải hợp lực chống lại nếu đem tàu hải giám tới phá công việc tìm dầu của OVL tại một vùng ngoài khơi Quy Nhơn. Súng không thể nổ, nhưng bang giao Ấn – Trung – Việt sẽ căng thẳng, các nước ven biển vùng Đông Nam Á sẽ báo động, cả thế giới sẽ nhảy vào can gián.
Khi can gián, người ta phải đặt một câu hỏi căn bản, là Quần đảo Hoàng Sa thực sự thuộc nước nào? Các nước Đông Nam Á đều muốn đặt câu hỏi đó, đối với tất cả các hòn đảo đang tranh chấp. Nếu chưa thể quyết định chủ quyền trên mỗi đảo, người ta vẫn có thể đặt vấn đề giới hạn vùng lãnh hải đối với mỗi hòn đảo; nhờ một tòa án quốc tế hay một hội nghị quốc tế phân xử; các bằng chứng lịch sử và pháp lý phải được trưng bày. Ngay cả khi Trung Quốc muốn tỏ ra hòa hoãn, yêu cầu chỉ bàn việc cộng tác khai thác và chia sẻ lợi ích, thì vấn đề ai là chủ của những hòn đảo nào vẫn phải được đem ra giải quyết trước mặt thế giới.
Đây sẽ là một cơ hội cho Việt Nam quốc tế hóa vấn đề nước nào nắm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Lúc đó, Trung Quốc biết họ sẽ đuối lý. Trung Quốc tấn công chiếm Hoàng Sa năm 1974, mới hơn một phần tư thế kỷ. Một hành động xâm lăng rất khó xóa bỏ. Tại sao anh phải đem quân tới giết người để chiếm những hòn đảo này, nếu đó là đất nước của anh? Có những chiến sĩ Hải quân Việt Nam còn sống sẽ ra làm chứng quân trú phòng Việt Nam bị bắn, giết, họ bị bắt rồi được trả về như tù binh. Cuối cùng, thế giới sẽ thấy chỉ có một giải pháp là mọi tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa cần được đưa ra cho một hội đồng hay một phiên tòa quốc tế phân giải. Khi đó, các bằng chứng lịch sử cho thấy Việt Nam là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa sẽ hiển nhiên quá, Bắc Kinh không thể nào cãi lại được! Việt Nam có thể chứng minh chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách dễ dàng. Giữa thế kỷ trước, trong một hội nghị quốc tế ở San Francisco, chính phủ Bảo Đại đã công bố các quần đảo đó thuộc quyền nước Việt Nam; phái đoàn Nga đề nghị Nhật Bản trao trả vùng đó cho Chính phủ Tưởng Giới Thạch nhưng không ai được ủng hộ.
Trung Quốc đang có nhiều mối lo ngoại giao khác, không mong bị thêm rắc rối. Chính phủ Obama vẫn cứ bán thêm máy bay cho Đài Loan, mặc dù Bắc Kinh phản đối. Thượng viện Mỹ đang làm một dự luật “trừng phạt kinh tế” Trung Quốc với tội cố ý giữ đồng tiền nước họ thấp quá so với mỹ kim để có lợi bán hàng sang Mỹ rẻ. Năm tới dân Mỹ sắp bỏ phiếu, cả Quốc hội lẫn ông Tổng thống đều muốn tỏ ra cứng rắn để kiếm lá phiếu của dân! Đúng lúc đó thì một công ty dầu khí và chính quyền Ấn Độ lại gây thêm chuyện mới, không ngoan ngoãn làm “láng giềng hữu nghị” với Trung Quốc! Trung Quốc là nước đứng hàng đầu trong nền ngoại thương của Ấn Độ; quyền lợi đó không dễ bỏ qua chỉ vì một vụ tranh chấp nhỏ của công ty OVL. Thay vì gây thêm căng thẳng, cách tốt nhất cho Trung Quốc là bắt nạt được ai thì cứ bắt nạt nhưng cứ tham dự để chia phần, trong khi vẫn lớn tiếng để làm áp lực. Một tạp chí của Quân đội Trung Quốc đã cảnh cáo nếu Trung Quốc dùng vũ lực ở Nam Hải thì chẳng khác gì một người tự bắn vào chân mình!
Vì vậy trong cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, bản thông cáo chung đã nói đến việc hai nước sẽ hợp tác nhiều hơn trong việc tìm và khai thác dầu, khí ngoài khơi. Trong cuộc hợp tác này, làm sao để không bị lép vế khi chia phần, người Việt Nam có thể lấy những bản hợp đồng ký với các nước khác làm thí dụ để tự bảo vệ quyền lợi.
N.N.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

28/10/2011 Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

Các tác giả:
Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm
Lời giới thiệu
Văn bản dưới đây được soạn thảo trong mùa hè vừa qua, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Là người Việt Nam, không ai không khỏi giật mình tự đặt câu hỏi: làm sao đối phó với hiểm họa ngoại xâm khi nội lực của chúng ta đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại: kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ non yếu, đạo đức xã hội suy đồi, tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước thiếu hiệu quả.
Qua trao đổi giữa các đồng nghiệp trong giới đại học và nghiên cứu làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, văn bản này được viết ra, nhằm phân tích những yếu kém của nội lực Việt Nam và đề nghị những biện pháp cải cách. Xuất phát từ nhiều chỗ đứng khác nhau, nhưng cùng bức xúc như nhau trước tình hình nghiêm trọng của đất nước, những người soạn thảo đã làm việc trên tinh thần đồng thuận. “Bản Ý Kiến” này là kết quả của vài trăm điện thư trao đổi, đúc kết nhiều quan điểm khác nhau để đi đến một “mẫu số chung”: Sự cần thiết của cải cách thể chế, con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để tăng cường nội lực, thực hiện đoàn kết, bảo vệ đất nước, và phát triển bền vững.
Văn bản này không phải là một bản kiến nghị, cũng không phải đưa ra để lấy chữ ký, mà cốt chia sẻ suy nghĩ về cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Văn bản đã được gửi đến các ủy viên trong Bộ Chính trị cách đây khoảng một tháng và đến Quốc hội cùng Chính phủ gần đây hơn. Nay xin trân trọng gửi đến bạn đọc.

Thời của lý luận và lý thuyết nào?

(Thư riêng gửi bạn Tống Văn Công để đọc chung)
Phạm Toàn
Hiểu về lý luận và lý thuyết theo cách khác đi sẽ giúp cho loài người bớt sản sinh ra những anh nói khoác (hoặc nói những điều vô bổ). Và bớt cả những anh còn tiếp tục đối thoại với những anh nói những điều chính mình cũng cóc hiểu là gi gỉ gì gi nhưng cái gì cũng cứ nói lấy được!” – Phạm Toàn.
Trong đường hướng nhất quán của mình, BVN chưa bao giờ coi thường lý thuyết, nhưng phải là thứ lý thuyết đòi được thực tế kiểm nghiệmđòi được thực hành nghiêm túc khoa học bởi những con người không phải chỉ thuần có niềm tin mù quáng mà còn có nhân cách trí thức bảo chứng. Rất tiếc hiện nay thời cuộc đảo điên, lý thuyết đã trở thành kinh sách tôn giáo, và người nhai lại và phun ra mớ lý thuyết cũ nát ấy để bắt mọi người tin (mà bảo chứng cho niềm tin này tiếc thay... đôi khi lại là dùi cui và nhà tù) thì chính trong tim đen của họ, tuyệt nhiên không còn chút niềm tin đích thực nào, cũng chẳng có chút tri thức tối thiểu để tin. Họ chỉ tin vào túi vàng và chỉ có rặt một thứ bằng cấp dỏm hoặc một mớ câu chữ sáo rỗng ngấu nghiến theo lối học thuộc. Chỉ khổ thân cho những nhà trí thức thứ thiệt, đem hết nhiệt thành để luận về mớ lý thuyết mà chính người đang “nhai” và “phun” nó sẵn sàng vứt đi từ lâu. Bàn giải “ông chằng bà chuộc” như thế tất nhiên là không bao giờ đưa lại một hiệu quả thực tế nào cả.
Thực chất ý nhà giáo Phạm Toàn ở đây, theo tôi, không hề muốn công kích nhà lý thuyết thiện tâm Tống Văn Công và những người thiện tâm khác, cũng không phải khăng khăng làm một ông Thomas Gradgrind trong Temps difficile của Charles Dickens lúc nào cũng đòi hỏi “sự kiện”, “thực chứng”...; mà thực tế chỉ là những dòng tự luận, cảm thương cho tình cảnh hài kịch mà thế hệ chúng ta đang gánh chịu.
Nguyễn Huệ Chi

28/10/2011 Exxon Mobil tìm thấy mỏ dầu mới ở thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh sẽ phản ứng?

28/10/2011

Exxon Mobil tìm thấy mỏ dầu mới ở thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh sẽ phản ứng?

clip_image001  
Vị trí mỏ dầu khí ( đánh dấu bằng chấm đen) mới được phát hiện. DR
 
Vào hôm nay, 27/10/2011, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon xác nhận đã tìm được dầu khí tại một vùng ở Biển Đông, trên thềm lục địa ở miền Trung Việt Nam.  Thông tin được loan báo vào lúc Trung Quốc liên tiếp đe đọa những ai hợp tác với Việt Nam trong các đề án ngoài Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Giới quan sát đang tự hỏi là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?
Khu vực có dầu khí thuộc một lô ngoài khơi Đà Nẵng, mà phía Việt Nam đã trao cho Exxon quyền thăm dò và khai thác. Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo công bố vào hôm nay, Tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil cho biết là mũi khoan thứ hai mà họ thực hiện ngoài khơi Đà Nẵng vào tháng 8/2011 đã giúp phát hiện ra dầu khí. Công việc khoan dò do Công ty Thăm dò và Khai thác Exxon Mobil Việt Nam, (bộ phận của tập đoàn Mỹ tại Việt Nam) tiến hành.
Ông Patrick McGinn, thuộc bộ phận báo chí của Exxon, tuy nhiên đã không cho biết chi tiết về trữ lượng mỏ dầu khí, chỉ cho biết là tập đoàn Mỹ đang phân tích dữ liệu từ giếng khoan thứ hai này, sau khi một mũi khoan thứ nhất đã không mang lại kết quả.
Tuy nhiên, trước đó, báo chí Anh Mỹ đã tiết lộ rằng Exxon Mobil đã phát hiện ra một mỏ khí đốt có trữ lượng đáng kể ở một lô ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng, thuộc bể trầm tích Phú Khánh.
Theo Financial Times, một quan chức tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đối tác của Exxon Mobil, cho biết là đã tìm thấy khí đốt, trong khi giám đốc điều hành một công ty dầu hỏa khác thăm dò gần lô 118 xác định rằng mỏ vừa phát hiện có "một tiềm năng đáng kể", căn cứ vào nền địa chất của khu vực.
Theo Wall Street Journal, khu vực được khoan dò nổi tiếng là có trữ lượng dồi dào. PetroVietnam và nhiều tập đoàn quốc tế khác đã bắt đầu công việc sản xuất tại nhiều mỏ quan trọng trong vùng này, trong lúc một số công ty khác như Petronas của Malaysia, Premier Oil trụ sở tại Anh Quốc, Gazprom của Nga và Total của Pháp, cũng vừa phát hiện ra một số mỏ dầu khí trong khu vực này.
Lẽ ra, phát hiện của Exxon không có gì đáng nói vì chỉ là một thông tin kinh tế bình thường. Vấn đề là trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã đột nhiên hung hăng hẳn lên đối với tất cả các tập đoàn dầu hỏa có đề án hợp tác với Việt Nam để thăm dò khai thác dầu khí tại vùng Biển Đông mà Bắc Kinh tự nhận có chủ quyền trên hơn 80% diện tích.
Do đó các nhà quan sát đang chờ đợi xem phản ứng của Trung Quốc sẽ ra sao trước diễn biến mới này trong công cuộc hợp tác giữa Việt Nam và Exxon, tập đoàn dầu hỏa thuộc hàng lớn nhất thế giới hiện nay.
Phải nói là Exxon Mobil đã được chính quyền Việt Nam cấp phép thăm dò và khai thác 3 lô 117, 118 và 119 ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, dựa trên quy định của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, dù nằm hẳn trong thềm lục địa Việt Nam, khu vực có các lô này lại bị Trung Quốc tranh chấp căn cứ vào điều được Bắc Kinh cho là chủ quyền lịch sử của họ trên gần như toàn bộ Biển Đông.
Trong thời gian trước đây, Bắc Kinh từng bị chính quyền Mỹ công khai tố cáo là đã gây sức ép trên các tập đoàn dầu hỏa quốc tế, trong đó có cả Exxon, buộc các hãng này phải hủy bỏ đề án hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông, nếu không muốn công việc làm ăn của họ tại Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Gần đây hơn là những yêu sách nhắm vào New Delhi và hãng dầu hỏa ONGC, đòi phải hủy bỏ đề án của tập đoàn quốc gia Ấn Độ thăm dò khai thác hai lô 127 và 128 cũng ở ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Sau khi những đòi hỏi này bị Ấn Độ bác bỏ, Trung Quốc đã để cho báo chí liên tiếp đả kích và đe dọa New Delhi cũng như Hà Nội.
T.N.
Nguồn: Viet.rfi.fr

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

NGUYỄN TRỌNG VĨNH:

NGUYỄN TRỌNG VĨNH: NHÂN ĐỌC TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT - TRUNG


 Nhân đọc các văn bản được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNguyễn Trọng Vĩnh Đọc bản thỏa thuận giữa 2 Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân dân ngày 12/10, bản về thỏa thuận trên biển và bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 16/10/2011, tôi có cảm tưởng là các văn bản đã được Trung Quốc...
-->đọc tiếp...

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

KẾT LUẬN RỒI: ĐỒ GIẢ ! CHỈ CÓ CÁI THỨ TRƯỞNG LÀ THẬT THÔI

Bằng của Thứ trưởng Cao Minh Quang không phải bằng tiến sĩ

Thứ Tư, 26.10.2011 | 08:21 (GMT + 7) 

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GDĐT vừa có văn bản trả lời đơn của ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế - về việc văn bằng của ông Quang không phải là bằng tiến sĩ.
Thứ trưởng Cao Minh Quang - Ảnh: Việt Dũng
Thứ trưởng Cao Minh Quang - Ảnh: Việt Dũng

Cụ thể, trên cơ sở các thông tin liên quan đến Trường Đại học Uppsala, hệ thống văn bằng sau đại học nói chung và trình độ “Licentiatexamen” nói riêng của Thụy Điển, hệ thống văn bằng của Thụy Điển theo tài liệu của Cơ quan Quản lý giáo dục đại học Thụy Điển và thư trả lời của Trung tâm Lưu trữ dữ liệu sinh viên Trường Đại học Uppsala, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định: Trong hệ thống giáo dục của Thụy Điển, văn bằng “Licentiatexamen” mà ông Cao Minh Quang nhận được từ Trường Đại học Uppsala chỉ là văn bằng trình độ trung gian (Intermediate Degree), chưa phải là bằng tiến sĩ (Ph.D).   

Được biết trước đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Nhung (trước khi về hưu) đã ký xác nhận cho ông Cao Minh Quang có văn bằng tương đương tiến sĩ dược khoa. Cũng nhờ chữ ký đó, ông Cao Minh Quang nghiễm nhiên trở thành tiến sĩ, các cơ quan khác cũng mặc nhiên thừa nhận trình độ tiến sĩ của ông Quang vì đã được xác nhận của ông thứ trưởng Bộ GDĐT. Nay, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục lại xác nhận bằng ông Quang không phải là tiến sĩ.    


Lê Thanh Phong
Nguồn: Lao Động điện tử

KỲ DUYÊN: SỐ PHẬN ĐỘC TÀI

SỐ PHẬN ĐỘC TÀI
Kỳ Duyên

Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực.

Những ngày qua, cả thế giới chấn động trước thông tin cựu lãnh đạo Lybia- M. Gaddafi, người được mệnh danh "vua của các vị vua" bị bắt sống, bị chết thê thảm và bị kéo lê ngay trên chính thị trấn quê hương Sirte, giữa sự hỗn loạn của giao tranh, một bên là quân nổi dậy, và một bên là đám tàn quân trung thành.

Một con người suốt 42 năm cai trị độc đoán, khát máu và "đồng bóng" đã tàn sát 20 vạn người dân lương thiện, 52 ngàn tù nhân, và 6 tháng qua, giết 20 ngàn người dân nổi dậy. Ra lệnh giết đồng bào, đồng loại không ghê tay, vậy mà khi bị nòng súng chĩa thẳng vào đầu đã van xin hoảng sợ: "Xin đừng bắn". Nhưng ông ta cũng đã không thoát khỏi cái chết.

Kinh khủng và cũng thật hiếm có, hàng trăm người Libya đã xếp hàng, mặt bịt khẩu trang chờ xem thi thể vấy máu của M.Gaddafi được đặt trong một máy giữ lạnh, vốn để trữ thịt, tại một trung tâm mua sắm. Đó là sự chờ đợi suốt 42 năm nhọc nhằn, khổ ải của họ.

Sinh ra trong sự hoan hỉ của ruột thịt, họ hàng. Chết đi trong sự hoan hỉ, mừng vui của đồng bào mình. Có gì bi thảm hơn thế cho số phận một quân vương?
 

 






Người dân Libya tập trung tại quảng trường Martyrs tại thủ đô Tripoli ngay sau khi nghe tin nhà lãnh đạo Mummar Gaddafi đã bị giết tại Sirte, quê hương ông. Ảnh: Reuters

Số phận những nhân vật lịch sử 

M.Gaddafi không phải người đầu tiên. 

Trước đó, vào ngày 30/12/2006, cả thế giới chấn động và căng thẳng chứng kiến số phận của cựu tổng thống Iraq- S. Hussein. Bị bắt khi đang ẩn náu trong một chiếc hầm tại Ad Dawr, cách phía nam Baghdad khoảng 30km, sau 250 ngày chạy trốn, cuối cùng S. Hussein cũng phải bước lên giá treo cổ.
.
Chợt nhớ câu của Hoàng đế Pháp Napoléon: Từ chỗ tuyệt vời đến chỗ lố bịch chỉ có một bước!

Con người hùng một thời lẫy lừng, có gương mặt rất đàn ông, với bộ ria mép cũng mang vẻ "đầy quyền lực" như chủ nó, khi đó, gầy gò trong chiếc sơ mi trắng, tay cầm chặt cuốn kinh Koran. Nhưng Chúa Trời cũng đã không cứu thoát được S. Hussein trước tội ác chống lại loài người. 

Chỉ ngay trong thập kỳ đầu tiên của thế kỷ 21, nhân loại đã chứng kiến hai bậc quân vương- S. Hussein, và M. Gaddafi, từ ngai vàng bước lên giá treo cổ, hoặc chết thảm, hệt những câu chuyện lịch sử cổ đại, hay cổ tích "ngày xửa, ngày xưa...". Còn những ai ai nữa tiếp theo?
.

Nhìn ngược thời gian, chợt nhận ra, đã có không ít nhân vật lịch sử có chung một số phận như S. Hussein, M. Gaddafi cho dù sự kết thúc có thể rất khác biệt, tùy tính cách, hoàn cảnh và cả số phận

Đó là Adolf Hitler, mà tên tuổi luôn gắn liền với một khái niệm khiến cả nhân loại ghê sợ - phát xít. Tháng 4/1945, biết rõ "ngày tàn của bạo chúa" đến gần, trùm phát xít A. Hitler chuẩn bị rất kỹ cho cái chết của mình. Hệt như khi tính toán kỹ càng để ra lệnh lùa sáu triệu người dân Do Thái vô tội vào các lò thiêu. Kỹ càng đến mức- trước đó chỉ hai ngày, ông ta kết hôn với Eva Braun, người bạn gái, người đàn bà trung thành và tận tụy. Và kỹ càng cho cả cái chết, khi tiêm thử thuốc độc cho một con chó.




Từng sống sót qua vô vàn những vụ ám sát, nhưng cuối cùng A. Hitler phải tự bắn vào đầu mình bằng khẩu súng ngắn Walther. Từng thiếu hàng triệu người dân Do Thái vô tội, nhưng cho đến những năm tháng này, ông ta vẫn bị cả nhân loại "thiêu" trong sự căm phẫn và kinh tởm vì man rợ tột cùng.

Đó là Benito Mussolini, Thủ tướng của chế độ độc tài và phát xít Ý (Italia), thân hữu và là đồng minh của A.Hitler. Khi A.Hitler tự sát cùng vợ (ngày 30/4/1945), trước đó hai ngày, 28/4/1945, B. Mussolini cùng nhân tình Clara Petacci toan bỏ trốn sang Thụy Sĩ nhưng bị quân cộng sản kháng chiến Ý bắt, và bị bắn tại làng Giulino di Mezzegra, cùng Clara Petacci và những người tùy tùng.

.

Quá căm giận kẻ độc tài, những người dân Ý giẫm đạp, đấm đá, làm tan nát thi thể đã đầm đìa máu của ông ta. Và họ treo trên những chiếc móc thịt. Kẻ phát xít đã phải trả giá bằng những đòn thù kiểu... phát xít, mà người ta không chút ân hận, day dứt lương tâm. Âu đó cũng là cái giá khủng khiếp phải trả cho sự độc tài và vô nhân tính.

Đó là Ion Antonescu, từng là lãnh đạo thời chiến của Romania và bị đổ trách nhiệm cho cái chết của 400.000 người. Cuối cùng, năm 1946 ông ta bị khởi tố về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại hoà bình và mưu phản. Bị xử bắn trên chính cánh đồng, mảnh đất đã nuôi dưỡng ông ta bằng hạt lúa mì mọng sữa, nhưng ông ta đã trả cho đời bằng sự tàn nhẫn sát sinh. Để nhận lại, cuối cùng, là những phát súng bắn thẳng cũng lạnh lùng không kém của những người lính. Lúc đó là ngày 1/6/1946.



Đó là Rafael Trujillo, nhà độc tài của Cộng hoà Dominican. Trujillo, thường được gọi là El Jefe (Ông chủ). R. Trujillo đã cai trị đúng tính cách Ông chủ, tạo ra một chế độ tàn bạo nhất trong suốt 30 năm (1930 -1961), với tra tấn và giết chóc.

R. Trujillo bị tố cáo về hành vi diệt chủng, khi năm 1937, ra lệnh sát hại 20 nghìn người dân Haiti làm việc tại các đồn điền trồng mía ở hai bên bờ sông Thảm Sát (Massacre). Tổng cộng đã có hơn 50.000 người thiệt mạng trong thời kỳ R. Trujillo cai trị.

.

Và rồi đến lượt R. Trujillo bị diệt, vào đêm 30/5/1961, hệt cảnh tượng trong một bộ phim cao bồi Mỹ, khi ông ta đang trên đường từ thủ đô tới San Cristobal, nơi cô bồ trẻ đang chờ, theo đúng triết lý nhân sinh: Có ân báo ân, có oán báo oán!


Và đó là Nicolae Ceausescu, Tổng Thư ký Đảng Lao động Romania, sau này là Đảng CS Romania- từ năm 1965 đến năm 1989. Cái chết của vợ chồng N. Ceausescu đã làm chấn động cả thế giới những năm tháng đó.

N. Ceauşescu đạt tới đỉnh cao của sự độc tài, gắn với một đời sống gia đình cực kỳ xa hoa. Tự trao cho mình các danh hiệu "Conducător" (lãnh tụ) và "Geniul din Carpaţi" (Thiên tài của người Carpathian), đưa vợ mình là Elena cùng các thành viên trong gia đình vào các chức vụ trong chính phủ, ông ta không nghĩ rằng một kết cục khác đang chờ đợi phía trước.
.

Tháng 12/ 1989, Chính phủ ông N. Ceausescu bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự. Hai vợ chồng N. Ceausescu đã bị toà án quân sự xử tử hình, chỉ sau 90 phút xét xử, vì các tội làm giàu trái phép, diệt chủng và bị hành quyết tại chính nơi lẩn trốn của họ. Đó là ngày 25/12/1989, đúng ngày Chúa Phục sinh. Cũng là ngày N. Ceauşescu xuống địa ngục.

Từ chỗ "tuyệt vời" đến chỗ lố bịch

Số phận của những nhân vật lịch sử trong quá khứ, nay lại gặp số phận những nhân vật lịch sử trong hiện tại. Chen chúc gặp nhau dưới địa ngục, những nhà độc tài, những trùm phát xít ấy nói với nhau điều gì nhỉ?

Như M. Gaddafi, 27 tuổi đã bước lên ngai vàng trị vì, được tung hô như một vị anh hùng, để 42 năm sau, chết thê thảm trên con đường đầy cát bụi, trộn lẫn máu của ông ta và thuốc súng của phiến quân.

.


Liệu M. Gaddafi và họ- những nhân vật lịch sử tàn bạo- có ngộ ra một điều- sự độc tài, tham lam và thù hằn dân chủ cũng đồng thời là con đường dẫn đến kết thúc của họ một cách nhanh nhất? Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều quân vương của các quốc gia độc đoán, độc tài run sợ, khi nhìn vào số phận của M.Gaddafi, của S. Hussein. 

Sống có thể được muôn nghìn lời tung hô. Nhưng chết đi cũng vẫn nhận được muôn nghìn lời nguyền rủa. Sự nguyền rủa, đau đớn thay, có khi còn đến sớm hơn, khi họ vẫn ngự trị và chưa kịp nằm xuống. Đó là vinh hạnh và bất hạnh của các bậc quân vương, tùy tài năng, đức độ, phẩm cách của họ. 

Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực. 

Nó có khoảng cách của 42 năm trị vì, như với M.Gaddafi, hay 24 năm như với S. Hussein. Nhưng có khi nó rất mong manh- chỉ là đường kính tính bằng xăng ti mét của một sợi dây thòng lọng. Hay một tiếng "đoàng" cụt lủn, lạnh tanh vang lên. 

Chợt nhớ câu của Hoàng đế Pháp Napoléon: Từ chỗ tuyệt vời đến chỗ lố bịch chỉ có một bước!


Thứ tư, ngày 26 tháng mười năm 2011

NGUYỄN TRỌNG VĨNH: NHÂN ĐỌC TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT - TRUNG


 

Nhân đọc các văn bản được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc 

của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Trọng Vĩnh

Đọc bản thỏa thuận giữa 2 Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân dân ngày 12/10, bản về thỏa thuận trên biển và bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 16/10/2011, tôi có cảm tưởng là các văn bản đã được Trung Quốc soạn thảo sẵn, đoàn Việt Nam có thêm bớt đôi chỗ để thành văn bản thỏa thuận giữa “hai nhà lãnh đạo”, giữa “hai bên”. Do Trung Quốc soạn thảo hoặc nêu ra trước, nên chứa đựng nhiều lời lẽ thân thiện giả dối, không đúng thực tế, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốccó chỗ có tính chất ràng buộc Việt Nam. Có những đoạn, những câu mập mờ, khó hiểu.

Vẫn lại “phương châm 16 chữ” “tinh thần 4 tốt”, nhưng khi lập lại quan hệ bình thường, Trung Quốc có thực hiện đâu!

Nào đâm chìm tàu cá, bắt, bắn ngư dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, tịch thu tài sản, ngư cụ, đòi tiền chuộc, cấm, đuổi ngư dân ta đánh cá trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 2, phá cáp tàu Viking II, gần đây “Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn dọa đánh Việt Nam (và Philippines), phát ngôn: “giết những con gà để dọa bầy khỉ”… Thế mà là “hữu nghị và 4 tốt” à? Thật là giả dối một cách trắng trợn.

“Khẳng định tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước… truyền mãi cho các thế hệ mai sau” (!). Cướp đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đánh Việt Nam năm 1979 giết hại nhân dân, tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam, bắn giết bộ đội đồn trú Việt Nam, chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, Hà Giang và bao nhiêu hành động ngang ngược gây hấn ở biển Đông như nói trên… đâu phải là tình hữu nghị và tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam. “…Truyền mãi cho các thế hệ mai sau” là điều không thể có trên thực tế. Lãnh tụ của Trung Quốc Mao Trạch Đông đã từng nói rất đúng là: “Không có kẻ thù vĩnh viễn không có bạn vĩnh viễn”. Ví như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam thì Trung Quốc là bạn của Việt Nam. Nhưng đến khi Trung Quốc đem quân tấn công các tỉnh biên giới Việt Nam năm 1979 thì đâu còn bạn nữa, Trung Quốc đã trở thành kẻ thù của nhân dân Việt Nam hai năm rõ mười. Và khi bình thường hóa quan hệ trở lại thì hai bên lại là bạn của nhau. Cuối tháng 9/2011 tờ Hoàn cầu thời báo cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc dọa đánh Việt Nam và Philippines; nếu sau này Trung Quốc đánh Việt Nam thật thì Trung Quốc đương nhiên lại là kẻ thù của Việt Nam, chứ làm sao mà bạn lại đi giết bạn được. Đối với Mỹ cũng vậy, khi Mỹ đổ quân vào đánh Việt Nam thì Mỹ là kẻ thù của Việt Nam. Sau khi khép lại quá khứ, lập lại quan hệ ngoại giao với nhau, làm ăn buôn bán với nhau, lãnh đạo đến thăm viếng nhau, thì Mỹ cũng là bạn của Việt Nam như các nước khác.

Điểm 3 trong hội đàm nêu: “Hai bên quan tâm giáo dục các tầng lớp nhân dân về tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nước”… nhưng trên thực tế thì lâu nay Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền giáo dục trong dân và các trường học rằng “toàn bộ Nam Hải (biển Đông) và các quần đảo là thuộc Trung Quốc, bị Việt Nam và Philippines xâm chiếm, cần phải thu hồi”, làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu lầm, báo chí Trung Quốc từng lăng mạ Việt Nam bằng đủ mọi ngôn từ bỉ ổi, gần đây Hoàn cầu thời báo lại nói: “Việt Nam và Philippines là hai kẻ quấy rối phải kiên quyết diệt trừ”… Còn về phía Việt Nam thì chưa hề công khai tuyên truyền cho nhân dân biết rõ về chủ quyền biển, đảo của mình và những việc Trung Quốc hoành hành ngang ngược, gây hấn ở biển Đông, đôi khi báo chí Việt Nam còn né tránh dùng từ “tàu lạ” đâm tàu cá của ngư dân ta trên biển. “Giáo dục về truyền thống đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng hai Nước” là như thế sao? Rõ ràng là lừa bịp và mâu thuẫn với thực tế!

Điểm 8 nêu vấn đề “bảo vệ môi trường”, bảo vệ và sử dụng nguồn nước”… Thực tế thì Trung Quốc đang phá hoại môi trường của Việt Nam trong khi khai thác bauxite ở Tây Nguyên và các điểm khai thác vàng ở Bắc Kạn, Sóc Sơn. Sử dụng nguồn nước, thì Trung Quốc xây hàng loạt đập trên thượng nguồn sông Mê Kông đe dọa Nam Bộ Việt Nam vào mùa khô thiếu nước ngọt cho vùng nuôi cá da trơn, cho vùng cây trái và vùng lúa, vì nước mặn sẽ dâng sâu vào nội địa.

Trong tuyên bố chung có nêu những ý như thúc đẩy hợp tác “lâm nghiệp”, “khoáng sản”, “khai thác dầu khí” ở biển Đông… xây dựng khu “hợp tác kinh tế biên giới” v.v. hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc. Trung Quốc đã mua hàng mấy ngàn hécta rừng biên giới Việt Nam, khai thác bauxite, đá quý Tây Nguyên, vàng Bắc Kạn, Sóc Sơn, đòi khai thác dầu khí… Việt Nam có sang Trung Quốc để hợp tác rừng, khai thác khoáng sản gì đâu. Nói “hợp tác” thực chất là để đáp ứng hơn nữa yêu cầu của Trung Quốc thôi. Đã có nhiều cửa khẩu biên giới, đã giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu chính ngạch tiểu ngạch, cần gì xây dựng “khu hợp tác kinh tế biên giới” chiếm hơn 8 đến 10 km2? Có “khu hợp tác kinh tế biên giới” thì Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng cửa hàng, trụ sở công ty, nhà ở nhân viên trên phần đất của Việt Nam trong khu kinh tế “chung nhau” ấy, coi chừng lâu dần Việt Nam sẽ mất to, đất của việt Nam sẽ trở thành đất của Trung Quốc theo kiểu “điểm nối đường ray” năm xưa đưa đến mất hết cả một rẻo đất từ “Hữu Nghị quan” đến “Chợ Tân Thanh”! Không gì hơn là phải luôn luôn cảnh giác với âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc!

Trong tuyên bố chung còn có đoạn “mở rộng giao lưu hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới hai nước như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh của Việt Nam (rất nhiều tỉnh) với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”. Các tỉnh của Việt Nam sẽ được gì? Có chăng đối tác sẽ “viện trợ” cho một khoản tiền nào đó, ngược lại phía Trung Quốc sẽ có rất nhiều cái lợi. Đã “hợp tác” thì “thân thiện”, thân thiện thì tạo mọi điều kiện dễ dàng cho nhau, Trung Quốc sẽ lợi dụng thực hiện di dân, sẽ gạ mua, thuê rừng, thuê đất trống đồi trọc (dài hạn) nguy hiểm cho an ninh quốc gia chúng ta. Thương lái của họ dễ dàng vào mua “móng trâu”, “rễ hồi”, dễ dàng tuồn hàng rẻ kém phẩm chất và độc hại, hàng lậu vào khắp nơi, từ đó chảy sâu vào nội địa. Người bên họ sẽ có thể tự do đi khắp nơi điều tra tài nguyên, điều tra địa thế để sau này thực hiện ý đồ ý ích kỷ và cực kỳ nham hiểm.
Trong tuyên bố nêu “Tăng cường định hướng dư luận, quản lý báo chí”. Có nghĩa là Việt Nam phải bịt miệng báo chí, bưng bít thông tin, không được đả động đến Trung Quốc, phải nói dối công chúng, cấm đoán, đe nẹt người nói lên sự thật, đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc dù Trung Quốc gây hấn. Thử hỏi Việt Nam lợi hay hại, được hay mất trên cái chủ trương “định hướng” này?

Điểm 9 trong hội đàm giữa 2 Tổng bí thư, Hồ Cẩm Đào nêu “kiên trì hiệp thương hữu nghị quyết không để vấn đề gì, bất cứ thế lực nào chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước”. Việc gì chia rẽ, ai chia rẽ? Chính là Trung Quốc! Những việc như bắn giết nhân dân các tỉnh biên giới, tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam và biết bao hành động ngang ngược gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông đã chia rẽ quan hệ 2 nước, không nên đổ cho ai cho thế lực nào chia rẽ cả. Cách nói “đổ vấy” vô duyên này nhân dân Việt Nam vốn quen tai từ lâu nay rồi!

Điều 7 trong tuyên bố chung ghi “tăng cường trao đổi và “hợp tác” trong các diễn đàn đa phương trong đó có diễn đàn ASEAN, ASEAN + 1, ASEAN + 3,… là có ý tứ trói buộc Việt Nam không nên phát biểu trái với Trung Quốc. Không thể được! Việt Nam phải đưa các cứ liệu lịch sử có giá trị của mình về chủ quyền đảo, biển để mọi người rõ giữa Việt Nam và Trung Quốc ai phải ai trái chứ!

Trong hội đàm giữa hai Tổng bí thư có câu: “hai bên nhấn mạnh sự tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, hợp tác và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, và luật pháp quốc tế… Văn bản về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển cũng ghi “…Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp…” (nhưng trong “Tuyên bố chung” không nêu). Nếu thật sự thực hiện như trên thì TQ chỉ việc cắt cái “lưỡi bò” ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam; từ nay không xâm phạm vùng biển Việt Nam; không đâm chìm, bắt tàu cá, không đuổi ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển của mình; không ngăn cản các công ty của nước ngoài hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí với Việt Nam nữa… Hãy làm ngay các việc ấy đi thì tình hình tự khắc sẽ bớt căng thẳng.

Về bản thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển:

Điểm 1 ghi “lấy đại cục quan hệ 2 nước làm trọng”. Đâu có được! Tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam mới phải được coi làm trọng hơn cả. Lại đế thêm “kiên trì thông qua hữu nghị xử lý và giải quyết thỏa đáng…”. Thế nào là thỏa đáng? “Hiệp thương hai bên tức là đàm phán song phương”, song phương thì Việt Nam bị chia rẽ với các nước ASEAN và vô hình trung từ chối sự ủng hộ của các nước đối với mình. Điều này rất phù hợp với khẩu vị của TQ vốn lâu nay rất “sợ quốc tế hóa” và “đàm phám đa phương”.

Điểm 4 ghi “tích cực nghiên cứu, bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển (khai thác)…”. Không thể “hợp tác cùng khai thác” theo kiểu người lãnh đạo Trung Quốc thường nói trước đây: “chủ quyền về ta, gác tranh chấp cùng khai thác”. Tài nguyên dầu khí ở biển Đông vốn nằm trong thềm lục địa, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Công ty các nước dù là Anh, Mỹ, Canada, Ấn Độ muốn hợp tác thăm dò khai thác với việt Nam đều phải ký hợp đồng với công ty Việt Nam. Trung quốc cũng vậy. Muốn “hợp tác khai thác cũng phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, ký hợp đồng như các nước khác.

Ngoài ra còn những chỗ mập mờ như: 1. “thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Đảng CS Việt Nam và Đảng CS Trung Quốc trong giai đoạn 2011-2015”. Nội dung mục đích là gì?; 2. “…phù hợp với nhận thức chung đã đạt được giữa 2 Đảng và 2 Nước”, khi nào, nội dung thế nào?; 3. Về chủ quyền trên biển “thảo luận về những giải pháp mang tính độc lập, tạm thời mà không ảnh hưởng tới lập trường và chủ trương của 2 bên”. Là như thế nào? Những điều mập mờ khó hiểu này cần minh bạch cho dân biết, đúng với tinh thần… “là chủ, dân biết, dân kiểm tra”.

23-10-2011
N.T.V.